Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
24/11/2014
Thiện Chí st.

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 26/11/2014

TỪ MẮT THẦN HORUS ĐẾN CÁC BIỂU TƯỢNG THIÊN NHÃN

TỪ MẮT THẦN HORUS ĐẾN CÁC BIỂU TƯỢNG THIÊN NHÃN
(TỔNG LUẬN)

1.      Nghiên cứu việc các tín ngưỡng hay tôn giáo chọn CON MẮT  để thờ thần, người ta không khỏi ngạc nhiên từ thời Cổ Ai Cập (Predynastic Ancient Egypte 5.000-4.000BC) người Ai Cập xưa từng chọn con mắt làm biểu tượng thờ thần Horus. Thần Horus, theo tôn giáo Cổ Ai Cập là thần của cõi trời (sky god) có quyền năng bảo hộ (protection) và về chiến tranh (being the god of the sun, war and protection)[1]. Đặc biệt, người Ai Cập cho rằng 2 con mắt của thần Horus thuộc về mặt trời (mắt phải) và mặt trăng (mắt trái). Họ đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra; và mắt trái với mặt trăng, thần Thoth[2]. Hình tượng Horus trong các đền thờ là một nhân hình có đầu là đầu chim ưng (falcon). Do vậy, 2 con mắt của chim ưng làm tiêu biểu cho mắt thần Horus. Với xác tín này, một con mắt duy nhất đã đươc thiết kế làm biểu tượng chính cho thần Horus, nói lên đầy đủ quyền năng của vị thần là thần lâu đời nhất giữa các thần khác và là “quốc thần”[3]

Ảnh: Biểu tượng "Mắt thần Horus"


[ XEM HÌNH ẢNH CÁC MẮT THẦN - MẮT TRỜI tại Thư Viện Hình}

[1] Pinch, Geraldine (2004). Egyptian Mythology: A Guide to the Gods, Goddesses, and Traditions of Ancient Egypt. Oxford University Press. pp. 131–132 ( Ref.of Wikipedia)

[2] "Eye of Horus, Eye of Ra (Udjat, Wedjet)". Symboldictionary.net. Retrieved 2012-01-17. ( Ref.of Wikipedia)

[3] is the first known national god



1. Nghiên cứu việc các tín ngưỡng hay tôn giáo chọn CON MẮT để thờ thần, người ta không khỏi ngạc nhiên từ thời Cổ Ai Cập (Predynastic Ancient Egypte 5.000-4.000BC) người Ai Cập xưa từng chọn con mắt làm biểu tượng thờ thần Horus. Thần Horus, theo tôn giáo Cổ Ai Cập là thần của cõi trời (sky god) có quyền năng bảo hộ (protection) và về chiến tranh (being the god of the sun, war and protection) . Đặc biệt, người Ai Cập cho rằng 2 con mắt của thần Horus thuộc về mặt trời (mắt phải) và mặt trăng (mắt trái). Họ đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra; và mắt trái với mặt trăng, thần Thoth . Hình tượng Horus trong các đền thờ là một nhân hình có đầu là đầu chim ưng (falcon). Do vậy, 2 con mắt của chim ưng làm tiêu biểu cho mắt thần Horus. Với xác tín này, một con mắt duy nhất đã đươc thiết kế làm biểu tượng chính cho thần Horus, nói lên đầy đủ quyền năng của vị thần là thần lâu đời nhất giữa các thần khác và là “quốc thần”

2. Đối với Ki-Tô giáo, người ta từng thấy một số nhà thờ trang trí “Mắt Trời” một cách trang nghiêm trên kiến trúc mặt tiền các nhà thờ lớn. Các di tích này cho thấy “Thiên nhãn” đã đi vào tôn giáo nói chung để biểu trưng cho Đấng Tối Cao trong vũ trụ. Tuy nhiên các Giáo phụ Ki-Tô giáo không xác nhận “Thiên nhãn” ở các nhà thờ xưa đó là biểu tượng của thần Horus.

Picture1 : Eye of Providence on the exterior of a cathedral in Salta, Argentina
Picture2 : All-seeing eye in a pediment of an esoteric Christian temple in Mount Ecclesia, California (http://en.wikipedia.org/wiki/Eye_of_Providence#cite_note-6)

Chúng ta đều biết Thánh giá là biểu tượng tôn thờ chính thức và phổ biến lâu đời nhất của Cơ Đốc giáo cho đến ngày nay. Do vậy, phía trên thiên bàn (nơi hành lễ của các linh mục) không hề có biểu tượng “Thiên nhãn” . Tuy nhiên, trong các ấn bản Ki-Tô giáo, nếu có biểu tượng “Thiên nhãn” trong Tam giác đều với chú giải “Thiên Chúa Ba Ngôi” thì vô hình trung gắn cho “Thiên nhãn” đó ý nghĩa biểu trưng “Đức Chúa Trời” trong ngữ cảnh giáo lý thần học của tôn giáo này.
3. MẮT TRỜI TRÊN QUỐC ẤN (Great Seal) của NƯỚC HOA KỲ
Năm 1782 là năm đáng ghi nhớ của người Hoa Kỳ vì đó là năm Quốc ấn ( Great Seal of US) được chính thức công nhận; và năm 1935 người ta đã thấy trên một mặt của tờ giấy bạc một dollar có biểu tượng của Quốc ấn với điểm đặc biệt là hình một con mắt trên kim tự tháp. Các nhà thiết kế của biểu tượng này có lẽ đã dùng hai cụm từ đặt trên và dưới biểu tượng:
_ Annuit coeptis: " Ngài đã công nhận công trình của chúng tôi”
_Norvus ordo seclorum: “Trật tự mới của các thời đại” (Latin for "New order of the ages")
để giải thích ý nghĩa của Quốc ấn Hoa Kỳ. (xem ảnh tại Thư viện hình .>Trang chủ)




Vậy, có thể nói, qua Quốc ấn, các nhà lãnh đạo nước Hoa Kỳ tin tưởng rằng, Đấng Tối Cao đã chuẩn y cuộc xây dựng Hiệp Chủng Quốc và nước Mỹ nhắm đến thực hiện ( hay tham gia ? NV ) vào một “Trật tự mới của các thời đại). Vấn đề là các nhà chính trị và khoa học gia thời đó (1782) đã nhất trí chọn CON MẮT làm biểu tượng cho Đấng Tối cao nói trên. Người ta đã đặt vấn đề biểu tượng con mắt trên Quốc ấn Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng biểu tượng “con mắt” của Hội Masonry, nhưng người Mỹ đã bác bỏ (vì Masonry thành lập năm 1797 sau thiết kế biểu tượng Quốc ấn 15 năm)
Rõ ràng biểu tượng con mắt trên Quốc ấn Hoa Kỳ không thuộc về tôn giáo, nhưng thể hiện niềm tin vào lý tưởng Hiệp chủng và ý chí tiến tới những thời đại của “trật tự mới” có giá trị cao cả (thuộc về thế tục).
4. EYE ALL-SEEING OF MASONRY
Mặc dù Freemasonry quan niệm Thượng Đế là “Kiến trúc sư vĩ đại” với biểu tượng thước vuông và “compass” nhưng vẫn chọn CON MẮT làm biểu tượng ám chỉ “Đấng toàn thị” (all-seeing). Mắt Masonic là biểu tượng con mắt củaThượng Đế (Ở đây người viết không dùng ừ “Thiên chúa” để tránh sự đồng hóa Freemasonry với người theoThiên chúa giáo ( Christians) . Nó là biểu tượng của Sự quan sát mầu nhiệm và sự vận hành vũ trụ không ngừng nghỉ của Ngài .
Ảnh trên: Mắt Trời của Hội Freemasonry

5. THIÊN NHÃN TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

1. Tổng quát

Mỗi tôn giáo ra đời đều gắn liền với vị Giáo chủ khai sáng. Và để tôn vinh vị giáo chủ cũng như giáo lý của tôn giáo mình, các chức sắc và tín đồ đã tôn thờ vị giáo chủ theo nghi thức đặc biệt nhất, trang trọng nhất.

Riêng đối với Đạo Cao Đài, Giáo chủ là Đấng Thượng Đế vô hình vô vi, đã giáng trần khai minh Đại Đạo qua huyền cơ diệu bút. Đã là vô hình, thì Ngài không thể có hình tượng để thờ phượng; tuy nhiên, vì lòng tín ngưỡng, tha thiết của nhân sanh – luôn hướng về Đấng Cao Đài, muốn tìm biểu tượng tôn thờ Ngài – nên Đức Cao Đài đã hai lần thị hiện "Thiên Nhãn" cho đệ tử đầu tiên của Ngài là ông Ngô Văn Chiêu, và dạy dùng biểu tượng Thiên Nhãn để thờ Ngài.


Thiên Nhãn là một mắt trái đang mở, soi sáng giữa Càn khôn vũ trụ. Thiên Nhãn chứa đựng lý cao sâu huyền nhiệm của vũ trụ và nhân sinh, nên dầu Đức Cao Đài và chư Phật, Tiên đã hé mở thiên cơ qua Thánh giáo kể từ ngày Khai Đạo cho đến nay, nhưng quả thật Thiên Nhãn vẫn là một công án mà hàng chức sắc, tín đồ Cao Đài luôn suy gẫm để tìm bí pháp tu hành.

1.1. Thánh giáo dạy về Thiên Nhãn


1.1.1. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển

"Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng Con Mắt mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.

“Nhãn thị chủ Tâm 眼 是 主 心

“Lưỡng quang chủ tể 倆 光主宰

“Quang thị Thần 光 是 神

“Thần thị Thiên 神是天

“Thiên giả Ngã dã 天 者 我 也

“Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Độ này duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí, đặng hiệp đủ Tam Bửu, là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập thánh.

(…) Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo. Con hiểu: Thần cư tại Nhãn. Bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó"[1]

1.1.2. Đại Thừa Chơn Giáo

"Tại sao Thầy lại biểu các con tạo ra Thánh Nhãn mà thờ, không dạy thờ hình tượng như các tôn giáo khác?

“Các con phải biết rằng Trời là Lý, thì Lý ấy rất thông linh, bao quát cả Càn Khôn thế giái. Thầy đâu phải có xác phàm như các con mà tạo hình thể như các con, nên chi thờ Thiên Nhãn là thờ Thầy.

Tại sao Thiên Nhãn là Thầy? Thầy có dạy trước:

“Nhãn thị chủ Tâm.

“Lưỡng quang chủ tể

“Quang thị Thần

“Thần thị Thiên

“Thiên giả Ngã dã

“Nhãn là trái tim của con người. Trái tim ấy là Tạo Hóa, tức là Thần; mà Thần là cái Lý Hư Vô. Lý Hư Vô ấy là Trời vậy.”

“Người tu hành chừng nào luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hườn hư, luyện hư huờn vô, thì Huyền Quan Nhất Khiếu (玄 關 一 竅 ) ấy mới mở hóat ra.

“Huyền Quan Nhất Khiếu ấy là chi? Là Thiên Nhãn vậy. Nó ở ngay Nê Huờn Cung, gom trọn chơn dương chánh đạo.(Xem Phụ Lục)

“Hai con mắt của các con là nhục nhãn, tức là âm với dương; thì cũng như Thái Cực là Thiên Nhãn, còn lưỡng quang là nhựt nguyệt hằng soi sáng khắp Càn Khôn, cứ tuần huờn mãi, hết ngày đến đêm, hết đêm kế ngày, không bao giờ dứt sự hành tàng của Tạo Hóa"[2]

1.1.3. Thánh Giáo Sưu Tập (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo)

Đức Đông Phương Lão Tổ đã dạy:

"Thiên Nhãn tức là Thiên Tâm của con người. Hai ánh sáng tức là âm dương làm chủ tể. Đó là lưỡng nguyên trong lý nhứt nguyên. Âm Dương phối hợp là Thần, tức thị lưỡng nguyên trở lại nhất nguyên.

Nhất nguyên là chủ tể. Thần là Trời, là Chí Tôn Thượng Đế ở trong con người của ta."[3]

Đức Thích Ca Như Lai dạy:

"Đại Đạo không có lãnh vực, biên giới, phạm vi. Tôn giáo là một danh từ dùng để nêu cao triết thuyết của một lý siêu mầu trong đạo lý. Nếu còn lãnh vực, còn biên giới, còn ta người, còn sai biệt, là không phải Đạo, cũng không phải Như Lai Bản Thể. Cao Đài, hay Thiên Nhãn trên kia[4], không có biểu thị cho một hình tướng tôn giáo, mà cốt mặc khải với nhân loại rằng: Hãy trở về chỗ Cao Đài của nhân loại sẵn có, trở về cái Trí Bát Nhã – để đắc Ba La Mật, để đáo bỉ ngạn – tức là Thiên Nhãn, Thiên Tâm, hay Phật Tánh. Nếu con người giác ngộ đến đó, tức là con người Thánh Nhân của Phật Pháp đã hiện bóng Cao Đài vô lượng vô biên."[5]

Đức Bát Nhã Thiền Sư dạy:

"Muốn đạt chỗ sâu kín nhiệm mầu kia không thể lấy cái trí hạn hẹp cạn cợt của con người mà thấy được, mà cần có Con Mắt Bát Nhã mới suốt tận pháp giới Hư Không."[6]

1.2. Tóm tắt Thánh Ý về Thiên Nhãn

Qua những đoạn Thánh giáo trên có thể tóm tắt Thánh Ý dạy về Thiên Nhãn như sau:

• Thờ Thiên Nhãn là thờ Đấng Tạo Hóa;

• Thiên Nhãn là Đức Cao Đài, tức là Thầy;

• Thiên Nhãn là Lý Hư Vô;

• Thiên Nhãn là Lý Thái Cực;

• Thiên Nhãn là Thần;

• Thiên Nhãn là Huyền Quan Nhứt Khiếu;

• Thiên Nhãn là Thiên Tâm, là Phật Tánh, là Trí Bát Nhã;

• Thiên Nhãn là con mắt Bát Nhã.


1.3. Dịch nghĩa bài thơ dạy về Thiên Nhãn của Đức Chí Tôn

"Nhãn thị chủ Tâm

Lưỡng Quang chủ tể

Quang thị Thần

Thần thị Thiên

Thiên giả Ngã dã."

Kết hợp những Thánh Ý dạy về Thiên Nhãn, bài thơ trên có thể được dịch nghĩa như sau:

a)- Theo nghĩa Thiên Nhãn là Thiên Tâm (Trái tim Tạo Hóa):

"Nhãn" là do Thiên Tâm chủ sử

(Thiên Tâm) là cội nguồn của hai thể Âm Dương ( lưỡng quang) [7]

Quang là Thần

Thần là Trời

Trời là Ta vậy.

* * *

b)-Nếu xemThiên Nhãn như Thái Cực:

"Nhãn" là do Thái Cực chủ sử

Là Vua của hai nguồn sáng Âm Dương

Nguồn sáng là Thần

Thần là Trời

Trời là Ta vậy.



________________________

[1] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 25 Février 1926; Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.1, tr.12.
Phần chữ Hán do NV chú thích thêm.

[2] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 20-09 Bính Tý (1936); Đại Thừa Chơn Giáo (bản in 1950), thiên 46 "Cách thờ phượng", tr.432.

[3] Đức Đông Phương Chưởng Quản; Vĩnh Nguyên Tự, Tý thời, 28 rạng 29-01 Giáp Dần (19-02-1974); Thánh Giáo Nguyên Bổn.

[4] Trong ngữ cảnh của đoạn Thánh giáo, "Trên kia" có nghĩa là trên Thiên bàn (bàn thờ Thượng Đế).

[5] Đức Thích Ca Như Lai; Trúc Lâm Thiền Điện, Ngọ thời, 18-07 Quý Sửu (16-08-1973); Thánh Giáo Nguyên Bổn.

[6] Đức Bát Nhã Thiền Sư; Bát Nhã Thiền Đường, 29-05 Bính Thìn (26-06-1976); Thánh Giáo Nguyên Bổn.

[7] Còn gọi là “Tịch Chiếu”: Tịch: vắng lặng; Chiếu: sáng soi. Đức Bác Nhã Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, 29-10 Bính Thìn (19-12-1976) dạy: "Tự do là thể Đạo, là Ngôi Vô Cực, căn cốt của Đất Trời. Học Đạo, tu Đạo, căn cứ vào đó mà hành trì. Theo Dịch Lý mà suy ra: Vô Cực là Tịch, Thái Cực là Chiếu. Tịch Chiếu Nhất Như. Tịch không ngoài Chiếu, Chiếu không ngoài Tịch. Tịch Chiếu là thể của Tâm." Thánh Giáo Nguyên Bổn.

Trích Quyển YẾU ĐIỂM GIÁO LÝ, CQPTGL xuất bản
(Nguồn: http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=235)

* * *
TẠM KẾT
Qua 4 cách sử dụng biểu tượng CON MẮT, từ Cổ Ai Cập, Ki-Tô giáo đến Quốc ấn Hoa Kỳ, và Hội kín Freemasonry, chúng ta thấy điểm tương đồng là con mắt tiêu biểu cho Đấng có quyền năng tối thượng trong vũ trụ và thế giới nhân loại. Điều đó cũng đúng đối với Thiên nhãn Cao Đài. Nhưng nếu xét kỹ, bốn khái niệm (hay niềm tin) ấy đều liên hệ mắt với Thượng Đế ngoại tại có quyền thưởng phạt con người, mà không nói đến mối liên hệ giữa mắt với TÂM. Trái lại, theo bài kệ trong thánh giáo của Đức Thượng Đế Cao Đài thì mối liên hệ này là mối liên hệ hữu cơ TÂM-VẬT (psycho-somatic; psycho-physical): “Nhãn thị chủ tâm”. Nhờ có Tâm làm chủ mà 2 con mắt trở nên 2 nguồn ánh sáng (lưỡng quang), “Lưỡng quang chủ tể”. Vậy Tâm là “chủ tể” của 2 ánh sáng, và đến câu này, mắt chỉ mới là trung gian giữa Tâm và ngoại vật (tức Tâm quan sát chứ không phải mắt quan sát). Và một khi Tâm tập trung quan sát thì sự “thấy” của Tâm là cái “thần” của 2 ánh sáng (“Quang thị thần”). Cái “thần” này chính là sức mạnh thuộc về “Trời” (“Thần thị thiên”). “Thiên” là thực tại thiêng liêng siêu hình, và Thượng Đế là thực tại siêu hình ấy. Tóm lại, khảo cứu “bài kệ Thiên nhãn”, ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ

Bạn đọc có thể xem Minh họa tại: http://youtu.be/r2uM8OhRTdc?list=UUfhZbkRXPCL3kGU6KOXREXQ
Vậy, theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, phải xem MẮT là biểu tượng của TÂM, biểu tượng của THẦN mới có đủ ý nghĩa biểu tượng của Thượng Đế. Và chính Tâm là trung gian liên hệ 2 chiều giữa Thượng Đế và con người, hay nói cách khác Tâm là nơi Thiên Nhân hiệp nhất.
Như vậy Thiên Nhãn theo nghĩa tôn giáo là THIÊN TÂM, là THƯỢNG ĐẾ; theo nghĩa thần học là THẦN cũng là Bản thể của vũ trụ và con người.
_____________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.God's eye From Wikipedia, the free encyclopedia
2. Freemasonry From Wikipedia, the free encyclopedia
3.GREAT SEAL OF THE UNITED STATES
From Wikipedia, the free encyclopedia
4. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển , Q.1, Tòa Thánh Tây Ninh
5. Đại Thừa Chơn Giáo, Trước Tiết Tàng Thơ, Chiếu Minh ,bản in 1950
6. Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo xuất bản 2006
_____________________________
PHỤ LỤC
NÊ HOÀN CUNG
(Nguồn: http://nhantu.net/BienKhaoTongQuat/VaoDaohocTriethoc.htm#_ftn2)
. . .Sự đóng góp quan trọng thứ hai về y học, nhưng cũng lại có liên quan rất nhiều đến triết học và đạo giáo là tác giả (BS. Nguyễn Văn Thọ, www.nhantu.net), vào khoảng năm 1959 đã nhân đồ hình Dịch Kinh, nhất là đồ hình Thái cực nằm giữa, mà suy ra được rằng trong con người Não Thất Ba (3ème ventricule) nằm nơi tâm điểm não bộ chính là Chân Tâm của con người.
Não Thất Ba này chính là:
- Nê hoàn Cung của Lão giáo.[2]
- Liên Hoa Tâm chứa ngọc châu viên giác của Phật giáo.[3]
- Niết Bàn của Phật giáo.[4]
- Vườn địa đàng đã được đề cập đến trong Thánh kinh Công Giáo.[5]
Nê Hoàn
(Nguồn: http://nhantu.net/TonGiao/NehoanNhamDoc.htm)
Nê Hoàn hay Nê Hoàn Cung là Thượng Đơn Điền. Huyệt của nó là Bá Hội, ở giữa đỉnh đầu. Vận Chu thiên hỏa hầu từ Đốc Mạch lên đến Nê Hoàn. Sau lại từ Nê Hoàn đưa xuống qua mạch Nhâm, để thu kết quả Hoàn Tinh Bổ Não. [. . .]

Thiện Chí st.

Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây