Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trà Đạo /
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối ...
-
Nhà khoa học làm những cuộc quan sát, thí nghiệm. Trong Phật giáo, con người tự thí nghiệm lấy chính ...
-
Hai thiên Đại Học và Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Ký có ảnh hưởng rất lớn trong triết học ...
-
Kể từ khi Đức Thượng Đế ban hồng ân khai mở Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ, chọn nước Việt Nam ...
-
Dịch, quẻ Trạch Lôi Tùy gồm quẻ Đoài chồng lên quẻ Chấn, tượng hình sấm động dưới đầm với ý ...
-
Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo gồm Cựu Ước và Tân Ước. "Cựu ước" có nghĩa là "giao ước cũ", trình ...
-
Đời sống của Chúa là yêu thương, là gần gũi với những trẻ thơ yếu đuối, những người nghèo hèn, ...
-
TU CHỨNG /
Trong một khóa tu đặc biệt dành cho hàng Thiên ân nữ phái Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại ...
-
Thánh giáo Cao Đài đã viết : "Nguyên thỉ con người không tự có tôn giáo, vì tự trong sâu ...
-
1. QUAN NIỆM BẤT CẬP ° Đạo đồng nghĩa với tôn giáo? Người ta thường cho rằng Đạo đồng nghĩa với tôn ...
-
Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho ...
-
"Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/01/2024
ĐINH VỊ CON NGƯỜI
Thiện Chí
MỞ ĐẦU
Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định vị Thượng Đế” qua hình Tam giáo đồ của Minh Lý Đạo :
Qua đó, chúng ta đã nhận định sự hội nhập, giao hòa của Tam giáo đạo tạo thành một tam giác đều tại trung tâm mà tâm điểm chính là đinh vị của Thượng Đế. Hai điểm nhấn của hình đồ là “ giao hòa” tạo thành “trung tâm đạo”.
Lần này, định vị con người Đại đạo, chúng ta sẽ mượn hình đồ “ Con người Đại Đạo” cũng cho ta 2 yếu tố “ giao hòa” và “trung tâm đạo”
Con người là ai ?
Lịch sử của tư tưởng nhân loại là một hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi muôn đời về sự hiện hữu của con người:
Ta là gì? Ta là ai?
Ta từ đâu đến thế giới này?
Ta đến thế giới này để làm gì?
Ta sẽ đi về đâu, sau khi từ giã thế giới này?
Theo giáo lý Đại Đạo, những câu hỏi này chỉ có thể tìm được lời giải đáp trong đạo lý, hơn nữa, những lời giải đáp ấy chỉ có ý nghĩa đối với con người khi chúng vượt ra khỏi bình diện lý thuyết để trở thành niềm tin và hành động của chính con người.
Bởi vậy, giáo lý Đại Đạo lấy con người làm chủ điểm của tư duy và hành động. Là chủ điểm của tư duy, con người được lý giải về sự hiện hữu của mình để nhận thức được nguyên căn, hiện trạng và cứu cánh của mình trong cõi thế gian. Là chủ điểm của hành động, con người được giao phó sứ mạng của mình trước vạn linh, và được dẫn dắt để thực hiện chu toàn sứ mạng cao trọng đó.
Qua chủ điểm này, giáo lý Đại Đạo chỉ ra cho chúng ta một con đường siêu sinh ngay trong những lời giải đáp đối với những câu hỏi nói trên của nhân loại. Con đường ấy được gọi là Đại Đạo.
Từ đó, giáo lý Đại Đạo giúp chúng ta hiểu rằng, con người và Đại Đạo thật sự là một.
Như trong Kinh Tắm thánh đạo Cao Đài có viết :
. . .”Con người đứng phẩm tối linh ,
Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi .
Đại Từ Phụ từ bi tạo hóa ,
Tượng mảnh thân giống cả Càn Khôn .
Vẹn toàn đủ xác đủ hồn ,
Xây cơ chuyển thế bảo tồn Vạn linh “.] . . .][2]
Về quyền năng, Con Người là “một tạo hóa trong Tạo Hóa.”[3].
Vậy, Con Người làmột phạm trù đạo lý, được dùng để chỉ chủ thể tự do đang hiện hữu ở một phẩm vị tối linh trong cơ tiến hóa, mượn hình thể hữu vi của một cơ cấu tiểu vũ trụ để khai phóng một quyền năng siêu việt, hầu thực hiện sứ mạng cộng tác với Thượng Đế mà tá trợ cho vạn vật.
III. Bản vị của con người
“Vạn vật trong vũ trụ không vật nào hơn hay kém. Trước sau đều đồng một thể là Chơn Linh lập đời, định thể, đặng các phẩm Tiên Phật có nơi học hỏi và thi dụng tài năng, hầu tô điểm thêm phẩm giá Thiêng Liêng Vị.”[4]
Bản vịcó nghĩa là thước đo, là mẫu mực, là tiêu chuẩn.
Con người là một bản vị cao quý trong Trời Đất; hay cũng thế, con người là một thước đo khách quan, một tiêu chuẩn phổ quát để đo đạt giá trị và ý nghĩa của vạn vật cũng như của chính bản thân con người.
Tâm tạo nên bản vị của con người; tùy theo trạng thái của tâm mà bản vị con người thể hiện giá trị và ý nghĩa của thế giới. Nếu tâm mê vọng, thế gian sẽ thị hiện như bể khổ sông mê; nếu tâm giác ngộ, thế gian trở thành trường thi tiến hóa. Thật sự, bể khổ sông mê hay trường thi tiến hóa cũng chỉ là những hệ quả biến hiện theo sự nhận định của từng trạng thái vô thường của thước đo tâm thức, chứ bản thân cuộc đời chưa hẳn đã mang một sắc thái nào của riêng mình:
“Tự tánh thiên nhiên không làm cho cuộc đời là giả tạm, mà chính chỗ dục vọng của con người mới biến đời là tạm bợ mà thôi.”[5]
Do đó, giá trị và ý nghĩa của con người là do chính con người tự tạo ra. Khi biết tìm hiểu cho thấu đáo đạo lý, đạt được cái mấu chốt trong sự liên hệ giữa mình và Thượng Đế, thì con người sẽ tự mình lập vị cho chính mình dễ dàng:
“Con người, khi hiểu thông đạo lý, tìm được mấu chốt là cái chìa khóa liên hệ giữa người và Trời, thì con người sẽ tự tu, tự tạo, tự lập, tự tiến cho mình trở nên hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật dễ dàng.”[6]
IV. Quyền năng con người
Con Người là một quyền năng tối thượng trong vũ trụ, ngang bằng với Trời Đất. Quyền năng đó là quyền tạo hóa mà con người được nhận lãnh để ngự trị thếgian:
“Các con, hay nói chung là nhân loại, những hột giống linh căn được chọn gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền tạo hóa, để lập thành cuộc ngự trị cõi thế gian.”[7]
Với quyền năng tối thượng mà Thượng Đế đã ban trao, con người có thể hiểu được cơ mầu nhiệm của Tạo Hóa, biết được cội nguồn sự sống của vạn vật:
“Con người là vật tối linh,
Đoạt cơ Tạo Hóa, thông tình vạn sanh.”[8]
Do quyền năng đó: mỗi con người đều có thể làm được tất cả những gì Phật, Tiên, Thánh, Thần đã làm để tạo thành cảnh thiên đàng nơi cõi thế:
“Người có thể làm được những việc Phật Tiên Thánh Thần đã làm, cũng chính bàn tay người có thể tạo lập một cảnh thái bình an cư lạc nghiệp, có thể nói là thiết lập một cảnh thiên đàng tại thế gian cho muôn dân đều cộng hưởng.”[9]
Quyền năng ấy không phải là quyền lực thường tình, mà chính là sự tự do của chơn tâm. Sự tự do này có nghĩa là không để cho tâm tư bị ràng buộc, câu thúc, cưỡng ép bởi một nguyên cớ nào.
Như vậy, sự chủ sử của Tiểu Linh Quang, của bản thể tâm linh tự hữu là nguồn gốc của quyền năng nơi con người.
SƠ ĐỒ CON NGƯỜI ĐẠI ĐAO (Toàn diện)
V. Sứ mạng con người
Theo giáo lý Đại Đạo, con người là:
“Một chúa tể chấp trì vạn hữu,
Một quyền năng ban phú vạn sinh;
Một trong thiên địa tài thành,
Một trong nhơn vật dữ lành định phân.”[10]
Vậy, con người còn là một sứ mạng cao trọng, một bổn phận thiêng liêng trong vũ trụ. Sứ mạng ấy là thực hiện đạo tài thành của Trời Đất, nghĩa là góp tay vào những công trình mà Tạo Hóa đã kiến thiết nên để làm cho những công trình ấy được hoàn thành một cách hoàn hảo.
Đó không phải là sứ mạng của riêng một cá nhân nào, mà là sứ mạng chung của con người. Mỗi một cá nhân và toàn thể nhân loại đều phải chia sẻ và đảm trách sứ mạng chung đó:
“Mỗi người đều có sứ mạng riêng của mỗi người, tất cả nhân loại đều là sứ mạng trong trường tiến hóa này.”[11]
Đã sinh ra trong kiếp vi nhân, thì bất kể Nguyên Nhân hay Hóa Nhân, tất cả đều có một vai trò cao trọng trong đại thể của vũ trụ và nhân sanh. Vai trò ấy là thực hiện thiên chức của một phẩm vị tối linh trong vạn vật, tạo dựng nên một sản nghiệp tinh thần tốt đẹp nơi thế gian này:
“Con người vừa lọt lòng mẹ là đã thọ ơn của đất trời, của nhân loại rồi. Nếu không làm hoặc để lại một sản nghiệp tinh thần tốt đẹp gọi là trả ơn Đất Trời, đáp nghĩa nhân loại, đó là hàng ký sinh trùng không hơn không kém, chớ còn chi gọi là hàng tối linh trong vạn vật.”[12]
Muốn thực hiện được sứ mạng thiêng liêng của mình, mỗi người phải quay về tìm lại chủ nhân ông của mình, là Tiểu Linh Quang trong tự tại. Chỉ khi nhìn nhận và sống với cái sống của Linh Quang, con người mới thật sự là con người theo đúng ý nghĩa của phạm trù đạo lý này, và mới thực hiện nổi Thiên mạng của mình trong thế giới hữu hình:
“Biết nhìn nhận chốn khởi sanh,
Mới nên được đạo tài thành Hóa Công.”[13]
VI. Kết luận
Một cách tổng quan, Con Người là một phạm trù đạo lý, trong đó, mỗi cá nhân là một Thượng Đế trong tiềm thể đang tiến hóa. đến Thượng Đế duy nhất trong hiện thể.
Trước khi đến với cuộc đời này, con người là một điểm Linh Quang của Thượng Đế, do Thượng Đế phân chiết ra trong bản tính tự do, được ban trao sẵn một quyền năng tạo hóa, mượn vật chất vô thường để thể hiện đạo lý của vũ trụ Càn Khôn và làm phương tiện nhập thế hầu bồi công lập đức trong cơ tiến hóa.
Khi bước chân vào và hiện diện trong cuộc đời này, mỗi người đều có một sứ mạng thiêng liêng là thực hiện đạo tài thành trong Trời Đất để hoàn hảo hóa những gì đã được Thượng Đế kiến tạo. Trong sứ mạng đó, mỗi cá nhân không những phải tự tiến hóa, mà còn phải cộng tác với Thượng Đế để trợ giúp cho sự tiến hóa của vạn vật.
Vậy thì, mỗi cá nhân sẽ về đâu sau khi rời khỏi cuộc đời này? Câu trả lời tùy thuộc vào đời sống của mỗi cá nhân tại thế gian. Nếu thất phận trong thiên mạng của mình, con người phải chịu luân chuyển trong luân hồi sanh tử. Nếu hoàn tất được sứ mạng làm người, lập được phẩm vị thiêng liêng, chứng đắc được đạo lý tự hữu, con người sẽ tiến hóa trở về hiệp nhất cùng Thượng Đế. ■