Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

  • Hội Yến Diêu Trì là một trong những sự kiện trọng đại của thời kỳ tiềm ẩn trong lịch sử ...


  • Này chư đệ muội ! mỗi độ xuân sang, lòng người rộn rã vui buồn của thế sự, dầu muốn ...


  • THI TIÊN LÝ BẠCH / TỬ LA LAN

    Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài tại Việt Nam, nhân gian mới biết Lý Thái Bạch năm xưa ...


  • Quán niệm về Tâm / Đại Khai (MLTH)

    Ngài Bác Nhã Thiền Sư trong bài Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm đã cho chúng ta ...


  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời Rằm tháng 10 Tân Hợi (2-12-71) THI CAO cả thay ! vi diệu thay ...


  • "Văn hóa là tất cả những cố gắng của con người để cải thiện nội tâm, gia đình, quốc gia, ...


  • Thánh thất an ninh / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

    Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) ...


  • Tái ngộ / Bát Nhã Thiền Sư & Quảng Đức Chơn Tiên

    Bát Nhã Thiền Sư & Quảng Đức Chơn Tiên dạy tại Minh Lý Thánh Hội vào ngày 7 tháng 6 ...


  • Điểm nhấn trong Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ...


  • Nho giáo, ảnh hưởng của nó / Trần Đình Hượu

    Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và ...


  • Xuân bất diệt / Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo

    Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970


  • ... Nhưng điều kỳ lạ là cái sinh vật nhỏ bé này từ ngàn xưa đến ngàn sau không bao ...


12/06/2025
Thiện Chí

NHỮNG NÉT LỚN CỦA CHÂN DUNG CON NGƯỜI KỶ NGUYÊN MỚI

NHỮNG NÉT LỚN CỦA CHÂN DUNG CON NGƯỜI KỶ NGUYÊN MỚI
 
1. Đức Nhân Xã Hội Hóa
Đức Nhân là giá trị nhân bản muôn thuở của con người từ nghìn xưa đến nghìn sau.
 Đức Nhân con người kỷ nguyên mới không phải chỉ là lòng trắc ẩn, lòng thương hai, là cái gì mình không muốn thì không làm cho người khác.
Đức Nhân thời đại này là Đức Nhân Xã Hội Hóa, là thiện chí cải thiện con người, cải thiện xã hội để mỗi người đều có thể sống xứng đáng với cương vị làm người của mình.
 (Ví dụ: - Ca sĩ Luciano Pavarotti trước đây được Phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khen là “người dùng giọng ca của mình làm sứ giả hòa bình”.
- Gương nhân ái của Mẹ Theresa (mất ở Ấn Độ năm 1997).
- Ví dụ chương trình xóa đói giảm nghèo của các tổ chức từ thiện phi chánh phủ trên thế giới.)
Thế nên Thánh giáo có dạy:

 Vào cõi đời bảo sanh nhân nghĩa,
Cùng mọi người gieo tỉa tình thương;
Biết rằng thế sự vô thường,
Phải dùng cái đạo hằng thường dưỡng nuôi.[1]

 2. Đức trí toàn diện và nhất quán với định hướng xây dựng tiến bộ
Kỷ nguyên mới sẽ cung cấp cho con người vô số kiến thức. Nhưng kiến thức toàn diện không phải là tri thức đa tạp, hỗn độn mà nó phải xác định được các nguyên lý để ứng dụng sao cho con người phát huy được nhân văn, nhân tính, đạt được cuộc sống an lạc - tiến bộ.
(Ví dụ: một số nước như Singapore, Nhật xây dựng nền giáo dục tổng hợp tinh hoa Nho giáo với khoa học công nghệ hiện đại, đã đào tạo được những thế hệ công dân có năng lực xây dựng đất nước rất hiệu quả.
(Ví dụ nhà bác học Jaques Cousteau của Pháp)
(Một ví dụ ứng dụng tri thức phiến diện: Sự kiện đem kỹ thuật sinh sản vô tính áp dụng cho người là trái đạo lý.)
Nên Thiêng liêng từng nói:

Nào Kim Cổ Đông Tây đủ mặt,
Dù dở hay chưa chắc ai toàn;
Chi bằng hợp trí mưu toan,
Họa may thấy được vinh quang thanh bình.[2]

3. Nhân cách Bình Hòa, không cực đoan, không suy thoái
 Khoa học đã chứng minh qui luật quân bình hay cân bằng là điều kiện tồn tại và ổn định của vạn vật vũ trụ. Như Sách Trung Dung có viết:
 “Trung dã giả, thiên địa chi đại bản dã, Hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã”.
Bởi vậy kỷ nguyên mới không chấp nhận những con người cực đoan bất cứ trong trạng thái sinh hoạt nào.
- Người quá theo lý trí sẽ trở nên khắc nghiệt.
- Người quá thiên tình cảm sẽ trở nên mềm yếu.
- Người tự tôn bản sắc sẽ trở nên kỳ thị, thù nghịch.
- Người lý tưởng cực đoan sẽ trở nên phát xít. - Người tín ngưỡng cực đoan sẽ trở nên cuồng tín.
 Một thảm trạng điển hình là cuộc hôn nhân giữa đôi trai gái của hai sắc tộc khác nhau tại Pakistan (Kanwar Ahsam và Riffat Afridi) đã bị kết án và thậm chí chú rễ đã bị mưu sát bằng 3 phát súng!)
 Còn biết bao thảm cảnh do tính cách cực đoan của con người trong gia đình, trong xã hội và trên thế giới. Nên có Thánh giáo:

 Tâm mất hẳn quân bình lẽ sống,
Còn biết đâu nòi giống thân yêu;
Quốc phong luân lý đỗ xiêu,
Đạo người như đã biến tiêu bao giờ![3]

4. Tính đại đồng hợp tác đa phương
 Ngày nay “đại đồng” skhông còn là một chủ thuyết hay giáo thuyết mang tính chất đạo đức truyền thống, tính nhân đạo đơn thuần mà nó đã trở nên qui luật tồn tại và phát triển.
 Đại đồng không chỉ là vị tha, là tình thương vô phân biệt mà còn là phương cách cộng tồn trong xã hội và trên thế giới.
 Con người kỷ nguyên mới nếu không có tinh thần hợp tác là tự mình cô lập, sẽ tụt hậu và mất khả năng phát triển.
 Ví dụ trong y thuật, thầy thuốc luôn luôn phải hợp tác với nhiều bộ phận: sinh học, hóa học, dược học, phân tâm học mới chữa khỏi được bệnh của một bệnh nhân nhứt định nào đó.
 Như thế, nếu không hợp tác với cộng đồng thì không tránh khỏi thất bại…

 Đời là nơi rồng mây tiến hóa,
Người vào đời chọn ngả chánh trung;
Thế gian góp mặt thư hùng,
Điểm tô non nước, vẫy vùng rồng mây.[4]

5. Tôn trọng và phát huy nhân bản
 Nhân bản là tình cảm thiêng liêng gắn bó giữa con người với những gì, những ai trong chiều dài lịch sử, un đúc nên con người mình, tạo thành một chủ thể “Người” với đầy đủ các bản sắc nhân văn của gia đình, dân tộc và nhân loại.
 Nhân bản cũng là khả năng góp phần sáng tạo xây dựng những sự nghiệp có giá trị, chân thiện mỹ cho dân tộc, cho nhân loại.         
Con người thiếu tình cảm thiêng liêng nói trên thì trở nên lạc lỏng, máy móc, như đứa con hoang của xã hội.
 Con người không phát huy được Nhân bản, không dựa vào Nhân bản dễ đi đến phản kháng lại xã hội, thù nghịch nhân loại, trở nên kẻ nỗi loạn, kẻ ngược đãi người khác, kẻ diệt chủng…
 Người nên người là chủ lấy thân; Người xứng người đứng trong hoàn vũ, Người là muôm mặt cân phân, Lý tình gồm đủ, hình thần câu diêu.[5]
             * * *  
Để kết luận, xin nêu hai ý kiến của Triết gia BERTRAND RUSSELL về tương lai nhân loại.[6]
 
1. Điều bi thảm nhất cho nhân loại là (nếu như không bị tiêu diệt do thế chiến thứ ba) Nhân loại sẽ bị “đội ngũ hóa”nghĩa là đời sống nhân loại sẽ bị công thức hóa, không còn tự do, không còn khả năng sáng tạo nữa...
  Một đời sống như thế sẽ trở nên cứng nhắc, chai lì, cố định, không còn sinh khí.
 Niềm hy vọng của nhân loại ở tương lai là biết từ bỏ hay giảm bớt dục vọng để phục vụ cho cái thiện.
 Triết gia B. Russel để lại một thông điệp cho nhân loại rằng:

 “Nhờ tri thức của quí vị, quí vị có những khả năng mà trước kia nhân loại không có. Quí vị có thể dùng những khả năng đó cho cái thiện cũng như cái ác.
 “Quí vị sẽ dùng nó cho cái thiện, nếu quí vị nhận định được tính huynh đệ của mọi người, nếu quí vị hiểu được rằng hết thảy chúng ta có thể sung sướng chung với nhau hoặc khổ sở chung với nhau…”
 Và Ông B.Russel cho rằng một nền giáo dục thông minh sẽ giúp cho con người nhận định được điều đó.
 Hai ý kiến trên của B.Russell khiến cho chúng ta thấy chân dung của con người kỷ nguyên mới theo ước mơ của ông là con người văn minh, hồn nhiên và hướng thiện.
Có điều ông là một người rất bài xích tôn giáo mà lại hy vọng có một nền giáo dục lý tưởng để đem lại cho nhân loại cuộc sống hồn nhiên và đầy thiện tính đó.
 Vậy các tôn giáo nhân bản hãy đáp lời ông rằng chính tôn giáo sẽ góp phần rất lớn cho nền giáo dục đó, nếu không nói rằng chính sứ mạng tôn giáo sẽ làm nảy nở cái mầm sống trong tâm hồn nhân loại mà Đức Diêu Trì Kim Mẫu gọi là:
Là mầm sống, là nguyên thần,
Là Trời, là Đạo, là Nhân của người.
 Và Đức Thái Thượng Đạo Tổ gọi là: Căn, là Mạng.
 Phù vật vân vân, các qui kỳ căn, Qui căn viết tịnh, tịnh viết phục mạng, Phục mạng viết thường[7].
 
 Tạm dịch:
Dẫy đầy muôn vật khắp nơi,
Vần xoay mỗi mỗi về nơi gốc lành.
Gốc lành là chỗ tịnh yên,
Yên rồi mới được, mới nên mạng trời.
Mạng trời bền vững muôn đời! ◙
 


[1] Đức Đông Phương Chưởng Quản 15.6.C.Thân
[2] Đạo Học Chỉ Nam
[3] Đạo Học Chỉ Nam
[4] Đức Giáo Tông Vô Vi,14.2. C.Thân
[5] Đạo Học Chỉ Nam
[6] B.Russel sinh năm 1872 ở Anh, mất năm 1970, là triết gia được xem là "chiến sĩ Hòa Bình”và "triết gia Nhân bản nhất của nhân loại". Ông mất lúc trên bàn viết còn dang dở bài báo chống chiến tranh Việt Nam
[7] Đạo Đức Kinh - Chương 16
Thiện Chí






TA CHI LÀ HẠT BỤI / Thiện Chí


VIET NAM RÚN NĂM CHÂU / Thiện Chí

THE ERA OF AI & ROBOT / Thiện Chí










ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Phật Tiên buổi chót đến hồng trần,
Kêu gọi người đời rõ lý chân,
Chớ để linh tâm vùi tục lụy,
Nên ngừa cám dỗ của tà thần.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây