Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế trong Đạo Đức Kinh 1. Giới thiệu. Khi qua ải Hàm Cốc, Đức Lão ...
-
Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu ...
-
Tóm tắt các diễn biến trong lịch sử Phật giáo Sự phát triển của Phật giáo thời vua Asoka566-486 TCN: Thích ...
-
Vị tiếng Chơn Nhơn thỉnh xuống trần, Đem lời Thánh huấn độ lê dân, Tu hành sớm bỏ điều gian ác, Học Đạo ...
-
Ngày mùng 1 tháng 3 Đinh Hợi (thứ ba 17/04/2007) được sự phân công của Ngoại Giao Vụ, phái đoàn ...
-
Nguồn gốc : Lư Bồng Đạo Đức, Thánh tịnh Thiên Thai, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cái Bè ...
-
Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có ...
-
Những ai học Dịch đều hiểu rõ và nhớ ơn các Thánh – Phục Hy, Văn Vương, Chu Công Đán và Đức ...
-
Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, ...
-
Như chúng ta đã biết, ngã của thân tứ đại ngũ uẩn này vô thường sanh diệt, không có nghĩa ...
-
"Thiêng Liêng thường nói: Cõi đời là chốn phù du, là sông mê, là giả tạm. Đừng ai quá chấp ...
-
清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 18/10/2010
ĐỒNG NGUYÊN VẠN GIÁO
Tuất thời, 30-8 Tân Hợi (18-10-1971)
Lễ khai mạc Văn phòng
Bộ phận Hiệp Thiên Đài CQPTGL
Pháp đàn Huệ Chơn - Đồng tử Thanh Căn xuất khẩu
[Ảnh: Tương Đức Vạn Hạnh Thiền Sư tại châu Cổ Pháp,nay là làng Đình Bảng, Thuận Thành, Bắc Ninh]
THI
THIỆN nguyện Thiên tùng sự cổ kim,
HẠNH viên vun quén với tâm điền,
ĐỒNG bào đau xót gan bào cũng,
TỬ tế vị tha sạch nghiệp duyên.
THIỆN HẠNH ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào chư liệt vị hướng đạo Thiên ân, chào chư đạo tâm nam nữ. Giờ này Tiểu Thánh vâng lịnh xuống báo tin có Đức Vạn Hạnh Thiền Sư lai cơ. Vậy trong ngoài thành tâm nghinh tiếp, Tiểu Thánh xin xuất ngoại hộ đàn.
TIẾP ĐIỂN
VẠN HẠNH THIỀN SƯ, Bần Tăng chào mừng chư hiền đệ hiền muội lưỡng ban đàn nội.
THI
Chuỗi dài ý hệ cõi Nam Giao,
Thích, Đạo, Nho tông những sắc màu,
Đã có trường thi Tam Giáo trước,
Nhịp đầu để nối nhịp theo sau.
[. . .]
Nơi đây, Bần Tăng cũng bày tỏ thêm về nhiệm vụ phổ thông giáo lý trên căn bản đồng nguyên vạn giáo.
Này chư hiền đệ hiền muội!
THI
Tinh thần vạn giáo cõi trời Đông,
Từ thuở xa xưa muốn hiệp đồng,
Trên những tinh anh về lẽ Đạo,
Nhưng chưa kết hợp sự duy tâm.
Trước hết, Bần Tăng nói qua vài nét về phổ thông giáo lý trên hai phương diện:
Thứ nhứt - Trên đường lối sinh hoạt thực tế.
Chư hiền đệ hiền muội! Một nền tôn giáo, một chủ thuyết nào có mang đầy những tính chất sống động hợp thời đại nhân tâm đều là những tôn giáo, những chủ thuyết nằm trọn vẹn trong lòng sự sống của nhân sinh.
Thật vậy! Đã mang tiếng là con dân trong một nước có một nền văn hóa huy hoàng từ ngàn xưa được cấu tạo trên một nền tảng văn minh nhân bản sớm nhất nhân loại, dĩ nhiên chư hiền đệ hiền muội và tất cả đều ý thức được đường hướng, được truyền thống cao cả của hiền nhân tiên tổ lưu lại. Phần lớn đều có một bản chất miên viễn lâu dài. Lại nữa, cho tới những thời đại sau này, đời sống con người được mở mang và tiếp nhận thêm những ánh sáng tư tưởng hoàn mỹ để tô điểm cho kiếp vi nhân. Gần hơn nhất và điển hình nhất là phương châm hành đạo trong giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo.
Đã có một tôn chỉ, một hướng tiến đến tột đỉnh của lẽ sống miên trường theo Đại Đạo rồi, chư hiền tất nhiên đã, đang và sẽ sống, sẽ dấn thân trong một thế giới hỗn tạp này để tiến hóa bằng sự tu hành độ tha. Thế thì, nhìn ngay vào cuộc sống, chư hiền phải là những người sống với tất cả ý nghĩa mà Thượng Đế phó giao và an bài thị hiện cho mỗi người một quyền năng, một sở hữu. Tuy khác nhau nhưng cũng đồng tánh đồng chất như nhau, làm gương mẫu cho đời trông vào, từ những tiểu tiết của sự ăn uống, xê dịch, sống còn trong đời vật chất tầm thường, mặc dầu những phong thái ăn mặc ngôn ngữ giao tế ấy hoàn toàn là phần hữu vi vật chất, song phải được thành hình bởi một động lực tinh thần mà giáo lý đạo đức đã lên khung.
Người tín hữu sở dĩ khác đời là ở chỗ đó, ở chỗ đối với bản thân mình thì trong sạch từ tư tưởng lời nói đến việc làm, ở tha nhân, gia đình hay xã hội thì mưu được sự hòa thuận an bình lợi ích cho chung.
Mình muốn siêu thoát khỏi cái đời sống ô trược này thì cũng mong ước cho kẻ khác được như vậy bằng tấm gương chói lọi. Chẳng hạn, muốn bảo thiên hạ cùng ăn chay, cùng không sát sanh hại vật, cùng đem tình thương vô tư chan rưới khắp nơi, trước ý muốn ấy là tự thân mình đã sống trọn vẹn hy sinh hoàn toàn cho ý hướng ấy bằng bất cứ khó khăn nào.
Vả lại, Đức Thượng Đế Ngài ban cho loài người lẽ sống thì lẽ sống phải được thể hiện vuông tròn linh động theo định luật đạo lý. Như thế là Ngài mới vui vì được các con cái chứng minh rõ ràng về nguồn sáng tạo, đức háo sanh vô lượng vô biên của Ngài.
Cho nên vấn đề đem giáo lý hay thế gian gọi là văn hóa vào đời sống tầm thường chan hòa trong mọi lãnh vực thấm nhuần được cốt tủy của sự thật, của lẽ thuần lương và tốt đẹp rất là quan trọng, đứng vào bậc nhất trong quá trình tiến bộ đạo đức con người.
Những sự kiện ấy, ngày xưa các phái đạo gia thường cho đó là bất ngôn chi giáo, không dạy bảo thiên hạ bằng ngôn ngữ hình thức mà thiên hạ vẫn nghe theo, làm theo đúng đường. Các Đấng Tiên Vương ở thời cổ đại cũng hằng thể hiện được lẽ sống linh hoạt ấy mà đem hạnh phúc thạnh trị cho muôn dân. Tinh thần ấy đến nay vẫn còn giá trị to tát. Chư hiền đệ hiền muội lưu ý để làm đà phát triển cơ phổ độ nhơn quần.
Thứ hai- là phổ thông giáo lý trên hình thức giáo điều thuyết lý.
Giai đoạn này là kết quả, là hậu thân của giai đoạn sống đạo trọn vẹn ở trên.
Thật vậy, trong xã hội đảo điên về mọi mặt này, con người ít khi bình thản tâm trí để kiếm tầm những lẽ mầu vi huyền bí, những an ủi tinh thần nào xa xăm. Thái độ của người đời như vậy không phải tại họ lười biếng hay không ưa thích tự đáy lòng, nhưng tại hoàn cảnh phủ ngăn từ mọi chiều hướng đưa tới. Nhiệm vụ của những người sống đạo như ban nãy, chư hiền đệ hiền muội là người hữu duyên đi trước, có bổn phận phải phát huy đường hướng ấy lên trên mắt thiên hạ để họ thấy mà tùy tiện cùng theo. Sự theo những giáo lý của Đại Đạo mà chư hiền có sứ mạng cầm nắm và phát huy không có nghĩa là theo chư hiền, vì chư hiền chỉ là một tiểu thiên địa, một con người như hàng vạn con người khác, chỉ khác là giác ngộ trước lẽ đạo và hướng dẫn người theo sau mà thôi.
Cũng cần phải nói thêm là trên phương diện truyền bá giáo lý phải được thuần nhứt đúng theo chơn truyền tân pháp, không được bẻ cong bởi tư tâm nào nếu không có Hội Đồng Tam Giáo chỉnh tu.
Người cầm đuốc dẫn đường luôn luôn phải là thông hiểu rõ đường nào phải đi, đường nào phải tránh, không được lẫn lộn với nhau, cùng lúc phải giữ gìn ngọn đuốc cho sáng tỏ mãi mãi để mình và mọi kẻ đi mút được khoảng đường. Sự vinh quang thành công theo lý tưởng là ở đó.
THI
Hai đường phổ độ đến nhân sanh,
Phải được hy sinh để đạt thành,
Sống với đạo Trời miên viễn sống,
Mọi thời mọi kẻ rạng thanh danh.
[. . .]