Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
25/10/2011
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 26/10/2011

Tính nhân bản trong các loại hình văn hóa

TÍNH NHÂN BẢN TRONG CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA:

1. Văn hóa cộng đồng :

Cộng đồng là một quần thể con người qui tụ bởi những yếu tố chung về huyết thống, lịch sử, địa dư, sự sống còn và hoài bão hay lý tưởng.
Tình cảm sâu sắc giữa cộng đồng, đời sống cộng đồng ngày càng phát triển trên phương diện vật chất lẫn tinh thần, tất cả phát huy thành văn hóa cộng đồng với bản sắc của nó.
Cộng đồng nhỏ như làng xã Việt Nam có những bản sắc Văn hóa mang nhiều tính nhân bản.
Về nhân tính : người trong làng đều xem nhau như họ hàng ruột thịt, gọi nhau là “bà con cô bác”.
Về truyền thống : giữ gìn những phong tục tập quán bảo vệ luân lý đạo đức chung.
Về ý hướng đại đồng : có lối làm ăn tương trợ “Làm vần công” trong sản xuất; “nhiều tay vỗ nên kêu” mỗi khi hữu sự, “bà con xa không bằng láng giềng gần” Những lễ hội như :- Hội vui xuân : - đấu vật – leo cột mở – Kéo co đều có tính đại đồng và văn hóa nhân bản.
Lễ cúng đình : hội hè ăn uống tập thể, cúng kính thần làng; hát bộ, một hình thức bảo tồn văn hóa dân tộc . . . là những hình thái sinh hoạt tập thể và thể hiện niềm tin chung; là những hình thức bảo tồn văn hóa dân tộc có bản sắc độc đáo.
Cộng đồng lớn như dân tộc :
Huyền thoại “con Rồng, cháu Tiên”, đồng bào “một mẹ trăm con” là nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam. Nó là niềm tin vào nguồn gốc siêu nhiên, cao đẹp và uy hùng của giống nòi và tình cảm ruột thịt của dân tộc.

Tính nhân bản ở đây là văn hóa cộng đồng dân tộc mặc nhiên công nhận con người Việt Nam bẩm sinh có bản chất phi thường, được chứng minh qua lịch sử. Từ đó tính nhân bản của cộng đồng phát huy thành lòng quả cảm, bao dung và đức nhân nghĩa.
Bản sắc văn hóa thứ hai của cộng đồng dân tộc là tiếng nói. Ngôn ngữ dân tộc trải qua chiều dài lịch sử đã khẳng định bản sắc riêng nhưng ngày càng phong phú, sâu sắc, hoa mỹ. Người Việt Nam phải dùng tiếng Việt mới diễn tả hết được tình cảm, tư tưởng của bản thân, của dân tộc. Và chỉ có người Việt Nam, với tâm hồn người Việt Nam mới rung cảm đúng mức với lời Việt.
Như thế tiếng Việt thuần túy, tiếng Việt của bản sắc Việt, tiếng Việt của tình cảm Việt, của tư tưởng Việt là nhân bản của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Những truyền thống đấu tranh để sinh tồn, những trang sử quật cường để tự chủ, những sự nghiệp xây dựng tổ quốc lập thành nền văn hóa dân tộc. Nền tảng luân lý của ông cha; nếp nghĩ, nếp sống theo đạo lý bao đời tạo nên văn hóa đạo đức. Gọi là văn hóa vì đó là những đức tính cao đẹp của con người trong đời sống nhân sinh xã hội và đời sống tâm linh.
Hướng về nhân bản của cộng đồng dân tộc là giữ lấy và noi theo khuôn mẫu mà cộng đồng đã un đúc qua lịch sử để nhân lên những đức tính ấy. Như tâm sự này của một tiền bối yêu nước :
“Một dãy giang sơn dệt gấm hoa,
Ngàn năm văn hiến tổ tiên ta;
Nền xưa vun đắp nhờ con cháu,
Cho rạng năm châu, rạng đạo nhà”

2. Văn hóa, văn học, giáo dục, nghệ thuật.

Văn học là phương tiện phong phú để phát huy văn hóa. Nhưng muốn nó là thứ Văn hóa có thể “đưa dân tộc từ chỗ đồi trụy đến chỗ thanh cao”, phải có tính nhân bản.
Văn học phải lấy con người làm trung tâm.
Phải nêu lên được giá trị con người.
Đề cao tình người, mối liên hệ tốt đẹp bình đẳng có tình thương giữa người và người.
Văn chương bình dân như ca dao, hát ru, hò vè, hát quan họ, hát bài chòi... Thi văn đơn giản như Gia huấn ca của Nguyễn Trãi, Châm biếm như Ngụ ngôn của La Fontaine, do tính nhân bản đã trở thành bất hủ.
Những tác phẩm đồ sộ của các văn hào, thi hào ca tụng những anh hùng, vĩ nhân hay nói lên ước vọng làm người đúng nghĩa của kẻ nô lệ, của người cùng khổ... đều có tính nhân bản.
Ở nước ta từ đầu thế kỷ 15 (1442) Vua Lý Thánh Tông đã cho lập Văn miếu. Nơi đây đã dựng bia 80 vị tiến sĩ. Đây là một di tích đánh dấu truyền thống quí trọng văn học văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Giáo dục : Giáo dục là công tác đào tạo con người, tức là truyền đạt kiến thức và xây dựng nhân cách.
Tính nhân bản của giáo dục đòi hỏi phải giúp cho đối tượng có óc sáng tạo trong lãnh vực tri thức và một nhân cách tự do linh hoạt.
Đó là những điều kiện để mỗi cá nhân có thể tự phát huy tiềm năng và nhân tính.

Nhưng sáng tạo và tự do lại phải được đặt trên bệ phóng nhân bản của cộng đồng là văn hóa dân tộc và văn hóa đạo đức nhân loại.
Một điển hình giáo dục có nhân bản là chủ trương giáo dục vì hòa bình của giáo sư Johan Galtung, một giáo sư người Na Uy đã sáng lập Viện nghiên cứu quốc tế về hòa bình tại Oslo (Prio) năm 1959.
Vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 ông đã đưa chương trình giáo dục vì Hòa bình vào các trường đại học và cao đẳng, cho đến nay lên đến 500 trường ở khắp thế giới.
Ông cho biết “Giáo dục vì hòa bình là dạy cho người ta biết xử lý một cách sáng tạo hơn và ít hung bạo hơn những tình huống xung đột và cung cấp cho họ những phương tiện để làm việc đó” (Có thể nói là dạy phương pháp tạo thế Nhân hòa)
Trong giáo lý Đại Đạo, công tác giáo dục đào tạo được Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo nhấn mạnh mục tiêu đào tạo nhân sự “phẩm” và nhân sự “hợp nhất”. Ngài dạy :
“Giá trị phẩm của từng cá thể phải được rèn đúc và xây dựng thường xuyên. Giá trị đức tin, giá trị nhơn ái, giá trị tri thức, và giá trị dũng mãnh của tinh thần, tất cả phải được nung nấu và cải thiện luôn luôn.... Ngoài ra, trí năng và thể năng là hai năng lực bổ sung nhau, giúp đở sự thực thi trọn vẹn đức tin và lòng nhân ái của chính mình”
Chúng ta thấy, Ơn Trên đã vạch ra một đường lối giáo dục hết sức nhân bản.
Nghệ thuật là loại hình văn hóa đa dạng đem lại nhiều rung động và mỹ cảm cho xã hội. Nhưng nếu nghệ thuật không dựa trên nhân bản sẽ dễ đưa con người đến chỗ đồi trụy hay thác loạn, không có giá trị hoặc lai tạp vô nghĩa.
Tập san UNESCO có một sáng kiến rất hay là mở ra trang “gặp gỡ” để đăng ảnh của những sáng tác nghệ thuật với lời mời gọi như sau :
“Bạn đọc hãy gửi cho chúng tôi những bức ảnh chụp một tác phẩm hội họa, điêu khắc hay kiến trúc thể hiện một sự pha trộn, giao hòa giữa nhiều nền văn hóa. Bạn đọc cũng có thể gửi ảnh chụp hai tác phẩm có xuất xứ văn hóa khác nhau mà bạn đọc nhận thấy có một mối tương liên hoặc một nét tương đồng”.
Chúng ta hãy để ý những yêu cầu độc đáo trên. Chỉ có tính nhân bản của nghệ thuật mới đạt được điều kiện cao trổi nầy.

3. Văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo

Nếu chúng ta đã nhìn nhận :
Văn Hóa là phần “giao” giữa con người và tự nhiên,
Giữa con người và con người, giữa con người và Trời....
Văn hóa là tất cả những cố gắng của con người để cải thiện nội tâm, gia đình, quốc gia...
Văn hóa nảy sinh do những ước mơ về Chân Thiện Mỹ và nỗ lực của con người để vươn lên cho đến Chân Thiện Mỹ.
Thì mặc nhiên tín ngưỡng và tôn giáo đã được nhìn nhận là một loại hình văn hóa.
Dĩ nhiên, “phần giao” nói trên phải là sự mở rộng chiều kích giá trị vi nhân đến tầm vũ trụ, chứ không phải là tương quan của một hạt bụi tách từ một thiên thể.
Thứ đến, sự cố gắng và nỗ lực để cải thiện, để vươn lên chính là cái ý thức tiến hóa không ngừng mà tín ngưỡng và tôn giáo có trách nhiệm mang đến cho con người. Thiếu nó, tôn giáo hoặc trở nên những sinh hoạt lễ hội, tầm thường hoặc trở nên một hệ thống cai trị khắc nghiệt.
Thế nên, tín ngưỡng và tôn giáo phải có đủ những điều kiện nói trên là có tính nhân bản, mới xây dựng được nền văn hóa tâm linh đúng nghĩa.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy :
“......Tôn giáo là những khuôn vàng thước ngọc để khép con người từ chỗ sa đọa trở nên hiền Thánh Tiên Phật, ung đúc con người từ chỗ trọng trược lòng trần được thanh thoát cao siêu. Tôn giáo là mối dây liên quan, là cửa thông đồng cho vạn dân chủng tộc........”
Hỡi những ai là người thức tri thời vụ, ai là người đang đi trên đường đạo học, ai muốn tìm chỗ uyên thâm của đạo lý, ai muốn thoát khỏi cảnh ràng buộc trí não tâm linh giữa cõi đời hỗn loạn này, hãy tự tin, tự giác, để tìm hiểu nguyên nhân nào đưa con người vào hoàn cảnh tối tăm loạn lạc nầy. Có tìm thấy mới biết quay về với nhân bản, với bản tính chất thuần lương mà từ thuở sơ sinh đã có hằng hữu Thượng Đế giáng trung”.
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
Có vui mới thấy đạo say mùi,
Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây