Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
30/04/2007
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/04/2007

Truyền thống đạo nhà

Thật vậy, trước khi Vĩnh Nguyên Tự được tái thiết, Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn đã giáng dạy quyến thuộc của Ngài tại đây như sau :

"...Các cháu ! Ngày xưa Vĩnh Nguyên Tự được thành lập là vì hai lý do :

1.- Là thiên cơ dĩ định. Sứ mạng của Vĩnh Nguyên Tự là nơi qui tụ Thập nhị khai thiên để gầy dựng giềng mối Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

2.- Là truyền thống đạo đức. Vì trong đời Lão đã là người lập thân hành đạo tạo nên cơ sở ấy để nguồn đạo đức mãi mãi lưu truyền cho hậu thế, trước nhất là truyền thống tử tôn...." [1]

Nếu suy gẫm tổng hợp hai lý do nêu trên chúng ta sẽ thấy Đức Như Ý muốn nói đến một truyền thống Đạo nhà hết sức thiết thân đối với con cháu mà cũng hết sức quan trọng, gần gũi với toàn Đạo, toàn nhân sanh.

Thật vậy, ngôi chùa Cao Đài này vô hình chung là một gạch nối  không phải chỉ giữa tổ tiên với con cháu của một dòng họ, mà còn là gạch nối giữa truyền thống đạo đức dân tộc, truyền thống tam giáo đồng nguyên và qui nguyên với sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ.

Cho nên từ lễ kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự hôm nay chúng ta sẽ suy gẫm về hai chữ "Đạo nhà" với nhiều ý nghĩa gắn liền với dân tộc và cơ Đạo.

I.  Từ lòng tự hào nòi giống đến truyền thống đạo đức dân tộc :

A.- Nòi giống Rồng Tiên :

Từ ngàn xưa dân tộc Việt Nam trải bao thế hệ đều tin tưởng và tự hào mình là nòi giống Rồng Tiên. Truyền thuyết nói rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ hạ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân là huyết thống con Rồng, lớn lên kết duyên cùng Âu Cơ là tiên nữ. Âu Cơ sinh ra một bọc trăm con, lớn lên 50 c0n theo mẹ lên núi, 50 theo cha xuống biển, mở mang bờ cõi lập thành nước Văn Lang truyền 18 đời Vua Hùng cai trị. Đó là nguồn gốc của Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam.

Ai là con dân nước Việt đều ghi nhớ truyền thuyết giống nòi cao quí ấy với niềm tin tự hào muôn thuở. Bởi vì tuy là dã sử nhưng nó phản ánh được phẩm chất thanh cao và khí phách anh hùng trong huyết thống con người Âu Lạc. Và ngược lại quá trình lịch sử dựng nướcvà giữ nước của dân tộc từ sơ khai đến hiện đại, mỗi giai đoạn mỗi chiến công thành tích đều củng cố thêm niềm tingiòng giống Rồng Tiên, và hơn nữa đã hình thành một ý thức hệ  đặc thù làm nền tảng cho tòa văn hiến nước ta.

+ Rồng tượng trưng phẩm chất dũng mãnh, khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất tung hoành bốn phương, là sức mạnh của anh linh tú khí của trời đất hợp thành.

+ Tiên tượng trưng cho phẩm chất phi phàm, cao thượng, điển hình cho nếp sống thanh cao thoát trần nhưng vị tha bác ái, lại thể hiện trí thông minh sáng tạo và tâm hồn văn hóa nghệ thuật.

+ Rồng Tiên giao hội, một kết hợp sức sống mãnh liệt để quật khởi mở mang cuộc nhân sinh trần thế với tinh thần hướng thượng tâm linh thanh khiết, hiếu thiện, hiếu hòa. Sự kết hợp này đã trở nên một trọng điểm của ý thức hệ dân tộc Việt . Đó là tính toàn diện (vừa sống đời vừa sống đạo) của con người hoàn thiện trên đường tiến hóa.

Còn sự tích một mẹ trăm con chung bọc nói lên tình ruột thịt đồng bào của dân tộc. Quả thật không có hình ảnh nào đem lại ấn tượng mạnh mẽ hơn để phát sinh tình cảm thiêng liêng giữa anh em huyết thống chung nguồn. Đây chính là điểm nguyên sơ của yếu tố nhân bản đại đồng trong ý thức hệ dân ta.

Nên trong bài kinh tế Lạc Long Tổ Miếu có đoạn :

Hồng Bàng tạo cảnh san hà,

Mấy ngàn năm lẻ châu sa giọt hồng;

Tiên Vương Tổ Quốc Lạc Long,

Âu Cơ Thánh Mẫu tỏ lòng thảo ngay....

Và bài kinh cúng chư thần Việt Nam càng nêu rõ phẩm chất nòi giống Rồng Tiên :

Trời Nam đất Việt cao dày,

Hồng Bàng mở nước đến nay năm ngàn.

Âm dương tụ khí thanh chơn,

Non sông linh tú, xuất sanh thoát thần.

Từ Hồng Lạc đến trào Trần,

Biết bao liệt si chơn nhơn độ người.

Việt Nam linh cảm khắp nơi

Nhiều người kinh quốc tế thời an dân,

Nhiều người khuê các xuất thân,

Hiển danh Thánh Mẫu rạng thần Nữ Vương.

Oai linh Thiên cổ thanh chương,

Công tày biển rộng, đức dường núi cao.

B.- Truyền thống đạo đức dân tộc :

Từ phẩm chất Rồng Tiên, từ ý thức hệ tự nhiên tổng hợp nhân sinh và tâm linh, dân tộc ta đã hình thành một truyền thống đạo đức trong nếp sống gia đình, xã hội, trong tín ngưỡng và cuộc sống đạo.

1.- Trước nhứt các gia đình Việt Nam đều giữ gìn một nền nếp gia phong cao đẹp: "Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu sửa mình"

Nên Linh Hương Thần Nữ  có bài thơ:

Người (hồn) chiến sĩ bốn phương dầy dạn,

Vì quốc gia mưa nắng quản bao;

Ngã trên những giọt máu đào,

Khi ra ải Bắc, khi vào rừng Nam.

Đó là người trai trung hiếu, còn người vợ người phụ nữ tiết hạnh thì :

Nơi chiến địa, quan san cách trở,

Chốn cô phòng dẹp nhớ dẹp thương;

Nỗi lo phụng dưỡng huyên đường,

Nỗi lo dạy trẻ văn chương, Đạo nhà.[2]

2.-  Kế đến con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có bản tính hiếu hòa :

Dân tộc Việt Nam rất quật cường bất khuất trước những cuộc xâm lăng và âm mưu thống trị của ngoại bang, nhưng trước sau vẫn giữ truyền thống hiếu hòa.

Đức Phan Thanh Giản nói : "Chư hiền ôi ! Bản tính con người, nhất là con người đã có trên 4 ngàn năm văn hóa, vốn là hiếu hòa...."

Cha ông dạy biết dòng biết giống,

Tổ tiên truyền sự sống văn minh;

Hòa đồng huynh đệ chi tình,

Thuần phong rạng vẻ hy sinh sáng màu"[3]

Và sau khi anh hùng Lê Lợi chiến thắng quân Minh, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo tỏ rõ khí phách anh hùng một lòng hy sinh cứu nước của toàn dân toàn quân, cũng không quên nhắc đến truyền thống nhân nghĩa, đạo đức bao dung của dân tộc ta :

"Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn,

Lấy chí nhân thay cường bạo"

3.- Lòng hiếu hòa và nhân hậu của nhân dân ta cộng với tín ngưỡng hướng thượng  là một ưu điểm được Đức Thượng Đế ban ân trong buổi hạ nguơn này :

" Các con là dân tộc Việt cũng như các dân tộc khác sanh trưởng tại quả địa cầu này. Tình thương Tạo hóa cũng ban đồng cho các con cũng như các con khác [...]..nhưng các con được trội hơn chúng về đức tin, về lòng đạo đức ngưỡng mộ Thượng Đế và các Đấng trọn lành. Tình thương các con không thiếu, lòng hiếu hòa các con có thừa, do đó dân tộc các con mới hạnh ngô Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ"[4]

4.- Từ nền tảng đạo đức trên đây, dân tộc Việt Nam rất cởi mở đón nhận giáo lý của các tôn giáo truyền bá đến Việt Nam, trong đó Tam giáo đã sớm hòa nhập sâu đậm vào đời sống nhân sinh lẫn tâm linh của con người Việt Nam từ các triều đại Đinh Lê Lý Trần đến tận ngày nay.

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, một bậc cao tăng có công lập nên nhà Lý nước ta, Ngài đã đắc quả và thường xuyên giáng cơ dạy đạo từ khi Thượng Đế khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại nước nhà, đã nhận định tinh thần Tam giáo đồng nguyên phát xuất từ bản chất hiếu hòa dung hợp các đạo giáo thành truyền thống đạo đức dân tộc.

".... Bản chất con người Giao Chỉ vốn là hiếu hòa nên sự thể hiện tinh thần đồng nguyên ba nhà đạo giáo (ấy) qua các Đấng Tiên Vương cho mở những trường thi Tam Giáo và cho những giáo lãnh, những bậc tu hành mỗi phái này được tham dự vào công cuộc đại sự quốc gia..."

Nhưng đó chỉ mới là hình thức thể hiện ý thức của tầng lớp bên trên của xã hội phong kiến. Cái giá trị thực tiễn của truyền thống chính là những nếp sống của người dân đã trở thành nếp sống đạo phản ảnh đầy đủ phẩm chất Tam giáo. Nên Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy tiếp :

"...Chính tư tưởng đồng nguyên Tam giáo ấy được thể hiện đầy đủ nơi chốn dân gian qua đời sống nhàn tản tiêu dao xa lánh lợi danh để tu thân dưỡng tánh [Lão giáo], hay có chăng làm những việc lành để khỏi bị luân hồi kiếp nạn về sau [Phật giáo], hay dốc chí đem tài đức của mình ra để tề gia trị quốc [Nho giáo]" [5]

Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/daonha


(*) Trình bày tại Vĩnh Nguyên Tự

[1] 12.2.Kỷ Dậu, 1969

[2] Kinh Nhủ Bạn Nữ Nhi - xuất bản 1973

[3] Phan Thanh Giản, 26.8 Nhâm Tý - 1972

[4]  Đức Chí Tôn, 30.10 Mậu Thân - 1968

[5]  VHTS, 20.8.Tân Hợi, 1971, TGST 70-71, tr.288
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Học đạo để nên người thánh thiện,
Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
Có thân, thân chớ đọa trầm,
Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây