Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Hiện nay Thành phố có 860 chùa, 120 tịnh xá và tịnh thất của Phật Giáo. Trong đó chùa Giác ...
-
Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...
-
Nhìn lại lịch sử các tôn giáo trên thế giới hơn hai ngàn năm qua, mọi người đều nhận thức ...
-
"Ðắc nhứt tâm rồi thế mới yên, Muốn tâm đắc nhứt phải tham thiền; Tham thiền tâm sẽ hoà muôn vật, Hoà ấy ...
-
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thế hệ tiếp nối Sao gọi là thế hệ tiếp ...
-
ĐỨC CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ Trong phần trình bày của mình, đạo đệ lần lượt thưa qua cùng quý đạo trưởng, ...
-
Ngày 13-03-Giáp Thân, kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô, chúng ta đọc lại lược sử của Ngài.
-
Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, ...
-
Samedi 18 Septembre 1926 13 tháng 8 năm Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương Các con, ...
-
by otoabasi on June 25, 2010 Many people don't like reading and it that has become well known trait existing in ...
-
Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...
-
HỘI THOẠI TỰ TRI GIẢ MINH Thời Mạt Pháp : Trước diễn biến bất nhân vô đạo, sức phá tán ...
Thiện Chí
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/12/2023
CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần II
III .NGUYÊN LÝ ĐẮC NHẤT.
Trong khi đi tìm một giáo lý thuần nhất về vũ trụ và con người qua các tôn giáo chúng ta đã được thuyết minh về phạm trù đại vũ trụ và phạm trù tiểu vũ trụ. Cái trước là một thực tại nhất thể bao dung cả vật chất lẫn tâm linh trong đó mọi biến hóa sanh thành của vạn vật đều được qui định bất biến bởi một bản thể duy nhất đồng nhất, một động lực duy nhất tuyệt đối và một qui trình nhất định. Cái sau là thực tại đồng nhất với cái trước đang vận động trong một qui phạm giới hạn nhưng đặc điểm của nó là vẫn góp phần vào cái trước một cách tự nhiên vừa có khả năng phát triển đến cũng cực một khi đạt đến ý thức tự chủ của một tiểu vũ trụ.
Cái ý thức tự chủ đó là sự “nhất quán” được đạo lý trong vũ trụ vạn vật. Cao Đài gọi là Đắc Nhất. Đắc Nhất là đứng ở vị trí của chính Trung và chấp hành được Quyền Pháp.
1. Có Đắc Nhất, mọi hành động của con người mới mang được tầm kích vũ trụ, mới thể hiện được tính chất nhất thể với Trời đất. Đức Chí Tôn từng phán :
Càn Khôn trẻ muốn chung cư thất,
Thiên Địa con toan động tác thành;
Ngưỡng cửa viên dung là chữ Nhất,
Không tìm sao thấy ở hình danh.
(Thánh giáo sưu tập 1971, tr.206)
Ngài dạy tiếp :
“ Các con ơi ! Sự Đắc Nhất đối với người tu theo Đại Đạo của Thầy là một then chốt quan trọng ở mục tiêu, vì mục tiêu là điểm rốt ráo. Nếu các con không nhìn nhận và nắm được lẽ Một ấy, cứ quanh quẩn bên ngoài không bao giờ đến chỗ. Nếu không được Một chẳng những con quanh quẩn bên ngoài vòng đạo lý, mà phải chịu trong sự vô minh….(Thánh giáo sưu tập, 70-71, tr.206)
3. Muốn ở trong vòng Đạo lý hay Đắc Nhất, con người phải đứng ở vị trí chính trung. Theo Đại Thừa Chơn Giáo :”Trong trời đất có cái “lý nhất định” thanh quang là Thái Cực, làm “Trung tâm điểm “cho vũ trụ càn khôn muôn loài vạn vật “ còn đối với nhơn loại, cái “tấm lòng” lại là trung tâm của con người nó làm chủ cho nhơn thân rất mầu nhiệm thông linh làm cho người được an vui trên con đường tiến hóa “ Đại Thừa Chơn Giáo, tr.26,37)
Vậy “chấp trung” là vận dụng cái Lý Thái Cực tại tâm mình để tiến hóa, nhưng nó lại có ý nghĩa “ Đắc Nhất” vì con người đã thoát ra lối sống theo “lẽ tự nhiên tầm thường” mà sống hòa hợp với “lý thiên nhiên” của Trời đất. Nghĩa là cái Trung của người đã qui chếu vào cái Trung của Trời. Đó là "Đắc Nhất Trung trực tấn Cao Đài / “Thiên Nhơn chánh vị hòa hài,/ Vạn đồ cổ vãng kim lai thủ thành”[1] . Đức Chí Tôn đã khai minh cho chúng ta rằng sự hòa hợp đó là thuận tùng thiên lý, là noi theo Đại Đạo. Ngài dạy :
“Các con hay nói chung là nhân loại, những hạt giống linh căn được chọn gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền Tạo Hóa để lập thành cuộc đời ngự trị cõi thế gian mà các con gọi là Đời, nguyên nhân là Lý, là Đại Đạo, là Thầy, là Cha chung của vạn loại. Các con đã sanh trong Đại Đạo hãy noi theo Đại Đạo mà thành về cõi Thượng Thiên Vô Cực (Thánh giáo sưu tập 68,tr.7)
Vậy lẽ Trung nhất là nắm được thiên ý ra đi mà hội ý được cơ nguyên trở về, nhất quán được hai chiều mà lập thành Trung Đạo. Đó là nói về đường lối, còn tính chất Đắc Nhất trong sự thực hành là Hòa và vô chấp, vô phân biệt. Trung Hòa là thông suốt rằng vạn sự vạn vật chỉ có một lý và dùng một lý để điều hành vạn sự vạn vật. Trung Hòa là ưng thuận với hết thảy mọi điều mà không vướng mắc vào điều nào, luôn luôn chuyên nhất theo một đường lối đạo lý không bao giờ thiên lệch. Đức Chí Tôn dạy rằng :
Thầy chỉ sơ con đường “Trung Đạo”
Đạo Trung Hòa thánh giáo phát sinh;
Trung là nguồn cội nhơn sanh,
Không chao, không đảo, chung quanh qui về.
(Đại Thừa Chơn Giáo, tr.52)
Chung quanh đều quay về khi nào tâm ta tuyệt đối không còn câu chấp, không còn phân biệt, nghĩa là ta và vạn sự vạn vật, thiên thượng thiên hạ cùng thống nhất nơi điểm “duy tinh duy nhất”. Đó là :
“ Quân bình tâm vật kỷ cương,
Thần hình cu diệu tứ phương cộng đồng”.[2]
Nên Đức Chí Tôn đã nhấn mạnh rằng :”Đắc Nhất không có nghĩa là con chỉ tôn thờ một tôn giáo, một lý tưởng cao đẹp nào. Đắc Nhất không có nghĩa là con chỉ giữ một nhiệm vụ nào làm cho đến ngày cởi bỏ xác phàm, đều ngược lại, như lời của Đức Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ :
“ Đại Đạo vận hành trong lẽ một,
Một mà tất cả phải làm sao ?
***
Làm sao từ huệ được viên dung,
Duy ngã độc tôn biết chỗ dùng
Thiên thượng bao trùm ơn đức cả,
Nhơn gian nhuần gội nghĩa tình chung.
***
Chi ly vì bởi lòng phân biệt,
Hòa hợp nhờ chung ý não phùng;
Biết Đạo, biết mình tua biết phận,
Đại Thừa giục vó đến đường Trung (Trung Đạo)
(Đàn số 2/Kỷ Mùi, 11.2.79)
Quyền pháp nói chung “là cơ và lý là phương định đưa Tuyệt đối vào sở vật thực tại tương đối, chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt”. Như thế quyền pháp là một thần lực có tác năng hai chiều nhưng chỉ nhằm có một cứu cánh, chiều thứ nhất là chiều phóng phát, chiều thứ hai là chiều hoàn nguyên mà hệ quả thống nhất là hiện tượng thăng hoa về bản thể.
- Trong sở vật thực tại vũ trụ “điểm quyền pháp được chứa đựng là ngôi Thái Cực, là Thầy, là Đạo chuyển cơ sanh hóa vạn vật vũ tru, là động năng thúc đẩy tạo thành Thánh Đức sau Hội Long Hoa”.
- Trong sở vật thực tại của con người “điểm quyền pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sanh ra, trưởng thành và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành Thánh, thay tục hóa Tiên được”.
- Trong sở vật thực tại của các tôn giáo “Quyền pháp này thúc đẩy các tôn giáo kết thành thực thể “Đạo cứu thế” trong Tam Kỳ Phổ Độ.”
Nếu chúng ta nhất quán ba thực tại nói trên thành một hệ thống của cơ Phổ độ ngày nay thì ta có một phạm trù Đại Đạo, trong điểm quyền pháp nơi con người đã trở nên một sứ mạng. Đức Giáo Tông đã xác minh sứ mạng ấy bằng câu : “ Con người nắm được quyền pháp mới chuyển đưa vật loại vào thiên lý và chuyển Thiên Lý vào vật loại”.
Thế nên Đức Giáo Tông đã thúc đẩy rằng “ Muốn được vậy chư đệ muội (người sứ mạng) phải làm sao, làm thế nào để phát huy quyền pháp được đặt để. Từ xưa các tôn giáo được tạo lên để giải quyết tâm linh, nhưng Tam Kỳ Phổ Độ Thầy phải trao cho chư hiền, cho dân tộc này một quyền pháp Đạo để lập thành quyền pháp Đạo thực thể thuần chánh để cứu thế”.[3]
Thật vậy, thực hành quyền pháp là thể hiện thực chất của một thực tại chịu tác động của nguyên lý nhất nguyên vũ trụ và đắc nhất vơi Thiên Cơ. Nói đến quyền pháp nơi con người là nói đến một thực tại sinh động đang tiếp nhận một động năng là “Pháp” đồng thời phát ra một tác năng là “quyền”, chứ không phải chỉ là một thực tại ở trạng thái bản thể linh quang. Quyền pháp ở đây đã có tính cách chủ tể của một tiểu vũ trụ.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đã giải rõ thêm về quyền pháp của con người sứ mạng như sau : “ Quyền là hình thức thể hiện cái pháp trước đối tượng, Pháp là thể hiện trước bản thân. Quyền pháp tương đồng tác động con người và vạn thể, tha nhân và bản ngã. Có quyền không có pháp không đưa con người đi về đâu : trái lại sẵn sàng xô ngã con người vào lạc lầm u tối. Có pháp ắt sẽ có quyền. Quyền pháp là khả năng giáo hóa ứng tiếp với chủ tể Đại vũ trụ.[4]
Tóm lại “ Ban trao Quyền pháp” và “thi hành quyền pháp” là một đặc trưng của Tam Kỳ Phổ Độ thể hiện giáo lý thuần nhất của Đại Đạo một cách thực tiễn trên căn bản “Thiên Địa vạn vật nhất thể” và “ Thiên nhơn hiệp nhất”
Đó là “ Thử sứ mạng đương sanh hoằng giáo
Thi Đại Thừa Thiên Đạo tiến tu
Kỳ khai nhất bổn vạn thù
Vạn thù qui nhất công phu siêu phàm”