Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
05/05/2011
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 05/05/2011

VỊ THUỐC DẪN CỦA ĐỨC ĐẠO TỔ


Đức Thái Thượng Đạo Tổ có một toa thuốc quí gồm 2 thang để trị con bệnh thiếu năng lực. Nhưng điều kiện phải có một món thuốc để kích hoạt 2 thang ấy mới trị khỏi bệnh. Ngài dạy:

“Ta có một thang trị về trí ( tánh hiểu biết), một thang trị về hành (làm theo tánh hiểu biết) nhưng phải rán mà tìm cho được một vị dẫn (danh từ đông y) vị thuốc có công dụng như chất xúc tác (catalyst, catalyzator) mới được.
Vị này khó tìm lắm. Nó không ở đâu xa, mà ở trong mỗi người. Song chư nhu (các trò) phải coi chừng cho kỹ, kẻo phải mắc món giả mà mang hại, vì hai món tương tợ nhau phải biết phân biệt mới đặng.
Vị thuốc nầy là một vị có thể làm cho con người được nên công nghiệp, được thành Thánh Hiền Tiên Phật.
Chư nhu có biết vị đó là chi chăng?
Để ta biên cho, là vị Lập Chí.
Đó là một vị rất quí. Chư nhu có hiểu vị đó chăng?
Con người không có chí, thì không khác nào chiếc ghe không lái, con ngựa không cương, đi dong dài nên có biết đâu là bờ bến. . . Những người đã lập chí mà không cố rán làm thì cũng như người vô chí vậy.
Chư nhu có biết đặng hai món thuốc ta mới chỉ đó chăng? Món nào thiệt? món nào giả?
…..
Lập chí là thiệt, còn món tương tợ là gì?

Đó là Dục vọng.
Đó là cái tư niệm của lòng người!” Trích Minh Lý Chơn Giải, Minh Lý Đạo

Muốn hiểu thấu thánh ý của Đức Đạo Tổ trong đoạn thánh huấn của Ngài trên đây, trước hết cần biết “lập chí” hay “có ý chí” là như thế nào.

_ Lập chí là hạ quyết tâm thi hành một công việc hay một chương trình, kế hoạch nào đó. Dĩ nhiên đó là mục tiêu quan trọng dù đạo hay đời mà trước mắt có thể phải vượt qua những trở ngại hoặc thử thách.

Luận về ý chí có sách viết:
“Có chí là có tất cả. Muốn thành công trên đường đời cần nhiều điều kiện: sức khỏe, tài năng, học vấn, chí khí, hoàn cảnh. Không thể nói những người có chí khí đều thành công, song trái lại chúng ta có thể nói không sợ lầm: những người đã thành công là những người có chí khí.”

“Trong quyển Sách Của Con Tôi ông Paul Dumer viết: "Những kẻ nào muốn thành công trên đường đời phải ước mong một chí khí đanh thép; mọi sự khác tự nhiên rồi sẽ có sau". Người như ông Paul Dumer, từ bậc con nhà hàn vi vượt lên ngôi Tổng thống nước Pháp, đã từng trải việc đời và thấu được bí quyết ấy, nói ra tưởng chúng ta có thể tin lắm.

Hoàng đế Napoléon, người mà mỗi khi nói đến chí khí, nghị lực người ta thường nhắc đến cũng nói: "Những chiến công ở trận mạc ba phần tư là nhờ ở sức mạnh tinh thần”. Phạm Cao Tùng, (http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=413&ict=4892

Về ý chí hành đạo, thánh giáo Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo từng dạy:

Chí đã quyết thoát qua sáu nẻo,
Ý đừng sờn vạn khảo giả chơn,
Còn nương cõi tạm hồng trần,
Vượt lên nhân ngã thiên chân sáng ngời. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 29 tháng 12 Mậu Ngọ (27-1-1979)
* * *
Các Vụ Trưởng chí bền tâm đạo,
Chớ ngại hà vạn khảo thiên ma;
Dặn lòng khắc phục cái ta,
Đạo đời vai gánh xông pha âu đành. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời 14 tháng giêng Canh Thân ( 29-02-1980)

Như thế, chúng ta đã hiểu rõ về việc lập chí và ý chí. Nhưng vấn đề quan trọng được Đức Đạo Tổ cảnh báo ở đây là dục vọng đội lốt ý chí. Thật vậy, dục vọng cũng là cái ý muốn mãnh liệt nhằm thực hiện cho kỳ được một việc dù ngoài đời hay trong đạo. Nhìn bên ngoài những nổ lực của hành giả, phải nhìn nhận hành giả có chí khí, nhưng chỉ khi nào xét kỹ động thái tiến hành mới phân biệt được giả chơn.

Cái quyết tâm do dục vọng luôn luôn phát sinh từ cái “ta”, cái hành động do dục vọng không vượt lên trên “nhân ngã” (ta người). Cho nên vạn khảo đến với hành giả có nguồn gốc từ cái “ngã”, tức là tự khảo. Vả chăng, hành giả có đạt được mục đích thì cũng không có giá trị “thiên chân sáng ngời” khả dĩ thâu phục được nhân tâm.

Cho nên đường tu khó lắm! Tu rồi mới hành; hành gặp nhiều trở ngại phải quay lại tu kỹ và tu kỷ (luyện kỷ) tức “Dặn lòng khắc phục cái ta”. Muốn thế, phải lập chí, lập chí “vượt qua sáu nẻo”, chứ không phải lập chí tự tôn, chấp ngã.

Để tránh uống lầm “thuốc giả”, Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn từng cho chúng ta “tờ hướng dẫn để đọc kỹ trước khi sử dụng” như sau:

“Chư hiền đệ muội nên ý thức cái bổn phận của chính mình. Đã chọn con đường Đại Đạo một lý tưởng thanh cao siêu thoát, thì phải chấp nhận mọi thử thách và ý thức từng việc làm trên con đường phục vụ cho tiến trình tiến hóa của vạn linh theo máy Tạo cơ Trời xây dựng cõi đời thượng ngươn thánh đức. Đó chính là kết quả đắc đạo của bản thân trong hiện tại và trong tương lai trở về với khối Đại Linh Quang. Thế nên chư hiền phải thật tâm chí thành chí kỉnh, trung thực với chính mình, tâm chí duy nhất không phân chia có trái có mặt, thì trên con đường sứ mạng, dầu gặp vạn khảo thiên ma cũng hoàn thành được."Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời 25 tháng 8 Canh Thân ( 30-10-1980 )
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Mong sao em mến hiểu lòng này,
Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
Dành để ngày giờ hành đạo sự,
Tô bồi âm chất mới là hay.

Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây