Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
04/06/2010
Huệ Ý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 04/06/2010

Học tu theo tấm gương và lời dạy của Đức Quan Thế Âm

Nhân sinh thành Phật dễ đâu
Tu hành có khổ rồi sau mới thành.


Hai câu thơ trong thi truyện về cuộc đời của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vừa mở đầu cũng vừa mang ý nghĩa của một kết luận. Có gì đặc biệt trong cuộc đời của Đức Quán Thế Âm?
Chúng ta biết về Đức Quán Thế Âm trong Nhất Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ là nhờ lời Đức Thích Ca Mâu Ni dạy trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thích Phước Nhơn, Pháp Hoa Yếu Giải, Phổ Quang, 1995..

Quá trình tu học của mỗi người, trước phải tự cứu rồi mới độ tha.
Phẩm 24: ĐỨC DIỆU ÂM BỒ TÁT, mỗi người nghe được tiếng nói vô thinh của chính mình. Đó là minh tâm kiến tánh
Rồi đến phẩm 25: ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, nghe tiếng kêu than của chúng sanh để cứu độ.
Trong kho tàng văn chương đạo đức Việt Nam, tổ tiên ta có tác phẩm Quan Âm Thị Kính truyện.

1 CẨN NGÔN, CẨN HẠNH.

Đời là một trường tiến hoá. Mỗi người phải trải qua nhiều kiếp Đức Mẹ dạy :
“Trải lịch kiếp nghiệp còn trìu trịu,
Kỳ xá ân nương níu trì tu,
Huyền môn giải phá trần tù,
Phất trần quét sạch ngút mù từ lâu.” (CQPTGL, 01-12 Bính Thìn, 19-01-1977)
tu hành gian khổ, lúc thì nam Từ Hàng Đại Sĩ là danh xưng của Đức Quán Thế Âm khi hoá thân nam phái.
, lúc thì nữ để học đủ những bài học về kiếp người. Trong đó điều quan trọng là từ lúc khởi tâm tu cho đến khi thành đạo quả phải thời thời “cẩn hạnh, cẩn ngôn.” Đức Mẹ dạy “tác phong đạo hạnh là đệ nhứt pháp môn của người tu”.

Theo sự tích Thị Kính, Đức Quán Thế Âm đã tu chín kiếp dưới thân phận nam nhân, đạo quả gần trọn xong.
*Tu trong chín kiếp hầu qua,
Bụi trần giũ sạch, thói tà rửa không. Những câu có * (trích trong Quan Âm Thị Kính truyện).

Người xưa nói “Dùng lửa để thử vàng, dùng vàng thử đàn bà, dùng đàn bà thử đàn ông”. Đức Thích Ca Mâu Ni đến chấm điểm, nêu ra đề thi cuối cùng, bằng cách hiện thân một nữ nhi hiền thục thề nguyền kết nghĩa.
*Đức Mầu Ni xuống thử lòng,
Hiện ra một ả tư dong Dong = dung mỹ miều.
Đức Quán Thế Âm luôn thị chi bất kiến, thính chi bất văn. Nhưng một sát na sơ sẩy, không làm chủ được tâm liền bị:
Chủ được tâm thì vào cõi Thánh,
Rong theo tình ấm lạnh chát chua. Đức Bát Nhã Thiền Sư dạy.

Đức Quán Thế Âm lỡ lời: "Kiếp này đã tu để tu cho trọn, có chăng kiếp sau gặp nhau".
*Có chăng kiếp khác họa là,
Kiếp này sợi chỉ trót đà buộc tay.
Khẩu nghiệp ấy khiến Ngài phải tái kiếp thêm một lần nữa:
*Chờ cho kiếp nữa đủ mười,
Thử cho đày đọa suốt đời xem sao.
Vậy thì trên đường tu,
- tự chúng ta khảo mình,
- chủ nợ cũ đến khảo mình,
- và các Đấng Chơn sư cũng thi chúng ta.

2. SỰ KHÓ KHĂN CỦA NỮ PHÁI TRÊN ĐƯỜNG TU:

Có một qui luật của Nhị Kỳ Phổ Độ rất ngặt nghèo là “Nữ phái muốn tu hành rất khó khăn về mặt điều kiện”! Ngày xưa Di Mẫu của Đức Thích Ca, bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề tìm đến xin xuất gia nhiều lần mà Đức Phật không cho. Ông Ananda đi khất thực về thấy bà đứng khóc ở cạnh tịnh xá, liền vào bạch Phật để xin giùm. Đức Phật cũng không chịu. Ngài Ananda kiên trì đứng riết, xin chừng nào được mới thôi.
Người nữ tu Ki-tô giáo cũng không được trao chức thánh và hành các bí tích.

Hạnh phúc gia đình trần gian là vô thường, hầu như là một ảo ảnh. Trai gái lớn lên, cha mẹ dựng vợ gả chồng, chẳng khác nào cha mẹ cho tờ giấy số. Biết bao người có vé số: mấy ai được độc đắc, nhiều người mất tiền, mà không có cả vé an ủi, cha mẹ thì buồn, con cái thì khủng hoảng.
Quan Âm Thị Kính truyện là một hình ảnh rất đời thường xưa nay. Sang kiếp thứ mười, Đức Quan Âm tái kiếp thành một nhi nữ, với tên Kính:
*Đặt cho Thị Kính tên nàng,
Đậm nhuần sắc nước dịu dàng vẻ hoa.
Lớn lên, gia đình Thị Kính quen với nhà họ Sùng, gả nàng cho chàng Thiện Sĩ, đám cưới trân trọng.
*Ở trong quận có họ Sùng,
Sẵn khuôn y bát vốn dòng cân đai.
Sinh chàng Thiện Sĩ là trai,
Qua vòng tổng giác, mới ngoài gia quan.
Không ngờ, một hôm Thị Kính đang may vá, thấy chồng có một sợi râu không tốt, định lấy kéo cắt thì Thiện Sĩ tỉnh giấc, thấy thế kêu rằng “vợ định giết mình”. Thị Kính trần tình nhưng gia đình chồng không ai tin, và trả nàng về lại cha mẹ ruột.
Bệnh oan gia trái chủ, Đức Quan Thế Âm dạy:
Có một lẽ từ bi nhẫn nại,
Thánh Thần Tiên đều phải chịu chung.
Nếu không kiên chí vẫy vùng,
Dây oan trói buộc lâm chung muộn màng.

không những kiếp này mà còn hẹn kiếp lai sinh. Kiếp mười, Thị Kính cương quyết nói với chàng Thiện Sĩ :
*Vì đâu phút hợp, phút ly,
Kiếp này đã lỡ, chắc gì kiếp sau.
Mọi cảnh chung quanh đều vô thường. Nàng Thị Kính nghe vọng lại tiếng chuông.
Văn chung thinh, phiền não khinh,
Trí huệ trưởng, bồ đề sinh,
Ly địa ngục, xuất hỏa khanh,
Nguyện thành Phật, độ chúng sinh.
Nàng quyết tâm chọn con đường giải thoát:
*Kìa bào kìa ảnh phút qua,
Kìa sương, kìa chớp, kìa là chiêm bao.
Lấy ai làm nhục làm vinh,
Trăm năm là nắm cỏ xanh rì rì.
Sao bằng vui thú liên trì,
Dứt không tứ tướng sá gì nhị biên.Tứ tướng: nhơn tướng, ngã tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Ngài Khương Thái Công được sư phụ cho con Tứ Bất Tướng mới hoàn thành được nhiệm vụ.
Sang Tam Kỳ Phổ Độ, người nữ tu không còn bị ruồng rẫy mà được ban trao pháp môn tu học và sứ mạng tận độ. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dạy :
"Chư hiền muội nữ phái có một đức tánh nhu thuận thừa thiên để trưởng dưỡng bảo tồn vạn vật, do đó mà Đức Vô Cực Từ Tôn mới đến thế gian để nhìn nhận các con trong thời kỳ mạt kiếp và Thượng Đế cũng cất nhắc nữ phái lên hàng giáo phẩm thiên phong để dễ bề tu niệm cho kịp với nam nhân.
Nữ phái cũng có nhiều đức tính quí giá, nên từ xưa đã có nhiều hàng nữ lưu chứng quả Phật Tiên".


Nàng Thị Kính đi tu, sư phụ đặt pháp danh là Kính Tâm:
*Tiểu đã mến đạo đến đây,
Kính Tâm tên đặt từ nay gọi thường.
Vào chùa tu cũng không yên. Kính Tâm : Nàng Thị Kính đi tu, sư phụ đặt pháp danh là Kính Tâm:
*Tiểu đã mến đạo đến đây,
Kính Tâm tên đặt từ nay gọi thường.
Đã lồng ba tấm cà sa,
Nhưng người Tiên vẫn trông ra khác phàm,
Dập dìu trước chốn thiền am,
Kẻ hoài xuân những muốn làm ni cô.*

 
Nhìn với cặp mắt đạo của những vị cao tuổi “phải tìm sự bình yên trong chỗ không bình yên”, ở mỗi người, vào mỗi ngày vừa hết chuyện này thì lại xảy ra chuyện khác. Nhất là người tu: Khi nhập môn hay qui y thì: “Bôi tên địa phủ, liên đài hóa thân”. Tất cả chủ nợ từ tiền kiếp kéo đến đòi - người tu chịu nhồi quả.
Thị Kính vào chùa tu, khảo thí vẫn đeo đuổi. Dù là gái giả trai, nhiều nữ tín chủ lại để tâm đến Thị Kính.
* Đã lồng ba tấm cà sa,
Nhưng người Tiên vẫn trông ra khác phàm,
Dập dìu trước chốn thiền am,
Kẻ hoài xuân những muốn làm ni cô.
Trong số những kẻ hoài xuân này, Thị Mầu là lỳ lợm nhất:
* Trong làng có một phú ông,
Gia tư đọ với Thạch Sùng kém đâu.
Tiểu thư ở chốn hồng lâu,
Tuổi vừa đôi tám Thị Mầu là tên.
Trước sự vô tư của Kính Tâm, Thị Mầu phạm giới với một chàng trai ngoài chợ, đến khi làng đòi lên đình hỏi thì vu cho Kính Tâm để trút giận.

Thời gian đo đạc lòng tin đạo,
Vó ký bền chăng nẻo dặm dài.

Trì hành mật hạnh (Bồ Tát hạnh)
Cõi phiền não, bồ đề vun xới,
Lìa thế gian, sao tới niết bàn.

3 HẠNH NHẪN NHỤC:

Đi tu trước phải có niềm tin, đức tin dũng mãnh:
- “nhất thiết chúng sanh giai hữu phật tính”.
- Tin vào lời phó chúc của Đức Mâu Ni “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật đang thành”. Chúng ta phải phát triển cái “đang thành” cho trở nên viên mãn.
Kế tiếp phải phát nguyện tu để cứu chúng sanh chứ không phải độc thiện kỳ thân. Một trong 12 lời đại nguyện của Ngài phát sinh từ danh xưng QUÁN THẾ ÂM: NHƯ CÓ CHÚNG SANH NÀO ĐAU KHỔ KÊU CỨU ĐẾN NGÀI, NGÀI NGHE ĐƯỢC MÀ KHÔNG CỨU THÌ NGÀI NGUYỆN KHÔNG THÀNH PHẬT. Đây cùng một nội dung của điều thứ nhất trong 4 lời hoằng thệ “CHÚNG SANH VÔ VIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ”.
Trong Cao Đài giáo, chúng ta chưa đắc đạo nhưng mỗi tứ thời đều nhắc 5 điều nguyện: “NHỨT NGUYỆN ĐẠI ĐẠO HOẰNG KHAI, NHÌ NGUYỆN PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH…”

Hạnh là cái tâm bên trong của người tu phát ra cái tướng bên ngoài. Hạnh là hương của hoa, nếu hoa không có hương đó là hoa giấy, hoa vải, hoa cao su, hoa giả.
Trong nghịch cảnh, Ngài Kính Tâm trì hành Lục độ ba la mật: “Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ”.
Hạnh Kiên nhẫn:
Chữ nhẫn là chữ tương vàng,
Ai mà nhẫn đặng thì càng chí cao.
Nhẫn là chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác cũng như tâm hồn. Chiết tự chữ nhẫn: cây đao đâm vào trái tim. Muốn thực hành được nhẫn nhục: Người tu phải có đại chí, quyết tâm dùng thời gian, tâm huyết vào việc chính, còn những việc khác “thị chi bất kiến, thính chi bất văn”.
*Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa,
Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.
Lọc vàng nào quản công phu,
Mắt nhìn trên vách, mấy thu đã chày.
Ngài Kính Tâm tu hành lục độ Ba La Mật: trong đó cái chính là Nhẫn nhục.
Muốn hành được nhẫn nhục phải “Công phu”, phải hàm dưỡng. Khi bị nạn Thị Mầu .Ngài Kính Tâm đã tu tập đến giai đoạn Diện bích - Công phu thâm hậu tập trung ở giai đoạn cuối cùng. Đức Vạn hạnh Thiền Sư cũng đã dạy:
Cảnh trong tâm, tâm nào có cảnh,
Tâm không thì mọi cảnh chơn không.
(...)
Trong không lại có muôn vòng pháp luân. Trúc Lâm Thánh Đức Thiền điện, 07-3 Giáp Dần (30-3-1974).


Trong Tam Kỳ Phổ Độ Đức Quán Thế Âm dạy về hạnh nhẫn nhục.
“Nhẫn nhục không phải là một điều hèn yếu, thua sút đâu chư hiền đệ muội. Chính những lúc chế ngự giặc lòng, những lúc đè nén sự giận dữ phiền muộn là những lúc sức mạnh vạn năng của tâm hồn được khơi dậy lẫy lừng. Có nhiều lần chiến thắng nội tâm lừng lẫy mà không hay biết, như vậy mới tạo cho mình một hào quang đạo hạnh xán lạn vô cùng. Bởi người tu theo đạo khác với người đời tự do phóng túng để thị dục cuốn lôi, chớ người đời kẻ đạo ai cũng như ai, ngoài thân phàm xác thịt có chi là khác. Khác với người, cao cả hơn người là ở chỗ làm cho lòng mình được yên ổn, được mẫn tuệ, được rộng rãi như đại dương, như không gian vũ trụ vô cùng, mà người thế thường không ai làm nổi.” Nam Thành Thánh thất, 14-10 Canh Tuất (12-11-1970).


Nhẫn nhục chính là công phu thuần dưỡng.
Có một lẽ từ bi nhẫn nại,
Thánh Thần Tiên đều phải chịu chung,
Nếu không kiên chí vẫy vùng,
Dây oan trói buộc lâm chung muộn màng! Nam Thành Thánh thất, 14-10 Canh Tuất (12-11-1970).

4. ĐỨC THÍCH CA CÔNG BỐ THÁNH SẮC

Trong hương khói của lễ trà tì, Đức Thế Tôn phóng quang từ mây lành và truyền ban đạo quả cho tiểu Kính Tâm.
*Giữa trời kết đóa tường vân,
Đức Thế Tôn hiện toàn thân xuống đàn.
Ào ào dạng bóng tường loan,
Tràng phan bảo cái giao quan âm thầm.
Truyền rằng này tiểu Kính Tâm,
Phi thăng làm Phật Quán Âm tức thì.
Lại thương đến đứa si nhi,
Bên tay cho đứng liền khi bấy giờ.
Kìa như Thiện Sĩ lờ đờ,
Cho làm chim vẹt đứng nhờ một bên.
Nhứt nhơn hành đạo cửu huyền thăng, công đức tu hành của Đức Quan Thế Âm được Đức Thích Ca độ siêu rỗi luôn cả cha mẹ:
*Độ cho hai khóm xuân huyên,
Ra tay cầm quyết bước lên trên toà.
Siêu thăng thoát cả một nhà,
Từ đây phúc đẳng hằng sa vô cùng.
Lên miền Cực Lạc hội đồng,
Mọi người khi ấy đều trông rành rành.
Thực là lành lại gặp lành,
Nam mô Di Phật tu hành thời coi.

Ngày nay Đức Quán Thế Âm dạy về cuộc đời đi tu:
“Những gì may rủi, vui buồn, tốt xấu, dễ khó ở kiếp hiện tại không những chỉ do nơi những quả lãnh của kiếp hiện tại gây dựng được mà thôi, những nợ nần vay mượn trong kiếp quá khứ vẫn còn cộng thêm. Người tu hành lòng mong giải thoát ở kiếp lai sinh thì ngay từ kiếp hiện tại phải kiện toàn mọi mặt để thanh toán nợ cũ và đừng vay mượn nợ mới và phải gây dựng một số vốn liếng sự nghiệp cho kiếp lai sinh.
Thường thường trong hàng tu thân hành đạo hay gặp những trở ngại trên bước đường tu thân lập quả như: khảo đảo về phần thể xác, gia đình hoạn nạn, họa gởi tai bay, phu thê tử tôn đau ốm, lâm cảnh túng thiếu cơ hàn, nợ nần đòi hỏi thúc giục, đương trai giới hạnh đường lại vương mang bịnh hoạn có thể chẳng thâu dụng được trai giới, đến lương y bác sĩ đặt điều kiện ẩm thực theo khoa học hiện đại trái với luật giới trường trai, v.v… Đó là những chướng ngại xảy đến làm ngăn trở bước đường tiến hóa cho đời người giữ đạo. Tuy nhiên, không phải tất cả người nào trong giới tu hành cũng đều gặp việc không may như vậy. Sự may sự rủi ở đây là do người đời đặt tên theo sự nhận xét của mình. Phải nói cho đúng, những sự kiện xảy đến như vậy đều do tiền khiên còn đọng lại.” Minh Lý Thánh Hội, 17-3 Kỷ Dậu (03-5-1969).

5. SỰ CỨU ĐỘ CỦA ĐỨC QUÁN THẾ ÂM

- Muốn cứu mình trước phải cứu người: trong kinh Cứu Khổ, Đức Quán Thế Âm dạy “sử nhơn vô ác tâm, linh nhơn thân đắc độ”, đối với mọi người chúng ta phải dụng tâm thiện thì Đức Quán Thế Âm mới cứu chúng ta được.

- Phải siêng năng kiên trì tu tâm sửa tánh, tụng đọc kinh kệ thường xuyên, Đức Quán Thế Âm mới cứu độ được. Trong kinh Cứu Khổ, Đức Quán Thế Âm dạy “nhược hữu nhơn tụng đắc nhứt thiên biến, nhứt thân ly khổ nạn” (người nào tụng được một ngàn biến Kinh Cứu Khổ thì tự thân xa lìa được tai ách.) Muốn cứu độ được cả gia đình thì phải cố gắng 10 lần hơn “Nhược hữu nhơn tụng đắc nhứt vạn biến hiệp gia ly khổ nạn” (người nào tụng được một vạn lần thì toàn gia đình được thoát qua tai nạn.)

6. LỜI DẠY CỦA ĐỨC QUÁN THẾ ÂM

Hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là:
Trần gian vạn khổ còn kia,
Lòng người Bồ Tát đâu lìa chúng sanh.

Đức Bồ Tát dạy: “Chư hiền đệ, hiền muội
- phải hiểu con đường của mình đang đi phải đi về đâu,
- đi đến chỗ nào duy nhứt, rồi sẽ định việc làm.
- Trước khi làm phải hiểu việc làm thế nào cho hợp tình hợp lý, có nghĩa, có nhân.
- Được như vậy mới dám hy sinh mọi mặt, mới có can đảm để vượt qua mọi chướng ngại” Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ (04-02-1965).

Qua lời dạy này, Đức Bồ Tát muốn chúng ta phải biết Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đưa chúng ta đi đến đâu, bằng cách nào để đi được tới nơi, bắt đầu đi từ đâu? Mục đích, tôn chỉ, lập trường của Đại Đạo là giải đáp cho 3 vấn đề trên.

A. MỤC ĐÍCH

Cốt tủy lời dạy của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát nhằm giúp chúng ta thực hiện được hai mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là: Thế Đạo Đại Đồng và Thiên Đạo Giải Thoát.
Đức Bồ Tát dạy:
Nhìn lên chơn lý Đại đồng,
Thực hành cho đúng mới không tội tình.
Đại đồng bao quát thinh thinh,
Chơn lý lẽ thiệt trung minh Đạo Trời. Vạn Quốc Tự, 01-10 Ất Tỵ (24-10-1965).

Xây dựng thế gian thành cõi thái hòa an lạc, và một ngày kia siêu xuất thế gian ra khỏi luân hồi lục đạo là hai diệu dụng không tách rời nhau của chữ “TU”.
Về siêu xuất thế gian Đức Bồ Tát dạy:
Tâm người là một Cao Đài,
Là Tiểu Thiên Địa, tam tài chí linh.
Xét trong hữu tướng vô hình,
Phải biết thể dụng cho tinh mới thành.
Dụng hình tạm kiếp lương sanh,
Luyện rèn kim thể thoát mành trần la.Minh Lý Thánh Hội, 03-9 Giáp Dần (17-10-1974).

B. TÔN CHỈ

Muốn thực hiện được hai mục đích cao quý trên, người môn đệ Đức Cao Đài được ban cho tôn chỉ “Tam giáo qui Nguyên, Ngũ chi Phục nhứt”.
Tam giáo là Nho, Thích, Đạo.
Ngũ chi là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo.
Đây thường bị hiểu lầm là tinh thần sô vanh nước lớn “Đại Đạo” muốn gom các đạo giáo vào một để chưởng quản.

Người tín đồ Cao Đài được dạy: muốn cho từ cá nhân cho đến xã hội: gia đình, quốc gia, nhân loài được ổn định, phát triển thì phải thực hiện kết hợp được tinh hoa của Nho, Thích, Đạo là:
- Nho – đạo trị thế (người hòa hợp với mọi người)
- Đạo – đạo trị thân (người hòa hợp với thiên nhiên và bản thân)
- Thích – đạo trị tâm (người hòa hợp với chính mình)
Ba phần này hòa quyện không thể tách rời.

Đạo trị thế gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo.
Đạo trị thân: Tiên đạo.
Đạo trị tâm: Phật đạo.
1. Nhơn đạo tập trung vào CƯƠNG THƯỜNG
2. Thần đạo ở hai chữ TRUNG CHÍNH
3. Thánh đạo ở hai chữ CÔNG BÌNH
4. Tiên đạo ở hai chữ BÁC ÁI
5. Phật đạo ở hai chữ TỪ BI.
Tất cả thực hiện trong xã hội với nhân sinh.

Tinh thần qui nguyên, phục nhứt là người tín đồ Cao Đài phải học, tu, hành cho được tinh hoa của Tam giáo và Ngũ chi.

Đức Quan Thế Âm dạy :
“Chư hiền muốn thành Phật ư? Muốn thành Tiên, Thánh, Thần ư? Được, tốt lắm.
Chính trong thâm tâm chư hiền, mỗi người đều có, tạm gọi là vốn liếng, để thành Phật, Tiên, Thánh, Thần. Miễn chư hiền biết trọn lòng, tư tưởng đến việc làm cùng lời nói. Loại nào của các bực Phật, Tiên, Thánh, Thần, nên nuôi dưỡng mà tiến hành. Còn những tư tưởng, hành động, lời nói nào của ma quỉ, phải chừa ngăn. Có như vậy, mới sớm toại nguyện.
Thử đặt câu hỏi: Nếu mình làm đúng, nói đúng, trong lúc đó có người nói ngược lại, mình có bực tức, giận chăng? Nếu có, tức là không được Phật Tánh.
Nếu khi gặp cơn đói lạnh, mình chỉ còn một chén cơm cho cả gia đình, trong lúc đó gặp người hàng xóm xin chia bớt một phần, mình có chia chăng? Nếu không, tức là thiếu lòng bác ái, chẳng được thành Tiên.
Nếu khi cơn ghiền rượu đang hoành hành, ở nhà còn sót một vò rượu ngon, hỏi mình có tự nhẫn kiên, không dùng rượu, để sáng suốt tinh thần, tiếp điển hành pháp chăng? Nếu không nhẫn được là không thành Thánh.
Nếu cần một món tiền chia hai, bên ba phần, bên năm phần, cho thân nhơn với một người láng giềng, có ưng lòng chia phần nhiều cho người hàng xóm chăng? Nếu không thì chẳng được thành Thần.
Những sự kiện nghe qua rất tầm thường, nhưng xét lại thật là khó hành. Mà hễ khó hành thì không thành. Muốn thành, phải kiên nhẫn, hy sinh, đức độ. Nếu ngược lại, bắt cá hai tay, làm sao đắc quả, vì câu:
Thiên Đàng thì cũng muốn lên,
Tiếc vì sự nghiệp một bên còn nhiều.” Huờn Cung Đàn, 15-5 Ất Tỵ (14-6-1965).

Nói về “Đạo làm người” tức là “NHƠN ĐẠO”:
- Các nền triết học Đông Tây kim cổ đều giải quyết vấn đề làm người. Chung qui các triết thuyết đều khẳng định: Con người bao gồm hai thành tố: Yếu tố sinh học và yếu tố đạo đức, tức là giá trị của con người.
Idogéne giữa trưa cầm đèn đi vô chợ, hỏi ông đi tìm chi? Ông nói: đi tìm một con người.
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dạy :
Khuyên người hiểu trí tri đạo lý,
Đạo làm người chung thỉ nhờ thân,
(…)
Khi ở chốn gia đàng cư xử,
Đạo làm cha phụ tử tình thâm,
Cha không tửu sắc sai lầm,
Bạc bài đàng điếm là mầm hư thân.
(…)
Đạo làm người tròn vuông sau trước,
Đó là khuôn là thước giữ mình,
Làm người cho trọn nghĩa tình,
Phật, Tiên, Thần, Thánh muốn thành khó chi. Huờn Cung Đàn, 29-5 Ất Tỵ (28-6-1965).

Bước lên “Thần đạo” tập trung vào hai chữ “TRUNG CHÍNH”

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy :
Phật Tiên Thánh nhiều kỳ giáng thế,
Cũng khuyên đời tín, lễ, nghĩa, nhân,
Hiếu trung, phụ tử, quốc dân,
Phu thê, bằng hữu, bản thân ráng hành. Huờn Cung Đàn, 29-5 Ất Tỵ (28-6-1965).

Làm dân cho đáng nên dân,
Làm quan cho đáng tinh thần làm quan. Huờn Cung Đàn, 29-5 Ất Tỵ (28-6-1965).


Chữ TRUNG được hiểu :
Trung với nước: không dời, ý đổi,
Trung cùng người, chẳng dối, chẳng ngoa,
Trung trinh liệt nữ quần thoa,
Trung ngôn thường xử vậy mà cho phân.

Thánh đạo tập trung vào hai chữ “Công bình”:

Đức Khổng Tử dạy: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” - (Điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác).
Đức Ky Tô cùng dạy một ý: “Điều gì anh em muốn người khác làm cho anh em, anh em hãy làm cho người khác”.
Đức Khổng Thánh dạy :
Ai chẳng biết vô tư là quí,
Ai chẳng tường ích kỷ là sai,
Ngặt vì tước lộc tiền tài,
Nhiễm mê hồn tục mắt tai ù lòa.
Rồi đâu thấy người ta đồng thể,
Nên công bình riêng để một bên,
Lợi mình giả ngộ làm quên,
Kém thua chẳng chịu nói lên bất đồng.

Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, đạo trị thế cốt ở đường lối “chính danh định phận” (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử) và đạo lý “Công Bình”.

Tiên đạo: BÁC ÁI, và Phật đạo: TỪ BI; đạo trị thân “Chư hiền đệ hiền muội đã ý thức được thiên đàng địa ngục là đâu. Có phải ở tận trên vòm trời sâu thẳm hay ở dưới đáy biển lòng đất sâu dày đó chăng ? Tất cả thiên đàng hay địa ngục đều có tự trong con người của chư đệ muội. Nếu chư hiền đệ hiền muội biết hướng thượng, biết gìn thiên lương chơn tánh, biết trau dồi báu ngọc mâu ni, chư hiền đệ muội sẽ có một cảnh thiên đàng trong nội tâm ngày ngày an lạc. Ngược lại, chư hiền đệ muội mãi tiến bước trên con đường dục vọng buông bắt những ảo ảnh phù hoa, làm sao tránh được cảnh buồn vui cười khóc, được mất nhục vinh ? [ . . .]
Người tu hành không tìm đạo lý ở ngoài thân mà phải tìm ở nội tâm.” Đức Quan Âm Bồ Tát, Chơn Lý Đàn, Tuất thời, 01- 4 nhuần Giáp Dần, 22-5-1974).
và đạo trị tâm. Đức Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Âm Bồ Tát có dạy:
“Chư hiền đệ hiền muội là những thành phần giác ngộ, tầm đạo học hỏi để tu công lập đức, cốt ý là hoàn thiện hóa bản thân trong kiếp đời hiện tại và được giải thoát phần chơn như khi về bên kia thế giới.
(…) Đời con người lấy lẽ sống làm căn bản, nếu chỉ là sống cho bản thân giả tạm ở cõi vô thường nầy thì không cần phải đề cập đến, mà phải quan niệm luôn cả lẽ sống về tâm linh.
Con người muốn toại hưởng cõi thanh bình phải nhắm vào thực hành các điểm sau đây :
1/- Nội công tu tiến,
2/- Ngoại công đức hạnh,
3/- Quá khứ tâm nên dứt bỏ,
4/- Hiện tại tâm không có,
5/- Vị lai tâm đừng vọng tưởng.
Đó là hạng tu tiến một quãng đường khá dài mới có thể thực hành được trọn vẹn.” (Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14-01 Kỷ Dậu, 02-3-1969).

Thân tâm con người không thể tách rời nhau, công phu của đạo Cao Đài là phép luyện thân tâm, luyện thân là luyện mạng, tu tâm là tu tánh. Tu tánh luyện mạng tức tánh mạng song tu.
Con người đứng trước một yêu cầu khẩn thiết và cấp bách. “Mình phải tự biết mình”. Chúng ta đang làm chủ một chiếc xe, không biết cấu tạo của nó, chức năng các bộ phận ra sao, gìn giữ điều khiển nó như thế nào, thậm chí còn lấy búa đập phá nó nữa!
Các bác sĩ cho chúng ta biết: rượu, thuốc lá, thuốc trừ sâu là nguyên nhân của ung thư. Tà dâm là nguyên nhân của sida, chấn thương tâm lý là nguyên nhân cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Trong việc luyện thân tâm này – cơ thể con người là tiểu vũ trụ có liên quan đến đại vũ trụ, một năm có bốn mùa Đông chí, Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, một ngày có bốn thời tí, mẹo, ngọ, dậu, hành giả hành công nhiếp thâu “Tiên Thiên Khí” mà bồi dưỡng thân tâm để hoằng pháp lợi sinh:
Đức Quan Âm Bồ Tát dạy:
Mình cũng có pháp thân nội ngoại,
Cũng như Trời là Đại linh quang;
Trên thì Thiên thượng Thánh Hoàng,
Dưới mình thiên hạ trần gian điển hình.
Trời thì có hành tinh nhựt nguyệt,
Có âm dương hàn nhiệt nóng khô;
Con người là tiểu qui mô,
Cũng đều có bản hà đồ lạc thơ.
Đó là máy huyền cơ Tạo Vật,
Người với Trời thể chất song song,
Nếu mình bền chí gia công,
Tu thân luyện mạng cũng mong thành Trời. Giáo hội Tiên Thiên Minh Đức, 20-9 Đinh Mùi (23-10-1967).


Đức Quán Thế Âm dạy :
“Hằng ngày phải tham thiền nhập định, tối thiểu phải học hỏi giáo lý chơn đạo
- để tập tư tưởng hướng thiện,
- để dằn lòng an định. Lòng có an định, thân thể mới được kiện cường, tâm linh mới được phát hiện,
- không để thị hiếu thị dục làm chủ lôi kéo dối gạt mình vào bàng môn tả đạo.” Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-9 Quý Sửu (10-10-1973).

Đức Quán Thế Âm dạy :
“Qua những ngày thiền định tập thể, chư hiền sĩ hiền muội đã áp dụng công năng vô hình bằng tư tưởng trong lành để phá tan ác khí. Chư hiền ngoan ngoãn chơn thành tuân Thánh ý là đem lại kết quả khả quan và ảnh hưởng rất tốt đẹp rồi vậy.” Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-6 Giáp Dần (02-8-1974).

Mỗi lần xả thiền, Ơn Trên dạy hồi hướng cho đồng bào, nhân loại:
“Công đức toạ thiền lớn biết bao,
Phước lành hồi hướng khắp nơi nao.”
LẬP TRƯỜNG: THUẦN CHƠN VÔ NGÃ Ngã, trước hết là giữ được CHƠN NGÃ. Đức Quán Thế Âm dạy:
“Ta đây không phải là ta,
Cái ta giả tạm trần la buộc ràng.” (Nam Thành Thánh Thất, 14-10 Canh Tuất, 12-11-1970).

Làm sao duy trì được cơ chế thuần lương, thiện mỹ “thanh rồi phải giữ cho thanh luôn”. Nơi đây chúng ta thấy có mối quan hệ hữu cơ giữa nội tâm Đức Ngô Đại Tiên Minh Chiêu dạy “Tâm chơn đó là Tâm Phật, là Thượng Đế tính thuần chơn vô ngã, vô chấp, vô cấu; còn tâm giả là thất tình lục dục, hỉ nộ tham sân, v.v....(Tây Thành Thánh thất- Cần Thơ, 27-9 Giáp Dần, 10-11-1974).
và ngoại cảnh: trong đó nội tâm chủ sử, ngoại cảnh trợ duyên. Đức Quan Âm dạy:
“Chư hiền đệ muội thử nghĩ: Có bao giờ những người chân tu đạo đức mà lại gặp những bạn tửu nhục đạo tặc đến rủ ren, hay trái lại, có bao giờ những người đổ bác, đạo tặc mà có người bạn văn nhân sĩ khí đến bao giờ. Như vậy là nội tâm mỗi người được thuần chơn đúng đắn sẽ có ngoại cảnh an lành tốt đẹp trợ duyên. Nội tâm sẵn dành chỗ phụng thờ Thượng Đế, hoài bão những việc làm của Thượng Đế, thì không còn chỗ nào trống để tà mị lấn chen.” Minh Lý Thánh Hội, 14-01 Kỷ Dậu (02-3-1969).

Đức Quán Thế Âm dạy:
“Trên đường tu thân học đạo, hành giả phải chuyên nhứt tâm để tìm chánh pháp. Chánh pháp không ở ngoài thiên không vũ trụ mà ở ngay trong con người của hành giả. Khi ngộ nhập huyền môn tức thị chánh pháp khai thông để lìa khỏi tự ngã mới thấy tánh để thành Phật. Cái tự ngã mà Bần Sĩ muốn nói nơi đây là nguyên nhân của vòng đọa lạc. Bởi tự ngã nên không lìa được chấp ngã. Còn chấp ngã Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
Thời trung là đạo tạo nên đời,
Chí đức chí tâm chẳng đổi dời,
Vượt khỏi thị phi vô ngã chấp,
Thuyền từ vững lái chốn ngàn khơi. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-7 Kỷ Mùi, 06-9-1979)
là còn mê vọng, tham sân si. Còn mê vọng tham sân si là còn nhân quả chuyển luân không dứt.” Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-7 Đinh Tỵ (29-8-1977).

Vì vô minh mà chấp ngã. Phải khai huệ để lìa ngã. Muốn khai huệ phải tham thiền.

Đức Quán Thế Âm dạy :
“Tham thiền là phương tiện quí giá nhứt để được phát huệ, nhận chân mọi cội nguồn của các sự kiện xảy đến.” Minh Lý Thánh Hội, 02-4 Kỷ Dậu (17-5-1969).


Khi tham thiền là chủ sử lục căn:
“…con người là cái kho chất chứa đầy chủng tử. Nếu vất bỏ hết những thấy, nghe, hiểu, biết theo thế sự thường tình thì minh linh phát hiện soi sáng tất cả chướng ngại trong pháp giới chúng sanh để phá tan màn đêm lục thức cho tất cả chúng sanh hồi đầu thị ngạn.” Minh Lý Thánh Hội, 02-4 Kỷ Dậu (17-5-1969).

Anh Tự Ngã, chủ nhơn ông bị 6 người bộ hạ lôi vào vòng luân hồi sanh tử là lục căn: nhãn, nhĩ , tỉ, thiệt, thân, ý.

Các tôn giáo đều tạo điều kiện cho hành giả không còn cái “của ta” về vật chất, không còn cái riêng mà chỉ có cái chung: Nhà chung của Ki-tô giáo, Lục hòa của Phật giáo, Hội Thánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Sáu căn duyên với cảnh ngoài,
Tình nương theo ý phiêu nhai đất người...
Bế căn, chỉ niệm, tâm tình huờn hư!
Lúc đó mới thấy tánh thành Phật.

Chúng ta học tu theo tấm gương và lời dạy của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trước để tự cứu mình, sau góp phần vào sứ mạng tận độ trong Tam Kỳ Phổ Độ để trọn làm con thảo của Đức Chí Tôn và học trò Tiên nhỏ của các Đấng Tôn Sư.

Cầu và nguyện xin được như thế.
Huệ Ý

Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây