Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Xuân rằng đến chẳng vì ai ! Xuân đến theo lẽ tự nhiên của đất trời. Chẳng vì có hoa ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được Đức Chí Tôn lập thành vào năm Bính Dần 1926 tại Nam Việt. ...
-
THẦN TIÊN THI DIỆU BÚT (20 ) Kỳ này, chúng ta hãy thưởng thức sự phối hợp thi thơ giữa Đức ...
-
Ngoài cuốn ĐẠO ĐỨC KINH, Đức còn để lại cho đời nhiều cuốn kinh khác : KINH CẢM ỨNG dạy về ...
-
Năm 1967, cách nay 40 năm, Đức Lý Thái Bạch là Đấng Thiêng Liêng đầu tiên đã ban ân hướng ...
-
Chỉ 12 năm sau ngày Mẹ Maria hiện ra tại La Salette(1) với những lời báo động nghiêm khắc và ...
-
Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với ...
-
Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một ...
-
Có một lần, tôi cùng một người bạn đạo về dự lễ Trung Thu Hội Yến Diêu Trì tại Tòa ...
-
Với sự xuất hiện của Cao Đài tại cái nôi Việt Nam, không chỉ Tam Giáo truyền thống được phát ...
-
Câu chuyện nói về việc muốn đạt được sự thay đổi thực sự như từ loài cá chép hóa thành ...
-
Vĩnh là vĩnh cửu, bất biến. Nguyên là nguyên bổn, hằng hữu hằng thường. Chỉ có cái nguyên bổn mới ...
Huệ Ý
Thần Tiên Xướng Họa
" Thiều quang vũ trụ ánh muôn màu,
Quyền pháp Tam Kỳ một túi thâu;
Chuốc chén kim tượng cùng thế sự,
Có ai theo Lão đến vườn đào."
Thánh giáo sưu tập 1966 – 1967" Saigon 1968 tr.130
Đức Động Đình Tiên Trưởng
Họa nguyên vận :
1. "Nước trí non Nhân đẹp sắc màu,
2. Thiều quang nhặt thúc nhẹ tay thâu;
3. Vị lòng Tiên Trưởng lâm trần thế,
4. Mở ngỏ nguyên nhân đến Động Đào"
Thánh giáo sưu tập 1966 – 1967 Saigon 1968 tr.130
Đức Nam Cực Tiên Ông.
Sông núi là biểu trưng của một vùng địa lý. Về mặt tình cảm sông núi, gợi nhớ nơi chôn nhau cắt rún, ghi dấu nhiều kỷ niệm trong tim óc mỗi người. Đối với thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu, đó là núi Tản, sông Đà cũng như sông Hương, núi Ngự là của đồng bào cố đô Huệ.
1. "Nước Trí, non Nhân đẹp sắc màu".
Đức Nam Cực Tiên Ông dạy chúng ta với văn phong rất Việt Nam, Ngài dùng cụm từ "non nước" để nói đến quê hương. Ơ đâu có sông Trí, núi Nhân ? và quê quán đó của ai? Chúng ta hiểu rõ hơn với lời dạy của Đức Vô Cực Từ Tôn.
" Con nhớ chăng con chốn Thượng Đình ?
Mỗi con mang lấy mãnh hồn linh;
Vào đời tu học bồi âm chất,
Hành đạo độ đời giúp chúng sinh.
***
Nhưng lúc vào đời mang nhục thân,
Sớm trưa vùi lấp bụi phong trần;
Đỉnh chung danh lợi đua chen mãi,
Quên cội quên nguồn chốn cõi Nhân"
Thánh giáo sưu tập 1972- 1973 Saigon 1974 ,tr.115
Ngắn hơn nữa Đức Mẹ dạy :
" Vô Vi độ trẻ lại Thiên Đường,
Cực Lạc mới là thật cố hương".
Như vậy nước Trí, non Nhân là Thiên Đường nơi các nguyên nhân tình nguyện vào đời học hỏi , phụng sự và đồng tiến với chúng sanh.
Nước Trí, non Nhân là cố hương của chúng ta, hùng vĩ thanh thoát, cư dân nào cũng gồm đủ tâm hạnh : Nhân ,Nghĩa, lể, trí, tín. Đức Nam Cực Tiên Ông đã phác họa Thiên Đường theo phong cảnh và tâm tưởng trần gian để chúng ta cảm nhận được.
2. " Thiều quang nhặt thúc nhẹ tay thâu".
" Một ngày cõi thọ là ngàn thế gian" Văn cúng giổ
nhưng sang câu hai (2) chúng ta nhận ra hình ảnh đẹp của một vị Tiên đang lần tay đếm dùm chúng ta tháng lụn năm tàn với lời nhắn gởi dạy dỗ của Đức Chí Tôn.
" Con Ơi ! Máy tạo đâu chờ
Mà lần lựa mãi trể giờ đó con".
Giật mình tỉnh mộng, nước Trí, non Nhân mờ xa rồi và chúng ta đang phiêu bồng giữa biển khổ trần gian. Một thi sĩ than :
" Giật mình bấm đốt ngón tay,
Trăm năm một giấc mộng dài hải kinh".
" Sinh tử sự đại, tấn tối vô thường" (sống chết là việc lớn, nó tới không biết lúc nào). Nếu không kịp giải quyết, kết cuộc mỗi người sẽ như Cung Oán Ngâm Khúc diễn tả :
"Trăm năm nào có gì đâu,
Chẳng qua một bãi cỏ dâu xanh rì".
Về đâu, ta đi con đường nào ?
- Kìa, Đức Nam Cực Tiên Ông đang khai lối :
3. "Vị lòng Tiên Trưởng lâm trần thế,
4. Mở ngõ nguyên nhân đến Động Đào"
Đức Nam Cực Tiên Ông và chư Phật, Tiên. Các Đấng Tiền Khai Đại Đạo nhận lời mời của Đức Ngô Đại Tiên giáng trần gian đánh "hồi chuông khải ngộ" thức tỉnh các nguyên nhân quay về cố hương. Ai là nguyên nhân, Ơn Trên kêu gọi :
" Bớ chúng sanh linh thoàn chờ rước
Rước những người hữu phước tiền căn"
Đại Thừa Chơn Giáo, Bản Song ngữ Việt Pháp, tr.18
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy " hễ đại chí thì mới biết được đại căn"
Còn quá sớm để xác nhận ai là nguyên nhân, người nào nghe, vâng theo lời dạy của các Đấng, nhập môn cầu Đạo, bồi công lập đức, hành tròn tam công suốt cuộc đời khi người ấy nhắm mắt. Chúng ta có thể tin rằng "mình có duyên cùng tu với một nguyên nhân". Ngài đang thưởng thức những tấu khúc của thiên thai đón mừng một chơn linh hoàn thành sứ mạng.
Ơ bài 1, Đức Động Đình Hồ Tiên Trưởng kêu gọi "có ai theo Lão đến vướn Đào" tiếp vào bài 2. Đức Nam Cực Tiên Ông đã dụng công "mở lối nguyên nhân đến Động Đào", chúng ta đừng lỡ hẹn, đừng lỡ bước, hãy mau mau quay bước trở lại Đào Nguyên vườn cũ.