Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ”
-
Tiền bối Cao Triều Phát sinh ra trong một gia đình đạo đức, thừa hưởng tính cách nhân hậu của ...
-
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO HUỆ NHẪN 12/2006 NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO (Năm chi Đạo họ Minh) VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ...
-
Suy ngẫm mùa tu Hạ Chí
-
"Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu ...
-
Thông thường chúng ta hiểu đơn giản là Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tịnh luyện và Đức Giáo Tông ...
-
ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC VỀ VIỆC CHUYỂN BIẾN TỪ TRUNG THÀNH THÁNH THẤT ĐẾN TRUNG TÔNG THÁNH TỊNH. Huệ Ý Cách đây 70 ...
-
. . .Hôm nay Bần Đạo đến đây phân tách những nét chính của những giai đoạn của đời người ...
-
Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt ...
-
Các trận đấu đã tạm thời chấm dứt, nhưng họ phải luôn luôn chiến đấu với chính mình để tự ...
-
Giải pháp ưu việt nhất để cứu độ con người là con người làm thế nào phát huy tối đa ...
-
Bất kỳ trong xã hội nào trên hoàn cầu này, đều có cảnh trạng : người thì nhà cao cửa ...
Huệ Ý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Giới quy trong đạo Cao Đài và việc vận dụng
Giải thoát lấy công phu làm chính.
Học tu tuân luật lịnh làm đầu.[1] Giới luật tịnh trường
Người ta thường nói: "Ở đâu có xã hội, ở đó có luật pháp." Luật pháp là quy tắc của đời sống chung mà mọi người phải tuân theo. Quy tắc đó do ý chí cuả ai?
Thời quân chủ là ý chí của một cá nhân (vị vua).
Thời dân chủ là ý chí của đa số (quốc hội, cơ quan đại diện của toàn dân).
Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần thánh, tiên phật. Luật là khuôn vàng thước ngọc giúp chúng ta nâng cao giá trị của mình. Đức Cao Triều Tiền Bối dạy:
Anh đem thước ngọc khuôn vàng.
Đó là đạo lý bảo toàn các em.
Mỗi người như cục bột, chịu ép mình vào khuôn mà trở nên bánh trung thu rồng, phụng, trị giá gia tăng rất nhiều. Quy giới là khuôn đúc chúng ta thành thần thánh, tiên phật. Ơn Trên dạy:
Muốn đắc thánh phải noi ý thánh,
Muốn thành tiên, lập hạnh tiên gia,
Muốn nên quả vị phật đà,
Từ bi phải tập hải hà chi tâm.
Từng mực áp dụng luật pháp, chúng ta thấy:
a. Luật là tiếng còi
Người chăn trâu thổi tù và, người chăn chiên thổi còi, gọi đàn trâu, gọi đàn chiên về chuồng trước khi đêm xuống.
Trên cương vị người chức sắc, chức việc, mỗi rằm, mùng một phải đọc thánh ngôn, phải giảng giải đạo lý cho bổn đạo nghe, hiểu để hành đúng chơn lý, nếu không là chưa tròn bổn phận nhắc nhở thổi còi.
b. Luật là hàng rào
Chiên về chuồng, trong đêm tối luật là hàng rào bảo vệ không cho cọp beo xâm nhập.
c. Luật là cây roi
Đối với những con chiên nghe còi mà không chịu về, mục đồng phải dùng roi để dẫn về. Mục đồng cũng dùng roi đối với những con chiên ở trong chuồng mà phá rào chạy ra ngoài.
d. Luật là sợi dây an toàn
Mỗi người đều có ý thức, có tự do và có trách nhiệm. Luật là sợi dây an toàn, nó chỉ có ý nghĩa và ích lợi khi chính chúng ta tự hiểu, tự ý thức giá trị về sự cần thiết của nó cho chính mạng sống của mình, để tự buộc sợi dây an toàn. Tự tuân giữ quy giới thì đời tu của mình mới hy vọng đi trọn.
II. GIỚI QUY TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
a. Pháp Chánh Truyền là ý chí của Đức Chí Tôn. Đây là sự kiện hy hữu. Ngày rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) Đức Chí Tôn ban cho chúng ta Pháp Chánh Truyền (Đạo Trưởng Huệ Lương gọi là bản hiến pháp Thiên Khải) để quy định tổ chức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
b. Tân Luật. Đây là đạo luật thể hiện ý chí Thiên nhân hiệp nhất. Sau khi ban Pháp Chánh Truyền, Đức Chí Tôn dạy các Đấng Tiền Khai Đại Đạo soạn Tân Luật và đệ trình Ơn Trên phê chuẩn. Tân Luật bao gồm cả ý chí con người và ý chí của Ơn Trên. Tân Luật gồm ba phần: (i) Luật tịnh thất; (ii) Thế luật; (iii) Đạo pháp.
Trong đạo Cao Đài khi nói đến giới quy, chúng ta hiểu:
- Giới tức Ngũ giới cấm.
- Quy tức Tứ đại điều quy (đừng lầm Tam quy của nhà Phật).
1. Ngũ giới cấm, sợi dây an toàn của mỗi cá nhân
Chương IV về Ngũ giới cấm (Tân Luật, phần Đạo pháp):
"Hễ nhập môn rồi phải trau giồi tánh hạnh, cần giữ Ngũ giới cấm là:
- Nhứt bất sát sanh: Chẳng nên sát hại sanh vật.
- Nhì bất du đạo: Cấm trộm cướp, lấy ngang, lường gạt của người, hoặc mượn vay không trả, hoặc chứa đồ gian, hoặc lượm lấy của rơi, hoặc sanh lòng tham của quấy để ý hại cho người, mà lợi cho mình, cờ gian bạc lận.
- Tam bất tà dâm: Là cấm lấy vợ người, thả theo dàng điếm, xúi giục người làm loạn luân thường, hoặc thấy sắc dậy lòng tà, hoặc lấy lời gieo tình huê nguyệt (vợ chồng không gọi tà dâm).
- Tứ bất tửu nhục: Là cấm say mê rượu thịt, ăn uống quá độ, rối loạn tâm thần, làm cho náo động xóm làng, hoặc miệng ước rượu ngon, bụng mơ đồ mỹ vị.
- Ngũ bất vọng ngữ: Là cấm xảo trá, láo xược, gạt gẫm người, khoe mình, bày lỗi người, chuyện quấy nói phải, chuyện phải thêu dệt ra quấy, nhạo báng, chê bai, nói hành kẻ khác, xúi dục người hờn giận, kiện thưa xa cách; ăn nói lỗ mãng, thô tục, chửi rủa người, phỉ báng tôn giáo; nói ra không giữ lời hứa."
Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn dạy năm bài về Ngũ giới cấm, các điểm chánh như sau:
- Nhứt bất sát sanh. Sanh là sự sống. "Thầy là sự sống, phạm đến sự sống là phạm đến Thầy."
- Nhì bất du đạo. Điều này liên quan đến chữ tham (đứng đầu trong tam độc: tham, sân, si) làm mất lẽ công bình. Hiện nay tham nhũng là vấn đề nhức nhối của mọi quốc gia.
- Tam bất tà dâm. Phạm tội này làm xáo trộn luân thường, trật tự xã hội. Sát hại sanh linh ở tầm mức vi mô, chúng đến nghiệt cảnh đài, kiện chúng ta.
- Tứ bất tửu nhục. Cái hại cho con người là không còn làm chủ lấy mình và có thể phạm tất cả tội lỗi khác.
- Ngũ bất vọng ngữ. Tự dối mình trước tiên, rồi dối người, dối Trời, gây nên xã hội điên đảo.
Người tu phải giữ Ngũ giới cấm ở cả ba phần thân, khẩu, ý (cấm sanh lòng tham của quấy, cấm thấy sắc dậy lòng tà, cấm bụng mơ đồ mỹ vị).
Luật pháp trừng trị cái tội đã làm. Tôn giáo ngăn ngừa, trừng trị cái tội từ trong tư tưởng.
2. Tứ đại điều quy, sợi dây an toàn của tập thể
Chương V (Tân Luật) về Tứ đại điều quy:
- Điều 1. Phải tuân lời dạy của Bề Trên, chẳng hổ (thẹn) chịu cho bậc thấp hơn điều độ. Lấy lễ hoà người, lỡ lầm lỗi, phải ăn năn chịu thiệt.
- Điều 2. Chớ khoe tài, đừng cao ngạo, quên mình mà làm nên cho người. Giúp người nên đạo. Đừng nhớ cừu riêng, chớ che lấp người hiền.
- Điều 3. Bạc tiền xuất nhập phân minh, đừng mượn vay không trả. Đối với trên, dưới đừng lờn dễ, trên dạy dưới lấy lễ, dưới gián trên đừng thất khiêm cung.
- Điều 4. Trước mặt sau lưng cũng đồng một bực, đừng kính trước rồi khi sau. Đừng thấy đồng đạo tranh đua ngồi mà xem không để lời hoà giải, đừng lấy chung làm riêng, đừng vụ riêng mà bỏ việc chung. Pháp luật phải tuân, đừng lấy ý riêng mà trái trên dễ dưới. Đừng cậy quyền mà yểm tài người.
Có thể tô đậm các nét chính của Tứ đại điều quy như sau:
- Điều 1. Mối quan hệ giữa cấp trên và dưới trong tổ chức, trên cơ sở lễ độ, khi người trên dạy người dưới cũng như khi người dưới khuyên can người trên. Khi thấy dạy đúng, khuyên đúng mình phải nhìn nhận và sửa đổi.
- Điều 2. Phải khiêm tốn, tiến cử người có đủ tâm, hạnh, đức, tài mà giúp đạo, quên mình vì người.
- Điều 3. Vấn đề tài chánh trong tổ chức phải phân minh.
- Điều 4. Trước mặt sau lưng đều phải tôn trọng lẫn nhau. Đồng đạo có hiềm khích phải khuyên can hòa giải.
Mọi người tuân Tứ đại điều quy thì đạo sự của tổ chức suôn sẻ, trên dưới đoàn kết hành đạo.
Kết luận
Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
- Luật pháp, giới quy là khuôn vàng thước ngọc, người tín đồ tuân giữ thì sẽ trở nên Thần Thánh, Tiên Phật.
- Luật pháp là sợi dây oan toàn, nó chỉ có ý nghĩa và ích lợi khi chính cá nhân tự giác ngộ, tự nguyện tuân giữ nó. Không ai thay mình buộc dây an toàn cho mình được.
- Ngũ giới cấm là sợi dây an toàn cho cá nhân.
- Tứ đại điều quy là sợi dây an toàn cho tập thể (thánh thất, thánh tịnh, xã đạo, quận đạo, tỉnh đạo, hội thánh.