Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Bàlamôn giáo và văn hóa Việt Nam / Gs-Ts Trần Ngọc Thêm

    Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ tk.VII đến hết ...


  • ĐỨC CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ Trong phần trình bày của mình, đạo đệ lần lượt thưa qua cùng quý đạo trưởng, ...


  • Đức Lão Tử viết : “Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ...


  • Mùa Xuân lại đến. Nếu người thế gian, theo cổ lệ, đón Xuân với những : " Thịt mỡ, dưa hành, ...


  • Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Ki-Tô giáo) Lạy rất Thánh đồng trinh Maria. Mẹ đã vui lòng nhận ...


  • Sử Đạo cho thấy Đức Tin Cao Đài, từ lúc chưa có đến lúc lập thành vững chắc nơi những ...


  • Tỳ Thổ / Thiện Chí

    Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...


  • Theo Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ được định nghĩa như sau: "Ý ...


  • Này các con ! Tiết Xuân hòa dịu đã đến trần gian. Các con đều dừng bước để đón xuân, ...


  • Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch bệnh lan tràn ...


  • ĐẠO CAO ĐÀI Ở VIỆT NAM / Giáo sĩ Phương Trúc

    Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với ...


  • Đời Đạo Song Tu / Thiện Hạnh

    "Thiêng Liêng thường nói: Cõi đời là chốn phù du, là sông mê, là giả tạm. Đừng ai quá chấp ...


22/12/2006
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/01/2010

Hiến dâng và hợp nhất

HIẾN DÂNG VÀ HỢP NHẤT

Nhằm cứu độ nhân loại trong thời mạt kiếp, Đức Cao Đài Thượng Đế đã chọn Việt Nam làm thánh địa khai Đại Đạo do dân tộc này có một đức tin kiên cố lâu đời nơi các Đấng trọn lành và một truyền thống đạo đức sâu dày trải mấy ngàn năm.

Bởi thế khi Đạo Thầy đã khai minh, không bao lâu sau được truyền bá nhanh chóng, đến nay khá nhiều thánh thất Cao Đài đã được dựng lên ở các nước khác trên thế giới.

Nhưng sứ mạng Đại Đạo không phải chỉ có thế, mục đích sau cùng của Đại Đạo không phải là số lượng tín đồ hay số nhiều thánh thất, bởi vì chỉ có giá trị đức tin không chưa đủ. Mà hơn nữa, mỗi người đạo Cao Đài cần mở rộng được lòng nhân và có tâm linh tiến hóa. Và bậc hướng đạo lại càng phải đạt đến giá trị phẩm  và  giá trị hợp nhất  cao cả.

Đó là cứu cánh và điều kiện của cơ cứu thế Kỳ Ba.

Lý do đây là cơ chuyển thế sau cùng, không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu tâm linh đơn thuần của con người, cho nên những động năng hiến dâng cho cơ Đạo phải ưu việt ở trí năng và hợp nhất trước lý tưởng.

Cơ Đạo cấp thiết, đại cuộc lớn lao, cần có những đoàn người hy sinh, hiến dâng cho mục đích tôn chỉ Đại Đạo. Nhưng những công năng hiến dâng phải ngang tầm văn minh của thời đại và tâm huyết hiến dâng phải trọn vẹn cho nhân sanh chứ không riêng cho cá nhân thần tượng nào, không riêng cho tổ chức hay chi phái nào, không riêng cho Cao Đài hay cho Việt Nam . . .

Ơn Trên dạy: "Đã là bậc hiến dâng, giá trị phẩm của từng cá thể phải được rèn đúc và xây dựng thường xuyên, giá trị đức tin, giá trị nhân ái, giá trị trí thức và giá trị dũng mãnh của tinh thần, tất cả phải được nung nấu và cải thiện hoàn hảo luôn luôn. (...) Giá trị trí năng phải luôn tiến kịp với thời đại thì mới dẫn dắt và lèo lái thời đại được. Vì vậy kiến thức của những bậc hiến dâng giúp ích không nhỏ trên đường đạo pháp.

"Ngoài ra bậc hiến dâng còn phải tự nguyện với lòng mình là hướng về sự hợp nhất hơn là chia rẽ. Những ai đã tự nguyện hiến dâng cho lý tưởng Đại Đạo phải là một khởi nguyên duy nhất chẳng hề phân. Có như vậy giá trị hiến dâng mới thật sự trọn vẹn và con đường sứ mạng mới mong được khai hoát hầu rước đưa nhân sinh giải thoát bể khổ thành sầu. Đã là bậc hiến dâng thì không còn gì gọi là mê tối vị kỷ để vấp ngã, đi ngược cùng Pháp Chánh để rẽ phân, để phũ phàng tranh chấp. Có không chấp, không phân tranh giữa khởi nguyên hiến dâng thì nhân loại mới thật sự hòa bình trong thương yêu hòa hiệp." Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo,Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-02 Ất Mão

Chánh pháp trước sau như một, nếu hành đạo trong tinh thần hiến dâng chí thành thì đương nhiên trực nhận được chánh pháp và xiển dương chánh pháp đến tận tâm khảm mọi người theo Đạo. Đó là uy lực từ quyền pháp của người sứ mạng. Và cũng do đó cơ Đạo sẽ quy nhứt.

Phế trần hành đạo là một bước hiến dâng đáng kể, nhưng "diệt trừ nhân ngã, thiên chân sáng ngời" mới càng đáng khâm phục tâm đức người hiến dâng.

Giác ngộ thì đã có tâm, theo Đạo thì đã có Đạo, tin Trời thì đã có Trời. Nhưng có hiến dâng hoàn toàn và hành đạo trong tinh thần hợp nhứt bất biến từ khởi nguyên của Đạo thì mới "Được Trời – Được Đạo – Được Tâm".Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Nhâm Tuất
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
Có vui mới thấy đạo say mùi,
Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây