Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
15/11/2006
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/01/2010

Khai Đạo là Khai sáng con người

KHAI ĐẠO LÀ KHAI SÁNG CON NGƯỜI

Nghiên cứu giáo lý Cao Đài chúng ta có thể nhận định nền tảng triết học của đạo Cao Đài được đặt trên hai mệnh đề khẳng định và một mệnh đề phủ định:

_" Thầy là các con, các con là Thầy."

_ " Người sinh ra bởi Đạo thì Đạo tức là người. "

_ "Cao Đài không phải là Cao Đài mới thật là Cao Đài."

Khẳng định thứ nhất là sự đồng nhất hóa giữa chủ thể tối cao của càn khôn vũ trụ, Thượng Đế, với chủ thể nhân sinh tại thế gian, con người. Sự đồng nhất hóa này vô hình chung công nhận có một Bản thể duy nhất trong trời đất.

Người ta có thể hỏi: liệu có một Thượng Đế như thế để đồng hóa chăng? _ Xin đáp: trước nhất ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của con người; mà con người tiêu biểu cho sự sống và sự tiến hóa vinh diệu nhất của vạn vật chúng sinh tại thế gian. Vậy trong vũ trụ bao la, chủ thể nào tiêu biểu cho sự sống và sự tiến hóa cao đẹp nhất vũ trụ ? Dĩ nhiên chúng ta không biết được chủ thể ấy, nhưng nhiều tôn giáo đã mượn danh từ "Thượng Đế" đề ám chỉ ngôi tuyệt đối đó.

Điểm quan trọng của khẳng định đầu tiên là hệ luận về Bản thể duy nhất trong vũ trụ. Bởi vì Bản thể này ban cho vạn vật một nguyên lý vận động phổ quát và khả năng chủ động đạt đến tầm kích vũ trụ của con người là sinh vật tối linh. Phật gọi bản thể nội tại của chúng sinh là phật tính, Cao Đài gọi là linh quang.

Khẳng định thứ hai: " Người sanh ra bởi Đạo, thì Đạo tức là người." Thật ra mệnh đề này chỉ nhằm vô ngã hóa mệnh đề thứ nhất mà thôi. Đạo tức Thượng Đế vô ngã, và người tương quan-tương đồng với Đạo cũng là "Người" vô ngã. Hệ luận của mệnh đề này cho thấy con người có khả năng làm tạo hóa trong Tạo hóa. Thánh ngôn Cao Đài có nói:" Các con, hay nói chung là nhân loại, những hột giống linh căn được chọn gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền tạo hóa, để lập thành cuộc ngự trị cõi thế gian."Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Minh Lý Thánh Hội, 09-01 Mậu Thân (07-02-1968); Thánh Giáo Nguyên Bổn.


Có thể hiểu rằng hai câu khẳng định trên đây là thông điệp hay tuyên ngôn của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nhằm đề cao cương vị con người giữa trời đất. Nhưng đây không phải là sự tôn vinh suông, mà gắn liền với sứ mệnh làm người trong phát biểu kế tiếp:

"Người sanh ra bởi Đạo, thì Đạo tức là người, thì người phải làm sáng cái Đạo, tức là người phải ra người để tự cứu cánh và ảnh hưởng đến vạn vật"Lê Đại Tiên, Ngọc Minh Đài, 10-5-Nhâm Tý 1972


Thế nào là làm sáng cái Đạo tự hữu ? _ Nói một cách dễ hiểu là làm người đúng nghĩa, như thánh nhân từng nói: "Nhân giả thị nhân dã". Con người được định nghĩa bằng đức nhân. Thánh giáo lại viết : "Nhân được tròn nhân tạo hóa rồi !" Tóm lại, Đạo với người hoàn thiện là một.

Tôn giáo nào được lập ra cũng có mục đích cứu thế, nhưng mục đích rốt ráo là nhắc nhở con người tự cứu. "Chánh pháp không ở ngoài thiên không vũ trụ mà ở ngay trong con người của hành giả."Quán Thế Âm Bồ Tát, 15-7-Đinh Tỵ


"Cho nên, điều quan trọng của người sứ mạng, của người ý thức được sự mất còn của tinh thần nhân loại là việc làm sáng lại cái tâm linh, cái đức sáng hằng hữu hư linh bất muội (Minh đức) nơi mình ngõ hầu thấy được chân lý đích thực trong lẽ Đạo Trời, không hẹp hòi nê chấp từ hình thức, từ chữ nghĩa, từ danh xưng, để mà hòa vào nhịp điệu hằng sống của người với người . . ."Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân, 26-8-Nhâm Tý, 1972

Vậy "Khai Minh Đại Đạo" cũng là khai minh con người Đại Đạo. Và với lý tưởng thực hiện con người Đại Đạo thì tôn giáo nào cũng ở trong Đại Đạo. Cao Đài là một trong những tôn giáo đó. Thế nên, tôn giáo phải phá chấp mọi hình thức đặc thù mới tránh khỏi tha hóa con người, tránh khỏi sự áp đặt thần quyền, làm cho con người không còn ý thức tự do tự chủ. Do đó, Cao Đài tự phủ định : "Cao Đài không phải Cao Đài mới thực là Cao Đài". Phủ định để phá chấp, để khẳng định tinh thần Đại Đạo. Tinh thần Đại Đạo lại phải cải chính cái nghĩa tự tôn một tôn giáo lớn.

Nhưng khai minh không chỉ để khai minh mà để củng cố lại chân lý "Tam tài đồng đẳng" giữa thời đại tài Nhân sắp sụp đổ. Phá chấp không phải là xóa bỏ tổ chức tôn giáo mà để đi vào Cao Đài nội tại mới đạt Đạo, khả dĩ hoằng giáo độ nhân. Nên Đức Chí Tôn có phán rang; "Các con đã sanh trong Đại Đạo, hãy noi theo Đại Đạo mà thành về cõi Thượng Thiên Vô Cực."Đúc Chí Tôn 09-01-Mậu Thân, 1968

Như thế, cái triết lý khẳng định và phủ định nêu trên là hành trang của con đường QUI NGUYÊN PHẢN BỔN. Con đường đó mới chính là Đại Đạo.

Trở lại ý nghĩa lịch sử của công cuộc khai Đạo tại đất nước Việt Nam, sự chọn lựa nơi khai sinh Tam kỳ phổ độ không phải là một ngẫu nhiên. Đó là sự ban trao sứ mạng tiên phong cho một dân tộc "có một nền văn hóa huy hoàng từ ngàn xưa được cấu tạo trên một nền tảng văn minh nhân bản sớm nhất nhân loại"Vạn Hạnh Thiền Sư, 30-8-Tân Hợi, 1971

Nhìn lại cơ đạo trong 80 năm qua, một thời gian quá ngắn ngủi cho lịch sử một tôn giáo, không thể đòi hỏi diễn tiến thật hoàn hảo. Nhưng những đóng góp của đạo Cao Đài để phát huy văn minh nhân bản đã hiện thực khá rõ nét. Giáo lý Cao Đài tổng hợp giáo lý Tam giáo đạo đã từng thấm nhuần trong đời sống nhân sinh và tâm linh người Việt từ ngàn xưa. Văn hóa Cao Đài gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc có bản chất hiếu hòa, có lòng bao dung, lòng yêu nước nồng nàn, nhất là lòng biết ơn tổ tiên và tín ngưỡng Thiêng liêng. Đó là những giá trị nhân bản làm nền tảng cho đại đồng dân tộc.

Những nhận định trên đây đủ để chúng ta kết luận rằng, Cao Đài xuất hiện làm gạch nối liền con người với Thượng Đế, nối liền nhân sinh với tâm linh, xây dựng lại con người toàn diện, con người Đại Đạo sáng chói nhân bản. Con người Đại Đạo không riêng của tôn giáo Cao Đài hay bất cứ tôn giáo nào. Con người Đại Đạo là người đã thắp sáng được Đạo tự hữu, đảm đương trách nhiệm tự tiến hóa và góp phần tiến hóa cho nhân lọai.

"Bởi lý do Cao Đài xuất thế,

Tượng Thiên cơ hiệp thể cùng người;

Nhãn quan thần chủ trên đời,

Biết soi sáng để làm người thánh nhơn."Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Chí Thiện Đàn (Minh Đức Nho Giáo), Tuất thời 26 tháng 8 Nhâm Tý (3.10.72)
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
Tích đức công dày đức độ đời.

Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây