Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Vào năm 875, một vương triều mới xuất hiện tại vương quốc Champa cổ : Vương triều Indrapura, do vua ...
-
Đạo của Trời chỉ là Lý với Khí, hay Dương với Âm, hay Càn Khôn. Còn đạo ở người là ...
-
"Hãy tự biết mình" là lời khuyên có ý nghĩa rất sâu xa từ ngàn xưa của các bậc minh ...
-
Đức Tin /
Người ta thường gọi đức tin là giác quan thứ sáu. Nhờ giác quan ta có thể nghe thấy, nếm, ...
-
Đặc biệt , đối với Nữ phái, thánh nhân thường dạy Đạo Khôn phù hợp với Âm tính mềm mại, ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, 7 tháng 11 Bính Thìn Bần Đạo chào mừng chư hiền đệ hiền ...
-
Linh Quang Tự hay Linh Quang Phật Đường là ngôi tổ đình phái Phổ Tế chi Minh Sư.
-
Lúc ra đi, Mẹ đã trang bị cho mỗi đứa con một cái túi “ VẠN BỬU NAN” đựng 8 ...
-
Người chèo đò ở Sangam chỉ xuống dòng nước đục ngầu của sông Hằng, nơi gặp dòng nước màu xanh ...
-
Có câu : "Vi nhơn nan đắc" , không phải dể được làm người. Thế nên kiếp người là quí. ...
-
Nói đến Giuđa Iscariốt, ai cũng biết, Oâng là kẻ phản bội Chúa Giêsu, là kẻ bán đứng Thầy mình. ...
-
Trong nội bộ Cao Đài, mấy năm gần đây, thỉnh thoảng chúng ta có nghe bàn về ngày Khai Đạo, ...
Lê Anh Minh phụ chú
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2006
Trung Dung_1
. . . Tuy nhiên, trong Trung Dung có câu: «Nay trong thiên hạ các xe có trục bánh xe dài bằng nhau, chữ viết thống nhất một kiểu, đức hạnh theo cùng một thứ luân lý.» (Kim thiên hạ, xa đồng quỹ, thư đồng văn, hạnh đồng luân 今 天 下 車 同 軌 書 同 文 行 同 倫 ). Đó là bối cảnh Trung Quốc sau khi thống nhất ở đời Tần và đời Hán. Trong Trung Dung còn có câu: «[Quả đất] chở núi Hoa và núi Nhạc mà không thấy nặng.» (Tải Hoa Nhạc nhi bất trọng 載 華 嶽 而 不 重 ). Dường như đó không phải là câu nói của người nước Lỗ.[20] Ngoài ra trong Trung Dung còn có các khái niệm tính 性 , mệnh 命 , thành 誠 , minh 明 được giảng rõ ràng hơn trong Mạnh Tử, dường như đây là học thuyết của Mạnh Tử được phát huy thêm. Do đó Trung Dung là sáng tác của phái Mạnh Tử sống vào đời Tần và đời Hán. Vương Bách (1194-1270) nói: «TrungDung là sáng tác của Tử Tư. [...] Theo ngu ý, văn cú không mạch lạc. Ngày nọ tôi đọc Tây Hán Nghệ Văn Chí thấy chép: Trung Dung Thuyết có hai thiên. [...] Lòng bỗng nghi ngờ, rồi biết thời của Ban Cốban đầu có hai thiên; hợp lại gây lộn xộn, phải chăng do bàn tay của Tiểu Đái?»[21] Lại nói: «Nay tác giả lấy Trung Dung làm nhan đề của thiên, mà ta không thấy hai chữ Trung Dung ở đầu chương, là tại sao? Chương một nói: Đạo không phải là cái đạo nào khác, không phải là cái đạo có thể rời xa được; đó là đạo Trung Dung vậy. [...] Nhưng chương hai bỗng nói "quân tử Trung Dung", vậy là không phù hợp chương một, e rằng nó không phải là văn chương của Tử Tư. Sự không mạch lạc này chắc là có nguyên nhân.»[22]
Vương Bách đề xuất hai vấn đề, có thể nói là rất hiểu biết; tiếc rằng đối với đáp án cho vấn đề thứ nhất, ông lấy đoạn sau của Trung Dung phân thành một thiên đặt tên là «Thành Minh» 誠 明 rất vô căn cứ. Còn vấn đề thứ hai, ông lại bắt bẻ từ ngữ. Tuy nhiên, những đề xuất của ông đã gợi mở không ít cho chúng ta. Đọc kỹ nghĩa lý của Trung Dung, ta thấy đoạn đầu (từ «Thiên mệnh chi vị tính» đến «Thiên địa vi yên, vạn vật dục yên») và đoạn cuối (từ «Tại hạ vị bất hoạch hồ thượng» đến «Vô thanh vô xú, chí hĩ») phần lớn nói về quan hệ giữa con người với vũ trụ, dường như đó là khuynh hướng của chủ nghĩa thần bí trong triết học Mạnh Tử được phát huy thêm. Còn văn thể của nó đại khái là loại văn nghị luận. Đoạn giữa (từ «Trọng Ni viết: Quân tử Trung Dung» đến «Đạo tiền định tắc bất cùng») phần lớn nói về nhân sự, dường như đó là học thuyết của Khổng Tử được phát huy thêm. Còn văn thể của nó đại khái là loại văn đối thoại. Từ điểm khác biệt ấy mà suy ra, dường như đoạn giữa mới là bản Trung Dung gốc do Tử Tư viết, tức bản 23 thiên của Tử Tư được liệt kê nơi phần Nho gia trong Hán Thư Nghệ Văn Chí.[23] Còn đoạn đầu và đoạn cuối là do Nho gia đời sau thêm vào, tức hai thiên Trung Dung Thuyết được liệt kê nơi phần 13 quyển sách Lễ trong Hán Thư Nghệ Văn Chí. Câu «Kim thiên hạ, xa đồng quỹ, thư đồng văn, hạnh đồng luân» nằm ở đoạn sau, càng cho ta thấy rõ điều ấy. Tác giả của Trung Dung Thuyết đặt tên sách như vậy, ắt là Nho gia thuộc môn phái Tử Tư, nhưng nội dung lại phát huy học thuyết của Mạnh Tử, nên tác giả ắt là Nho gia thuộc môn phái Mạnh Tử. Bởi vì hai phái này vốn gần gũi nhau, nên thiên Phi Thập Nhị Tử trong Tuân Tử mới gộp thành một phái.
Bây giờ tôi luận đoạn giữa của Trung Dung trước. Trung Dung nói: «Trọng Ni (tức Khổng Tử) nói: Quân tử giữ được Trung Dung, tiểu nhân thì trái lại. Quân tử giữ được Trung Dung nên giữ được sự trung chính tuỳ theo thời. Còn tiểu nhân không giữ được Trung Dung nên việc gì cũng dám làm, chẳng sợ ai cả.»[24]
Hai khái niệm «Trung» 中 và «Dung» 庸 là của Khổng Tử (chương Ung Dã của Luận Ngữ có đề cập chúng). Trung Dung lại nói đến «Thời Trung» 時 中 (trung chính tuỳ theo thời), mà cái Trung trong mọi sự việc của con người thì Aristotle xem là tương đối chứ không tuyệt đối. Ông cho rằng tình cảm và hành vi của con người được bộc lộ khác nhau tuỳ theo thời gian, nơi chốn, và đối tượng tiếp nhận. Cho nên khó mà xác định thế nào mới là Trung.[25] Trung Dung nói Thời Trung thì ý cũng thế.
Mạnh Tử chú trọng chữ Thời, nên nói:
– «Ai không đáng là vua thì không phụng sự, ai không đáng là dân thì không sai khiến. Đời bình thì ra làm quan, đời loạn thì đi ẩn, đó là Bá Di. Phụng sự kẻ không đáng là vua, sai khiến kẻ không đáng là dân; đời bình cũng ra làm quan, đời loạn cũng ra làm quan, đó là Y Doãn. Lúc có thể làm quan thì làm quan, lúc có thể dừng [việc quan] thì dừng, lúc có thể [làm quan] lâu thì lâu, lúc có thể [làm quan] mau thì mau, đó là Khổng Tử.»[26]
– «Bá Di có đức thanh khiết của thánh nhân. Y Doãn có tinh thần trách nhiệm của thánh nhân. Liễu Hạ Huệ có sự ôn hoà của thánh nhân. Khổng Tử có đức tuỳ thời của thánh nhân.»[27]
– «Tử Mạc chấp trung 執 中 (giữ trung chính), chấp trung thì gần với Đạo. Nhưng chấp trung mà không quyền biến (tức không tuỳ thời mà ứng biến) thì khác gì cố chấp. Ta vốn ghét kẻ cố chấp, và xem hắn là kẻ hại Đạo, vì bo bo lấy một mặt mà vất bỏ trăm mặt khác.»[28]
Mạnh Tử lấy «đức tuỳ thời của thánh nhân» mà khen Khổng Tử. Ngược lại, Bá Di, Y Doãn, Liễu Hạ Huệ đều chỉ có một quy tắc không đổi về việc xuất xử (ra làm quan hay ở ẩn). Luận Ngữ nói: «Có những người, ta có thể đứng chung với họ nhưng chưa thể cùng họ quyền biến.»[29] Đó là thói chấp nhất (hay cố chấp) vậy. Nếu chỉ nói Trung mà không nói Thời, tức là chấp trung mà không biết quyền biến, khác nào chấp nhất. Chấp nhất mà xem là Trung, tức là bo bo lấy một mặt mà vất bỏ trăm mặt khác.
Trung Dung nói: «Khổng Tử nói: "Đạo không xa người. Khi người làm cho Đạo xa mình, thì nó không thể xem là Đạo được nữa." Kinh Thi nói: "Khi đẽo cán búa, chớ xa cán búa mẫu." Ta cầm cán búa này để đẽo một cán búa khác, nhưng nhìn hai cán búa thì ta thấy chúng khác xa nhau. Cho nên quân tử lấy người trị người, thì phải cải tạo họ cho thật tốt mới thôi. Cứ giữ Trung 忠 (trung thực, hết lòng) và Thứ 恕 (tức nguyên tắc hiệt củ) thì sẽ không xa Đạo. Điều gì mình không muốn người ta làm cho mình thì mình chớ làm cho họ. Đạo của người quân tử có bốn điều, thế mà ta chưa được một: Lấy cái mà ta cầu ở con ta, đem ra phụng sự cha ta; ta chưa làm được. Lấy cái mà ta cầu ở bề tôi ta, đem ra phụng sự vua ta; ta chưa làm được. Lấy cái mà ta cầu ở em ta, đem ra phụng sự anh ta; ta chưa làm được. Đối với bạn bè, phải ra tay giúp trước; ta chưa làm được. Quân tử thực hành đức bình thường (dung đức 庸 德 ) và cẩn trọng lời nói bình thường (dung ngôn 庸 言 ). Nếu có gì sơ sót, thì không dám bỏ qua; nếu có gì dư thừa, thì không dám cho là trọn vẹn. Lời nói đi với hành động, hành động đi với lời nói. Quân tử lẽ nào không chăm chăm vào nó?»[30]
Ở đây phát huy đạo Trung Thứ của Khổng Tử. Đạo Trung Thứ tức là suy bụng ta ra bụng người. Đó là lý do tại sao quân tử lấy người trị người, còn phần mình thì không xa lìa khuôn mẫu. Đạo Trung Thứ giản dị như thế, nên gọi là Dung 庸 vậy.[31]
Trung Dung nói: «Đạo trong thiên hạ có năm quan hệ (ngũ luân); để thực hành thì có ba đức (tam đức). Năm quan hệ (ngũ luân) trong thiên hạ là: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn bè. Ba đức trong thiên hạ là: trí 智 , nhân 仁 , dũng 勇 . Đem ba đức ra thi hành cho ngũ luân, tuy ba đức nhưng coi như một. Về ngũ luân, có người sinh ra đời thì đã biết; có người phải học mới biết; có người gặp nguy khốn mới biết. Tuy nhiên kết quả của sự hiểu biết ấy là một. Có người thi hành đạo ngũ luân rất tự nhiên; có người thi hành nó dễ dàng; có người phải cố gắng lắm mới thi hành được. Tuy nhiên sự thành công của họ thì như nhau. Khổng Tử nói: Kẻ hiếu học thì gần đức trí. Kẻ cố gắng hành đạo thì gần đức nhân. Kẻ biết xấu hổ thì gần đức dũng. Biết ba cái ấy thì sẽ biết tu sửa bản thân. Biết tu thân thì sẽ biết quản lý con người. Biết quản lý con người thì sẽ biết trị thiên hạ và quốc gia.»[32]
Đó cũng chính là học thuyết của Khổng Tử được phát huy thêm, khiến cho ngũ luân (năm mối quan hệ) trở thành Đạo phổ biến của thiên hạ, và khiến tam đức (trí, nhân, dũng; tức là thành tựu của sự tu thân) trở thành Đức phổ biến của thiên hạ. Lấy tam đức mà thực hành ngũ luân, tức là có thể tu thân và trị người.
Trên đây tôi lấy đoạn giữa của Trung Dung mà bình luận. Còn đoạn đầu và đoạn cuối của nó chính là sự thuyết minh có hệ thống về chủ nghĩa phản công lợi trong triết học Mạnh Tử kết hợp với khuynh hướng chủ nghĩa thần bí. Trung Dung nói: «Thiên mệnh (mệnh trời) gọi là Tính. Theo Tính gọi là Đạo. Tu Đạo gọi là Giáo.»[33]
Đại Đái Lễ Ký chép: «Cái được phân ra từ Đạo gọi là Mệnh. Cái thành hình ở mỗi một sự vật gọi là Tính. Cái biến hoá qua Âm Dương và phát ra thành hình gọi là sinh. Cái biến hoá đến cùng tận gọi là tử.»[34]
Trung Dung gọi là Thiên (trời) thì Đại Đái Lễ Ký (Bản Mệnh) gọi là Đạo. «Cái được phân ra từ Đạo gọi là Mệnh. Cái thành hình ở mỗi một sự vật gọi là Tính.» Quan hệ giữa Thiên và Tính theo Nho gia tương đồng với quan hệ giữa Đạo và Đức theo Đạo gia. Thiên chứa nguyên lý đạo đức của vũ trụ, còn Tính là cái mà Thiên «mệnh» (ban cho)[35] người; nói cách khác, tức Tính là cái mà người nhận lãnh được phân ra từ Thiên. Khổng Tử một mặt chú trọng sự biểu lộ chân thực của tính tình cá nhân; mặt khác, ông chủ trương phải lấy lễ tiết chế tình cảm. Trung Dung một mặt cũng chủ trương «suất Tính» (noi theo Tính); một mặt lại chủ trương lấy «Giáo» (giáo hoá) để tu sửa Tính.Trung Dung nói: «Vui, giận, buồn, sướng chưa phát lộ ra thì gọi là Trung; phát ra mà có chừng mực thì gọi là Hòa.»[36] Vui, giận, buồn, sướng đều là những tình cảm tự nhiên, tất phải phát lộ ra. Nhưng ta phải lấy «Giáo» (giáo hoá) để tu sửa chúng, để cho sự phát lộ ấy không thái quá cũng không bất cập, tức là có chừng mực.
Triết học của Mặc gia khác với triết học của Nho gia. Nho gia thì «làm cho ý nghĩa trở nên chính đáng mà không mưu lợi; làm rõ Đạo mà không kể công»[37] nhưng Mặc Tử chuyên chú trọng lợi và công. Theo Nho gia, người không kể đến công và lợi thì cho rằng ý nghĩa và giá trị của hành vi chúng ta nằm ngay ở tự thân hành vi ấy chứ không ở bên ngoài nó. Trung Dung ủng hộ thái độ nhân sinh ấy bằng một căn cứ siêu hình: «KinhThi nói: "Mệnh Trời sâu kín và chẳng ngừng nghỉ!" Ý nói Trời sở dĩ như thế mới là Trời. [Kinh Thi lại nói:] "Ôi! Không hiển lộ! Đức của Văn Vương thuần." Ý nói Văn Vương sở dĩ là Văn Vương vì đức của ngài thuần và chẳng ngừng nghỉ.»[38]
Trung Dung lại nói: «Cho nên bậc chí thành thì không ngừng nghỉ. Không ngừng nghỉ thì lâu dài. Lâu dài thì tự thể hiện. Tự thể hiện thì đi xa. Đi xa thì rộng và dày. Rộng dày thì cao minh. Rộng dày thì chở được mọi vật. Cao minh thì che chở được mọi vật. Đi xa thì thành tựu mọi vật. Rộng dày thì phối hợp với đất. Cao minh thì phối hợp với Trời. Đi xa không biên giới. Như vậy, không hiện ra mà sáng. Không hành động mà biến đổi. Vô vi mà thành tựu. Đạo của Trời đất có thể tóm lại một lời: Trời và đất cùng tạo ra vạn vật, sự sáng tạo ấy không thể đo lường nổi. Đạo của Trời đất thì rộng, dày, cao vời, sáng sủa, đi xa, lâu dài.»[39]
Trời (Thiên) hoạt động không ngừng, không vì riêng ai mà làm. Quân tử lấy Trời làm phép tắc, cho nên cũng phải tự lực tự cường không ngừng nghỉ, không vì riêng ai mà làm.
Tôi đã nói trong triết học của Mạnh Tử có khuynh hướng chủ nghĩa thần bí. Trung Dung càng phát triển thêm khuynh hướng ấy, cho rằng «cái đạo hợp nhất trong và ngoài» (hợp nội ngoại chi đạo 合 內 外 之 道 ) là cảnh giới tối cao trong sự tu dưỡng của con người. Trong cảnh giới ấy, tuy sự sống vẫn hoạt động và sự vật vẫn tiếp tục, nhưng không còn nữa sự phân biệt giữa trong với ngoài, giữa ta với người. Cái mà Trung Dung gọi là Thành 誠 dường như ám chỉ cảnh giới đó. Trời (Thiên) vốn là Thành, vì Trời vốn không phân biệt trong với ngoài. Trung Dung nói: «Thành là đạo của Trời; đạt được Thành là đạo của người. [...] Từ Thành mà trở nên Minh (sáng suốt) gọi là Tính; từ Minh mà trở nên Thành gọi là Giáo (giáo hoá). Hễ Thành thì sẽ Minh, hễ Minh thì sẽ Thành.»[40]
xem tiếp:
http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/daihoctrungdung_6
http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/daihoctrungdung_7