

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Bước qua kỷ nguyên những năm 2000, toàn thế giới trở nên rất sôi nổi với những cuộc vận động ...
-
Xin trích một đoạn Luật Hiệp Thiên Đài trong Ngọc Đế Chơn Truyền-1935: “Nói tóm tắt là, cơ bút để cầu ...
-
“Tánh là bản thể, là căn bản của con người, viên minh thường trụ, hồn nhiên thiên lý, vốn có ...
-
. . .Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bốn mươi hai năm khai đạo và giáo đạo vừa qua, chính Đức CHÍ ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được Đức Chí Tôn lập thành vào năm Bính Dần 1926 tại Nam Việt. ...
-
ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO Thiện Chí (Nguyễn Văn Trach) Đức tin Cao ...
-
Hằng ngày sinh họat đạo, đọc sách đạo, chúng ta thường gặp hai chữ "đại đồng", nhất là mục đích ...
-
Đêm ấy trăng sáng, vừa mãn canh ba, bỗng nghe trên không có tiếng kêu lớn: Trả đầu cho ta. ...
-
Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...
-
Trong khi đi tìm một giáo lý thuần nhất về vũ trụ và con người qua các tôn giáo chúng ...
-
Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu ...
Đức Bát Nhã Thiền Sư
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/01/2010
Sứ mạng phục hồi bản thể

Ví như thân thể của con người, được gọi là sắc thân; Sắc thân do được kết hợp do các chất tứ đại cũng gọi là tứ đại giả hiệp. Trong cái thể tứ đại giả hiệp, có một quyền năng vô lượng, chính là pháp thân để chủ trì. Tứ đại vốn không bệnh hoạn. Bởi sự sanh khắc, tập nhiễm của lục căn, lục trần, nên sắc thân chịu nhiều tật bệnh ốm đau và chết. Sắc thân và pháp thân là một tiểu vũ trụ, một Tiểu Linh Quang. Bởi vì bị ô nhiễm, huân tập vật chất của cảnh giới hiện tượng, nên sai lạc vận hành ra ngoài Chơn Như Bản Thể, tức là con người chịu trầm luân trong cõi tạm.
(…) Trong khi nhơn loại bị mê mờ đắm đuối, thì còn lại những bậc Đại Giác Ngộ, xét biết sự đọa lạc luân hồi của con người, mới tìm phương pháp để cứu vãn bằng cách thiết lập tôn giáo, đặt quyền pháp quy giới, để làm những hình thức hoặc chủ thuyết hầu nhắc nhở, kêu gọi con người trở lại với bản thể nguyên nhân. Nếu là người giác ngộ, sẽ lãnh hội đạo lý một cách tận tường và không còn một ngại nghi thắc mắc đối với chính mình, mà còn đem mình để gánh vác việc thức tỉnh tha nhân cho đời yên nước trị nữa.
(…) Nhứt bất sát sanh, nhì bất du đạo, tam bất tà dâm, tứ bất vọng ngữ, ngũ bất tửu nhục; Các thứ đó đâu có huyền bí xa xăm chi, đâu phải tìm trong thiên kinh vạn quyển mà có, đâu cần lên non cao rừng thẳm, đâu bắt buộc thế pháp quy y, nhập môn cắt ái; mà chính những thứ đó ở trong con người. Hễ sát sanh thì mang nghiệp quả; trộm cướp thì bị tù tội; rượu thịt chè chén say sưa [thì] mất giá trị nhơn phẩm của con người; đắm mê sắc dục, dâm loạn, sẽ bị người đời khinh miệt, luật pháp không dung; nói lời xảo ngôn quỷ quyệt, thủ đoạn mưu mô, sẽ bị hậu quả lên án."Đức Bát Nhã Thiền Sư; Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 03-03 Giáp Dần (26-03-1974)
"Chư đạo hữu! chư hiền đệ hiền muội! mỗi người đến thế gian là có sứ mạng (…) Sứ mạng phải phục hồi bản thể, sứ mạng phải giác ngộ độ an, mà gọi là hành đạo. Hành đạo tức là sứ mạng vi nhân của chư đạo hữu, chư hiền đệ hiền muội vậy."Đức Bát Nhã Thiền Sư; Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 03-03 Giáp Dần (26-03-1974)