Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

    Mỗi độ Xuân về, thiên nhiên trào dâng sức sống, vạn vật chuyển mình khởi đầu lại một chu kỳ ...


  • Khảo cổ học / Sưu tầm

    Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục ...


  • Đường hoa Nguyễn Huệ / Phúc Tiến - Tuổi Trẻ Online

    Đường hoa Nguyễn Huệ đã "khắc" vào tết Sài Gòn một nét đẹp mới, dân dã mà hiện đại, vật ...


  • Les Voies méditatives / Nguyễn Ngọc Châu

    MEDITATION ET MEDITER Selon le Larousse, " méditer " veut dire " soumettre à une profonde réflexion, à un examen, réfléchir ...


  • THỦY HỎA KÝ TẾ / Ban Biên Tập sưu tầm

    Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì ...


  • Tam giáo qui nguyên, như nước ba sông lớn đổ về biển cả, không thể biết nước nào thuộc về ...


  • Vào mùa Giáng sinh năm nay (2013), trong khi khắp nơi đang hướng về kỷ niệm ngày xuống thế của ...


  • Tiểu sử Ngài Lê Văn Trung / Trich Sử Đạo I (CQPTGL)

    Giữa năm 1925, Ngài Lê Văn Trung được người bà con là ông Nguyễn Hữu Đắc (tu theo Minh Lý) ...


  • Sống tự nhiên / Nhịp cầu giáo lý

    Sống tự nhiên không phải sống xa rời xã hội nhân lọai; không chỉ uống nước lã, thở khí trời ...


  • ANTHOLOGIE DES SAINTES PAROLES CAODAÏSTES TOME I / Traduit du Vietnamien Par QUACH-HIEP Long

    Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...


  • Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ...


  • Đức Chí Tôn và các hàng Phật Tiên Thánh Thần đồng giáng thế bằng linh điển, diễn giải những bí ...


11/05/2009
Quách Hiệp Long

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009

Chữ tâm là chốn Cao Đài

Đức Đông Phương Lão Tổ cũng dạy:

"Tâm mình là điện thờ Thầy,
Giữ cho thanh tịnh hằng ngày kỉnh tin."

Đức Chí Tôn đã có lần hỏi các con cái của Ngài: "Thầy những mong ở một cõi trong sạch nhất nơi trần gian, Thầy chứng vào cõi đó, Thầy ngự vào đó để cứu rỗi con cái của Thầy trong kỳ mạt kiếp. Các con ôi! Cái cõi tịnh khiết đó ở đâu hỡi các con?" Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 29–02–1972

Còn "Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng" dạy chúng ta về Tâm Vô Phân Biệt hay Thiên Địa Chi Tâm. "Lòng Tạo hóa từ bi bao trùm vạn vật, mở lượng khoan dung, dang tay từ ái đón rước tất cả sanh linh. Đứa phải, đứa trái cũng là con cái của Thầy." Đức Chí Tôn, Nam Thành Thánh Thất, 02–02–1965.

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn cũng dạy: "Chư đệ muội muốn xây đắp tòa Cao Đài

huyền nhiệm vĩnh cửu thì phải triệt thoái những ý thức sai biệt, thân thù, phiền não, kinh cụ để Thần được linh hoạt mà đem Khí thể Tiên Thiên, Tinh hoa lưỡng cực xây đắp ngôi Cao Đài Nội Tại của chư đệ muội được." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý , 29–3 Mậu Ngọ, 05–5–1978.

Thầy lại dạy không những không phân biệt Ta hay Người, thân hay thù mà xem toàn cả vũ trụ như là chính thân mình:

Muốn sửa lòng ngắm lòng Từ Phụ,
Tu thân nhìn vũ trụ là thân,
Thái sơn, biển cả, vi trần,
Tình thương chứa đựng trong phần vô tư Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15–10 Giáp Dần, 28–11–1974.

Đây là tinh thần vô ngã, phá chấp triệt để hay Đắc Nhất. Xem tất cả là Một trong cái toàn thể bao la. Để tìm thấy mình trong Thượng Đế, diệt cái tiểu ngã của cái Ta hạn hẹp để hoà nhập vào Đại Ngã bao la. Thầy có dạy: "Sự Đắc Nhất đối với người tu theo Đại Đạo của Thầy là một then chốt quan trọng ở mục tiêu […]. Nếu không được Một chẳng những các con cứ quanh quẩn bên ngoài vòng đạo lý mà phải

chịu trong sự vô minh nê chấp riêng rẽ ở cá nhân hay đoàn thể tông phái của mình." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 10–4–1971.

Và Thầy cũng dạy: "Sự đắc nhất là chìa khóa mở cửa Đạo, hiệp với Đạo tức hiệp với Thầy vậy!" Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 10–4–1971.
Sự phá chấp, vô ngã, đắc nhất là bí quyết của Thánh hiền để đạt thời trung thì chỉ cần nhích chân là đến niết bàn:

Huyền môn ai hỡi có cùng không?
Vượt đến tìm ra đấng Chủ Ông,
Phá chấp, trừ mê, lìa vọng ngã,
Nhích chân liền đến cõi cùng không!
[…] Nhà ai thì đó Chủ Nhân Ông,
Có đủ quyền năng sẽ cộng thông,
Bí quyết Thánh hiền do Một cả!
Chuyên tâm, chuyên nhất đạt Thời Trung. Đức Lý Giáo Tông Vô Vi, 06–9–1979.

Một trong những điều kiện để tiến đến trạng thái đắc nhất là Tâm phải thanh tịnh như theo lời dạy của Đức Chí Tôn: "Khi lòng con như lượn sóng luôn luôn khơi dậy thì khi ấy chưa được sự đắc nhất." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 10–4–1971.Muốn thế, chúng ta phải tu tập, thiền định công phu, hồi quang phản chiếu nơi nội tâm trong sự yên lặng, tĩnh mịch của tâm hồn: "Con ôi! Sự yên lặng để Thần giao cách cảm, để các con tìm thấy con trong Thầy và Thầy hằng ngự trị với đức hiếu sinh trong vạnvật. Yên lặng tức là quán triệt tất cả những cái gì mà trần gian không nói được, không sờ mó được, không nghe được. Yên lặng để tìm thấy cương vị của các con trong sứ mạng to tát giữa thời Phổ Độ Kỳ Tam." Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 02–02–1973

Và Đức Mẹ (03–10–1979) đã dạy "thiền" là sự luyện kỷ để làm chủ được tình thức mà thấy Tánh Chơn Không, thoát luân hồi:

Thiền là tâm huyền công luyện kỷ,
Tâm là Thần nhất lý dung thông,
Ở trần chẳng dính bụi hồng,
Ở trong sinh diệt, thoát vòng diệt sinh.
Chủ tình thức tâm linh chiếu diệu,
Thấu suốt điều thọ yểu cùng thông.
Tự do, tự tại, thong dong,
Vào ra thấy Tánh Chơn Không hiện bày.

Đời ngày nay còn chiến tranh, loạn lạc, tranh chấp là bởi chưa có được cái một này: tất cả các quốc gia hãy là một, tất cả các tôn giáo hãy là một và tất cả các dân tộc hãy là một. Xin mượn lời Thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông Vô Vi để thay lời kết luận:

Đắc Nhất tâm rồi thế mới yên,
Muốn tâm đắc Nhất phải tham thiền;
Tham thiền tâm sẽ hòa muôn vật,
Hòa ấy làm nên Đạo phối Thiên! Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 15–7 Ất Mão, 21–8–1975.
Quách Hiệp Long

Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây