Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Ấn giáo nêu lên bốn phương pháp giải thoát (moksha) gọi là yoga hay mârga.
-
Học Dịch có thể chia ra làm hai đường lối: 1. Một là học gốc Dịch tức là chuyên khảo về ...
-
Chữ tu /
Đạo ở trong người chẳng phải xa, Đừng đi tìm kiếm khắp ta bà, Tâm linh lúc ẩn khi bày hiện, Mặc mặc ...
-
Tân pháp Cao Đài không cực đoan, không lập dị, không đòi hỏi ép xác khổ tu, không mong vọng ...
-
. . .Người tu hành cũng thế. Muốn xây đắp được một nền tảng chơn lý để đạt đến chỗ ...
-
Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế ...
-
Bài nói chuyện của ĐH Phạm Văn Liêm ( Phó Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế HT. Truyền Giáo Cao ...
-
Trần gian là trường tiến hóa cho vạn linh sanh chúng, nhưng đồng thời cũng là nơi con người chịu ...
-
Từ thuở khởi nguyên của đạo tức tôn giáo Cao Đài chúng ra, khi Đức Chí Tôn vừa thâu nhận ...
-
Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007. Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở ...
-
HỘI THOẠI TỰ TRI GIẢ MINH Thời Mạt Pháp : Trước diễn biến bất nhân vô đạo, sức phá tán ...
-
Ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi ( 17-5-1959 ) lúc 13 giờ 30, Đức Hộ Pháp Phạm Công ...
Nhịp cầu giáo lý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Mỗi sinh mạng đều quan trọng như nhau
Những cuộc tranh chấp trên thế giới ngày càng trở nên phức tạp sau khi đã biến thái thành những trận đánh bom tự sát và những vụ bắt cóc làm áp lực chính trị.
Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho lẽ công bình trên thế gian này? Bởi vì người ta không còn vũ khí nào khác có giá trị lớn lao bằng sự hy sinh tánh mạng.
Nhưng nếu biết trước, lương tâm con người có cho phép ta dửng dưng để một hoặc nhiều sinh mạng phải bị hủy diệt? Dù viện dẫn lý do gì, sự hy sinh hay giết hại hoặc không cứu sống một nhân mạng cũng đều đắc tội với lương tâm, với đức hiếu sinh của Thượng Đế.
Thế nên, khi nhà lãnh đạo một quốc gia quyết định giải thoát ôn hòa cho một con tin khỏi bị hành quyết, bất chấp hậu quả chính trị trong và ngoài nước, với quan điểm "Mỗi sinh mạng đều quan trọng như nhau" là một quyết định đúng đạo lý, là một tín hiệu đáng mừng cho nền đạo đức nhân loại.
Chúng ta hãy nhìn từ cây cỏ đến thú cầm, mỗi mỗi đều có bản năng sinh tồn, không ngừng thâu liễm tinh hoa đất trời để phụng sự trần gian và duy trì lẽ sống trong vũ trụ. Còn con người là một thành quả cao quý của quá trình sinh trưởng và tiến hóa hằng bao thiên niên kỷ. Không có một giá trị nào khác, dù to lớn, đẹp đẽ hay quý giá đến đâu, có thể so sánh với một sinh mạng được.
Hơn nữa sự đánh đổi một mạng sống cho sự tiêu diệt nhiều mạng người khác cũng không phải là một hy sinh đáng giá mà là tội ác gấp bội.
Vậy biện pháp để bảo vệ con người là đâu khi giải quyết các xung đột giữa các dân tộc? Đó là sự hóa giải những nguyên nhân gây ra chiến tranh:
- Xâm lược do tham vọng,
- Phát xít do chủ nghĩa dân tộc cực đoan,
- "Thánh chiến" do kỳ thị và độc tôn tôn giáo,
- Độc tài do không dân chủ.
Dù lọai chiến tranh nào cũng phát xuất từ hai nguyên nhân chính yếu là tham vọng và độc tôn, nghĩa là trái với nguyên tắc bình đẳng giữa người và người, giữa dân tộc và dân tộc.
Lẽ bình đẳng đó là quyền sống làm người ngay khi mỗi con người vừa lọt lòng mẹ, bất luận ở gia đình nào, xã hội nào, đất nước nào.
Kể từ khi có tôn giáo trên thế giới, các giáo thuyết tuy phần nào khác nhau, nhưng tựu trung đều đề cao quyền sống đó và xây dựng mọi giá trị luân lý- đạo đức xung quanh nó.
Đến thời Tam Kỳ Phổ Độ này, Đức Thượng Đế khai minh Đại Đạo cũng nhằm nhấn mạnh nhân vị, nhân quyền, và nhân bản.
Đặc biệt, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đặt con người trở lại đúng tầm kích vũ trụ bằng cách xóa bỏ mọi ranh giới ngăn chia giữa người và người dưới mắt của Cha chung là Thượng Đế, bằng sự nối kết thực tiễn hay mặc khải tâm linh giữa Trời và người; và càng cụ thể hơn nữa, người được trao phó sứ mạng thay Trời hành đạo.
- Trời đã đến thâu người làm môn đệ,
- Trời đang hiệp nhất cùng người để cứu độ kỳ ba,
- Trời đã phán: "Thầy là các con, các con là Thầy."
Như thế Trời đã nhìn nhận địa vị cao cả và quyền năng trọng đại của con người chính vì người có nhân bản, cái bản vị Người, mà giá trị của nhân bản là tình thương được Trời chia sẻ.
Đánh mất tình thương, không nhìn nhận quyền sống của kẻ khác cũng chính là đánh mất nhân bản tự thân. Ai vi phạm điều ấy đương nhiên không còn được Trời và đồng lọai nhìn nhận là con ngườI đúng nghĩa.
Không chờ có lý thuyết sâu rộng hay đạo lý cao siêu, những ai thật lòng nói được rằng: "Mỗi sinh mạng đều quan trọng như nhau " và hành động vì lẽ bình đẳng của quyền sống thiêng liêng của nhân sanh, là người xứng đáng với nhân vị, xứng đáng tiếp nhận câu: "Thầy là các con, các con là Thầy."