Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
"Thiêng Liêng thường nói: Cõi đời là chốn phù du, là sông mê, là giả tạm. Đừng ai quá chấp ...
-
Đại Đạo khai minh kỳ ba độ tận nhân loại trên mọi phương diện của cuộc đời. Thế nên sứ ...
-
Khai minh Đại Đạo để cứu độ vạn linh thời Hạ Nguơn này, Đức Thượng Đế Chí Tôn đã nêu ...
-
Đừng quan niệm xây dựng Thánh Thất và kiếm được một người thủ tự để bốn thời quỳ hương cúng ...
-
Một ngày Tết Đoan Ngọ thật tươi trong và đầy ánh Thái dương ấm áp.Cơm nước đã sẵn sàn, tôi ...
-
Mùa tu Thu Phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẩn về "Rèn tâm vô niệm". Ngày 19.9.2008. Vô niệm là ...
-
Có một tử tù kia suốt đời làm việc tội lỗi, giết người, trộm cướp, lòng dạ rất xấu xa. ...
-
LTS:Tháng 10-2006, tại Hội nghị APEC diễn ra ở nước ta, 21 vị nguyên thủ quốc gia đã mặc ...
-
Người tín đồ Cao Đài có hai quyển Kinh Tổ là "Thánh Ngôn Hiệp Tuyển" của Hội Thánh đầu tiên ...
-
"XUÂN LÀ CẢNH THIÊN THỜI ĐỊA LỢI, CÓ NHƠN HÒA XUÂN MỚI THÀNH XUÂN" (*) Trong bốn mùa, Xuân được đón chào, ...
-
"Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu ...
-
Ý NGHĨA CÂU KHUYẾT BÁC NHÃ PHÁ VÔ MINH HUỜN NGUYÊN TÁNH MẠNG TAM TÔNG KHAI CHÁNH PHÁP BẢO HỢP THÁI HÒA DÀN ...
Hồng Phúc
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/09/2016
Chân dung người tín hữu Cao Đài
Điều đáng nói là với đạo Cao Đài, đạo phục không chỉ dành riêng cho giới xuất gia như các tôn giáo khác, mà cho toàn thể tín đồ, có nghĩa là khi đã nhập môn vào đạo, đương nhiên người tín đồ phải có đạo phục là bộ đồ dài trắng, nam cũng như nữ, nam phái có thêm chiếc khăn đống đen hình chữ "nhân" để mặc khi đến chùa thất, và cả khi cúng lạy ở tư gia. Hình ảnh người tín đồ trong bộ đạo phục trắng, nhất là nam phái, theo nhiều người, thể hiện nét hiền lành, trang nghiêm, chân chất nhưng đồng thời pha lẫn một chút quê mùa, thủ cựu, thậm chí phảng phất một sự hạn chế về tri thức; nhưng là điểm nổi bật của tôn giáo Cao Đài khi so sánh với tín đồ các tôn giáo khác lúc hành lễ nơi Thánh sở.
80 năm là một thời gian dài đối với một đời người nhưng không thấm vào đâu so với tuổi của một nền tôn giáo. Cho nên cũng không gì đáng ngạc nhiên khi mà tôn giáo Cao Đài vẫn còn là một ẩn số đối vơi đa số nhơn sanh; hơn nữa đây lại là một tôn giáo hết sức đặc biệt: Giáo Chủ là một Đấng vô hình siêu phàm thống trị cả càn khôn thế giới giáng trần cùng với các vị Giáo Tổ của thời đại mấy ngàn năm trước tưởng chừng như là truyền thuyết và các Đấng Thiêng Liêng tưởng chừng như muôn đời chỉ hiện hữu qua kinh sách,... Tất cả lại cùng xuất hiện, qua huyền cơ diệu bút nói chuyện với con người, không chỉ là những câu chuyện đạo lý, dạy làm lành lánh dữ nơi cõi thế gian, mà còn mang đến trao cho con người giữa thời đại văn minh khoa học rực sáng một sứ mạng trọng đại cao cả chưa từng có trong lịch sử tôn giáo mà lời dạy của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, Giáo Tổ của đạo Lão, một tôn giáo theo đường lối Tiên đạo ra đời cách đây mấy ngàn năm mà con người từng biết qua kinh sách, ngày nay lại tiếp tục "ra tay dẫn độ dày công giúp đời" trong Tam Kỳ Phổ Độ như một sự khẳng định:
"Trong cõi vô thường cuộc đời giả tạm mà lại có các hàng Giáo chủ – Tiên, Phật, Thánh – ra đời để giác ngộ, hầu khải ngộ dẫn dắt quần sanh. Chư môn đồ đang thực hiện sứ mạng để tiếp nối các việc làm của hàng Giáo tổ Thánh nhơn trong hai kỳ trước. Vậy mỗi một tín đồ của Đại Đạo là một Thiên ân. Mỗi một Thiên ân là một sứ mạng phải hoàn thành khi đã được Đấng Chí Tôn Thượng Đế ban trao."[1]
Lời dạy này đã xác định vai trò của người tín đồ Cao Đài hết sức vĩ đại là "tiếp nối các việc làm của hàng Giáo tổ Thánh nhơn trong hai kỳ trước"trong vị trí "mỗi một tín đồ của Đại Đạo là một Thiên ân" với trách nhiệm vô cùng lớn lao : "Mỗi một Thiên ân là một sứ mạng phải hoàn thành khi đã được Đấng Chí Tôn Thượng Đế ban trao."
Như vậy, rõ ràng bên trong hình ảnh người tín đồ ĐĐTKPĐ hết sức tầm thường lại có chút gì đó quê mùa trước mắt mọi người phải chứa đựng cả một giá trị tưởng chừng như không thể có được trong tư duy thời đại. Nhưng đó lại là chân lý, bởi lẽ, dù mang hình thức tôn giáo, nhưng đạo Cao Đài lại do chính Đấng Toàn Tri Toàn Năng khai mở để hướng đến một vận hội mới cho tâm linh nhân loại vượt khỏi chiếc vỏ tôn giáo vươn lên tầm vóc Đại Đạo được thể hiện qua lời dạy của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
"Khêu tỏ lý đồng nguyên và qui nguyên, khai sáng tâm linh, đưa con người lên tầm vóc Đại Đạo. Ngước mắt nhìn lên bầu trời to rộng, vượt ra đại dương trời nước bao la, chắp cánh bay bổng khắp 4 phương trời để phục vụ nhân loại, phụng sự Thiên cơ, phụng sự Đại Đạo, làm theo lòng Trời Đất."
Những dòng Thánh ngôn dạy đạo với văn từ trau chuốt, văn phong trang nhã, ý tứ sâu sắc, nội dung hàm chứa ý chí mạnh mẽ nhưng đầy tình thương này đã gợi nhớ đến hình ảnh của nhà thơ Lý Bạch đời Đường năm xưa mà vẫn luôn đọng lại trong tâm tưởng hậu thế với những nét hào hùng thi vị của một bậc nhân tài vẹn toàn nhân trí dũng. [ . . .]
Nhắc lại chuyện xưa trong tinh thần"ôn cố-tri tân", để qua hình ảnh của nhà thơ Lý Bạch thuở xưa và sự hiện hữu của Đức Thái Bạch Kim Tinh trong Tam Kỳ Phổ Độ có thể thấy được giá trị thực sự của người môn đệ Cao Đài hết sức to lớn; song le, dường như con người vẫn còn lơ là, chưa thực sự quan tâm tin tưởng đến giá trị đã được Thiêng Liêng ban cho. Bởi vì một người sau khi đã nhập môn, lập lời thệ nguyện trước Thiên bàn thì dù muốn dù không đã được coi là người đạo Cao Đài, nhưng có trở nên người-tín –đồ- Đại Đạo trong ý nghĩa "mỗi tín đồ ĐĐ là một Thiên ân" hay không thì còn tùy thuộc vào giá trị mà người đó tạo được cho mình.
Có những người đạo Cao Đài mãi mãi vẫn đóng khung trong lối mòn tín ngưỡng mua chuộc thần quyền để mong cầu những điều ích lợi riêng tư hoặc một sự chở che vô hình như Thầy đã đề cập ngay từ buổi đầu khai Đạo: "Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào nhà là chủ ý cầu một việc lợi riêng chi cho gia quyến vậy thôi, chớ chẳng hiểu là một nguồn trong sạch để rửa các lỗi phàm tục của các con. Nhiều đứa lại còn mơ hồ, đã thờ Thầy mà còn chưa chắc ý rằng thờ đặng chi và mở Đạo ra có ích gì?[2]!
Cũng có những người đạo Cao Đài theo Đạo do bởi truyền thống gia đình hay vì thấy đời đau khổ muốn tìm một chỗ dựa cho tâm linh, nhưng lại an phận trong suy nghĩ hạn hẹp, hoặc do trình độ hạn chế, thiếu người hướng dẫn, cứ tưởng nhập môn rồi, trong nhà thượng tượng thờ Thầy, ăn chay một tháng đủ 10 ngày, 2 ngày sóc vọng tới chùa cúng lạy, đọc kinh là đã đủ bổn phận của người tín đồ. Người đạo Cao Đài loại này vẫn còn là số đông, cũng chưa thực hiện được phận sự của người tín đồ, Thầy đã than:
"Than ôi! Đã bước chân vào đường đạo hạnh mà chẳng để công tìm kiếm, học hỏi cho rõ ngọn nguồn thì làm phận sự môn đệ như thế có ích chi cho nền Thánh giáo đâu"[3]
Một thành phần khác tiến bộ hơn, vào đạo rồi có biết đến giới luật căn bản là Ngũ giới cấm, biết điều tội phước, nhưng vẫn chưa thấy được trách nhiệm của mình khi vào đạo, do bởi ít đọc Thánh giáo, không học hỏi đạo lý, không quan tâm đến việc tu sửa thân tâm, mà tu hành theo chiều mê tín. Đức Giáo Tông đã cảnh báo:
"Trong hàng giáo phẩm thiên phong chức sắc cũng như chức việc tín hữu, đừng tưởng rằng mình đã nhập môn rồi với mỗi tháng mấy ngày chay, đi chùa thất cúng bạc hiến tiền là được vào hàng con cưng của Trời Phật, và các đấng Thiêng Liêng sẽ hộ trì cho đến ngày thành Tiên tác Phật; vẫn bị đọa như thường nếu không tìm hiểu được đâu là chánh tín, đâu là mê tín tà niệm. Nếu nhập môn rồi mà không cố gắng học hỏi đạo lý, hiểu việc nào nên làm, nên nói, nên suy nghĩ và điều nào không nên làm, không nên nói, không nên suy nghĩ, không rèn luyện bản tâm cho thuần chơn, không chế ngự thất tình lục dục để chúng tự do loạn động.
Thượng Đế thương đời, đã đem các giáo lý từ khó đến dễ để kêu gọi thức tỉnh người đời, chớ Thượng Đế không bảo người đời quá chú trọng về mặt hình thức dập đầu cầu Phật. Nếu trong lúc ấy tâm thức chưa được mở mang thì tâm linh vẫn còn lúng túng trong bức màn vô minh, thì dầu có giữ đạo ngàn đời muôn kiếp cũng vẫn mãi còn lên xuống lặn hụp trong bánh xe luân."[4]
Với người đạo Cao Đài đi theo con đường chơn đạo vô vi, lại tưởng mình hết lòng tu luyện bản thân là đủ, không cần quan tâm đến thế sự cuộc đời. Cũng chưa phải là người- tín- đồ- Cao- Đài đúng nghĩa như lời nhắc nhở của Đức Chí Tôn trong TNHT:
" Trong các con có nhiều đứa lầm tưởng hễ vào đạo thì phải phế hết nhơn sự, nên chúng nó ngày đêm mơ tưởng có một điều rất thấp thỏi là vào một chỗ u nhàn mà ẩn thân luyện đạo. Thầy nói cho các con biết nếu công quả chưa xong thì không thế nào các con luyện thành đặng đâu mà mong. Vậy muốn đắc quả thì chỉ có một điều phổ độ chúng sanh mà thôi. Như không làm đặng thế này thì tìm cách khác mà làm âm chất thì cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng thể đạt địa vị tối cao. Các con phải hiểu Thánh ý Thầy mà trau giồi chí lớn." (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q-I)
Tuy nhiên, qua mấy mươi năm đạo Cao Đài xiển dương chánh pháp trên đất nước Rồng Tiên, cũng không ít người đã tự vẽ được chân dung người- tín –đồ- Cao- Đài của mình một cách rực rỡ để thực chứng cho những trãi nghiệm làm niềm tin cho các thế hệ tiếp nối đạo nghiệp. Đó là các bậc Tiền Khai Đại Đạo, những người đệ tử ban sơ của Đức Cao Đài, sau khi trở về nơi chốn vô sanh đã gởi lại đàn em những vần thơ nhắn nhủ xác nhận con người nếu một lòng quyết tâm tu học, giúp đời thì cũng sẽ tiến hóa lên hàng Tiên Phật:
Trần gian là chốn tiến thân,
Từ thân huyết nhục nên Thần Phật Tiên;
Người xưa nên bậc Thánh hiền,
Người nay sẽ cũng Phật Tiên sắp thành[5]
Không chỉ các bậc Tiền Khai công lớn với đạo, mà còn có những người đạo Cao Đài rất bình thường cũng đã tự họa được cho mình bức chân dung người- tín- đồ-Cao- Đài nhờ đức từ bi giúp sức của Ơn Trên, cho người đời thấy được lẽ huyền vi của Trời Đất, để mau tiến bước trên đường sứ mạng tự độ, độ thaBức chân dung của người- tín- đồ- Cao- Đài phải do mỗi người tín đồ tự phác hoạ bằng chính tâm hạnh đức tài của mình trên đường tu sửa, rèn luyện bản thân, thực hành sứ mạng. Thánh giáo dạy:
"Có tâm mà lại có Tài,
Đức,tâm, tài đủ,Đạo Thầy hoằng dương."
[ . . .]
Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/chandungtinhuu
[1] Đức Thái Thượng Lão Quân; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-02 Kỷ Mùi (12-03-1979)
[2] TNHT- 27-12-1926
[3] TNHT- 27-12-1926
[4] Đưc Giáo Tông- NGỌC MINH ĐÀI Tuất thời Rằm tháng 10 Kỷ Dậu (24/11/69)
[5] Vĩnh Nguyên Tự, Tuất thời mùng 1 tháng 9 Giáp Dần (15.10.1974)