Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ ...
-
“ NGỌC ĐIỆN HUỲNH HÀ” là một trong Thất Thập Nhi Tịnh trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, ...
-
Thế giới thần bí đang "bùng nổ" quay trở lại với công chúng ! Dường như sau ba thế kỷ ...
-
HÌNH TƯỢNG ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN và TAM KỲ PHỔ ĐỘ Từ đại nguyện của ...
-
Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo, Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ; Bấy lâu luống những đợi chờ, Chờ con cất ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)
-
Người tu muốn hiểu bản ngã là gì ? trước phải thông ngũ uẩn và làm chủ bát thức. Song ...
-
CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme God or the ...
-
"Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lau" Từ thuở nào xa xưa, Câu ca dao vời ...
-
Thánh thất Cầu Kho là một trong những Thánh thất đầu tiên cơ Phổ độ Công truyền (đầu năm 1926), ...
-
Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì ...
-
"Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu ...
Hồng Phúc
Tinh thần vạn giáo nhất lý
Cuộc chiến dằng dai giữa Israel –Do Thái giáo với Palestine- Hồi giáo do việc tranh giành vùng đất Jeru-Salem mà họ cho là Thánh Địa ở Trung Đông vẫn chưa kết thúc cũng như cuộc chiến giữa những người Thiên Chúa và Tin Lành vẫn còn âm ỉ ở Ái Nhĩ Lan thì những điểm nóng xung đột tôn giáo khác ở Châu Á và Châu Phi lại bùng nổ. Tại Indonesia, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Ơ Phi Luật Tân, đất nước có 85 % Công giáo và 5 % Hồi giáo. Tổ chức khủng bố Hồi giáo Abu Sayyaf ra đời vào đầu thập niên 1990, mà mới đây được thế giới biết đến qua việc bắt giữ các con tin gồm nhiều quốc tịch trên đảo Jolo, thường xuyên xung đột đẩm máu với dân quân tự vệ Công giáo trên đảo Mindanao giống như tình hình Bosnia ở Châu Au trước đây.
Tại Pakistan, xảy ra xung đột giữa hai cộng đồng Hồi giáo và Công giáo bắt nguồn từ một điều khoản của Bộ Luật Hình sự ở đất nước 90 % Hồi giáo và 2,5 % Công giáo có liên quan đến hành vi báng bổ tôn giáo.
Ơ Châu Phi, Nigeria, 45 % Hồi giáo và 45 % Công giáo vẫn tiếp tục gây nên giết chóc thù hận không khoan nhượng. Sudan, xung đột đẩm máu do luật lệ Hồi giáo được áp dụng trên toàn lãnh thổ 69 % Hồi giáo, gây thiệt hại quyền lợi của 13 % Công giáo trên đất nước này.
Trung tuần tháng 2-2000 một ủy ban hòa giải bao gồm các nhà trí thức Do Thái Giáo, Công giáo và Hồi giáo đã gặp nhau tại Jakarta kêu gọi các cộng đồng tôn giáo chấm dứt mọi hình thức khiêu khích dẫn đến bạo lực, nhưng kết quả vẫn còn phía trước.
Phải chăng toàn cảnh bức tranh nhân loại ngày nay chính là điều lý giải sự giáng trần khai mở một nền tôn giáo mới của Đức Thượng Đế với danh xưng tôn giáo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cách đây ¾ thế kỷ tại nước Việt Nam với chủ trương Tam giáo qui nguyên – Ngũ chi phục nhứt đặt nền tảng trên TINH THẦN VẠN GIÁO ĐỒNG NHỨT LÝnhư lời Đức Chí Tôn đã dạy trong những ngày đầu khai đạo còn ghi trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển :
"Vốn từ trước Thầy đã lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo. Tùy theo phong hóa của nhơn loại mà gầy chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.
Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng. Càn Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau; nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt. Lại nữa, trước Thầy lại giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh giáo, mà làm ra phàm giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A Tỳ.
Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa".
Tôn giáo đi cùng với lịch sử loài người như là một chỗ nương dựa tinh thần của con người trong cuộc sống trần gian đầy dẫy những bất trắc. Tôn giáo xuất hiện từ trong xã hội loài người, từ sự thao thức của con người về số phận của chính mình, con người từ đâu tới, tới đây để làm gì và con người sẽ đi về đâu ? Làm sao thoát khỏi những đau khổ của đời người : sanh, lão, bệnh, tử ? Tôn giáo là sự thăng hoa cao nhất của tín ngưỡng với một cứu cánh rõ ràng ngay từ khi bắt đầu hình thành với sự chứng ngộ của vị Giáo chủ khai sáng.
Cứu cánh của tôn giáo là mở ra con đường, dẫn dắt con người tìm đến chân lý là giải thoát khỏi những đau khổ ràng buộc của cõi thế gian, giúp con người tìm đến những nấc thang tiến hóa cao hơn trong đời sống tâm linh. Tôn giáo bắt buộc gắn liền với đức tin hay sự tín ngưỡng, nhưng trong ý nghĩa rốt ráo của tôn giáo, tôn giáo phải giúp con người đạt đến trình độ tâm linh siêu việt chứ không phải để con người lạc lầm trong những mê tín mang tính thần quyền. Nói rõ hơn, tôn giáo có mặt trong kiếp sống con người là chỉ cho con người con đường tự hoàn thiện hóa bản thân để con người trở nên sáng suốt hướng tâm linh đến chỗ cao thượng với đầy đủ công bình, bác ái, từ bi để từ đó con người góp phần vào việc xây dựng một xã hội loài người an lạc và thương yêu trong đức háo sanh của tạo hóa, tức là sống phù hợp với lẽ Trời mà theo giáo lý Cao Đài chính là đạt Đạo, là cứu cánh cuối cùng của tôn giáo.
Trong ý nghĩa đó, các tôn giáo đã lần lượt ra đời trong nhất kỳ, rồi nhị kỳ phổ độ dưới nhiều hình thức khác nhau do không gian và thời gian khác nhau, nhưng tựu trung cũng quy về Tam giáo Đạo là Phật Đạo, Tiên Đạo và Thánh Đạo mà chúng ta đã thấy cụ thể ngày nay là Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Kitô giáo,Hồi giáo, An giáo…. mà Đức Vạn Hạnh đã xác nhận :
"Tư khi có loài người, Thượng Đế đã bao phen đem đạo cứu đời, mà phương pháp không duy nhứt một pháp môn nào, tùy theo hoàn cảnh, trình độ hiểu biết hiện tại để đem đạo lý lồng vào trong thực tại để cảnh tỉnh, giác ngộ dìu dắt họ ra từ chỗ tăm tối đến nơi xán lạn, từ chỗ tội ác đến nơi lương thiện, từ chỗ sa đọa đến nơi thanh cao, từ chỗ hận thù tiêu diệt đến nơi tình thương bảo tồn". (MLTH 6-10 Kỷ Dậu 79)
Như vậy tôn giáo là "con thuyền đưa khách mà Đạo là bến đỗ. Các con thuyền cuối cùng cũng xuôi về bến đỗ" như lời Đức Đại Từ Phụ hoặc như lời Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy tại Nam Thành Thánh Thất ngày 1.1 Kỷ Dậu):
"Tôn giáo là chiếc hỏa xa mà người hành đạo phải biết rằng mình là hành khách. Nếu chư hiền cho rằng mình là xe hỏa thì từ đầu thời gian cho đến cuối thời gian cũng chỉ đi lại trên con đường thiết lộ".
Đức Phan Thanh Giản cũng dặn dò : " Đức Thượng Đế giao cho Phật Thích Ca một nhiệm vụ truyền bá đạo lý chớ không phải truyền bá danh hiệu Thích Ca, cũng như Ngài muốn mọi người tìm thấy vầng trăng chớ không phải chỉ tìm thấy ngón tay mà thôi" (8.4 Tân Hợi 71 – Trúc Lâm Thiền Điện)
Nhưng rồi tôn giáo lại bị ô nhiễm bởi lòng người, bởi nhân dục….con người đã quên di cứu cánh cao cả của tôn giáo, đã không còn nhớ tôn giáo chỉ là phương tiện mà con người phải rời bỏ sau khi sang bờ giác, trái lại đã ôm chầm tôn giáo như mục đích để rồi bảo thủ, tranh giành đưa đến kỳ thị rẻ chia, gây nên những cuộc Thánh chiến tương tàn, mà Đức Vạn Hạnh phải than : " Ngày nay, trước cảnh đời đảo điên xáo trộn, nhơn tâm phân hóa vô cùng, rất đổi tôn giáo là những khuôn vàng thước ngọc để khép con người từ chỗ sa đọa trở nên Hiền Thần Thánh Tiên Phật, ung đúc con người từ chỗ trọng trược hồng trần được thanh thoát cao siêu, Tôn giáo là mối dây liên quan, là cửa thông đồng cho vạn dân chủng tộc, thế mà tôn giáo ngày nay cũng trong tình trạng chia ly phân cách. Đó là do nơi lòng người chẳng về một, nên tôn giáo trở thành những tổ chức riêng biệt của xã hội này, quốc gia kia, đảng phái nọ"
Hoặc chúng ta nghe Đức Lê Đại Tiên: "Thượng Đế đã cho các vị Giáo chủ đến trần gian, chơn linh nhập vào thể xác của giống người thế gian, đem nguồn giáo lý chân chính để hướng dẫn người đời biết cách đối xử và ăn ở với nhau cho thuận lẽ đạo đức tức là hạp lòng Trời. Từ đó, mỗi một giai đoạn đều có mỗi một tôn giáo phát sinh để hướng dẫn người đời tùy theo trình độ tiến hóa của họ mà dẫn dắt họ lần lần trên đường đạo lý. Tuy nhiên, ánh sáng thái dương tuy rọi khắp cùng nhưng không thể soi vào chậu úp. Đạo giáo cũng trong định luật đó. Vì vậy có còn những lớp nhân sanh không may mắn được thọ nhận chơn truyền, do đó đã nảy sanh tình trạng không đồng đều về sự tín ngưỡng" (CQ 29.7 MT 68)
Tôn giáo là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống loài người, từ ngàn xưa và mãi mãi đến ngàn sau, tôn giáo vẫn tồn tại với con người cho dù con người có tiến bộ văn minh đến đâu chăng nữa. Đó là ý nghĩa của từ "Vạn giáo", hàm nghĩa dù có bao nhiêu tôn giáo, vẫn không thay đổi cái LÝ MỘT đó. Tuy nhiên, đừng hiểu lầm "vạn giáo" bao gồm cả các giáo phái đã và đang phát sinh rầm rộ ở nhiều nơi trên toàn thế giới như giáo phái Aoum ở Nhật, Pháp Luân Công ở Trung Quốc, giáo phái Cổng Trời, Vô Thượng Sư Thanh Hải ở Mỹ….chẳng những không giúp ích gì cho sự giải thoát tâm linh của con người cũng như không đem đến cho con người một đời sống hạnh phúc thật sự về mặt nhân sinh mà còn xô đẩy con người vào đường phi nhân, rời xa đạo lý.
Tất cả tôn giáo đều có chung một chức năng là cứu đời với cùng một bản chất là phương tiện để con người nương theo đó mà tìm thấy ánh sáng là Đạo, vì như Đức Chí Tôn đã dạy :
"Mọi sự vật trên đời, nguyên nhân là LÝ, là Đại Đạo, là Thầy, là Cha chung của vạn loại. Các con đã sanh trong Đại Đạo, hãy noi theo Đại Đạo mà thành về cõi thượng thiên Vô Cực" (MLTH 9-1 Mậu Thân 68)
Tôn giáo cũng không ra ngoài Lý đó. Lý đó chính là Đạo :
"Đạo là lẽ sống của muôn loài.
Đạo vốn từ không hóa Một, Hai
Hai, Bốn, Tám, Năm sanh vạn hữu,
Đất, trời, vạn vật cũng do đây."
Đạo là ngôi Thái Cực, "Hóa Một, Hai" tức sanh Lưỡng Nghi; "Hai, Bốn" tức sanh Tứ Tượng, sanh Bát Quái, phối kết Ngũ Hành phân định Trời Đất và vạn vật.
Như vậy, sự hiện hữu của tôn giáo tuy nhiều hình thức khác nhau nhưng không ngoài nguyên lý nhứt bổn tán vạn thù và Thiên Địa vạn vật đồng nhứt thể.
Các tôn giáo với cách nói khác nhau nhưng cũng qui về Một là Đạo, là Thượng Đế.
Kitô giáo tin Thiên Chúa ngự trị trong con người như lời Thánh Paul : "Chúng ta sinh động và hiện hữu trong Thượng Đế.
An giáo chủ trương "Thân xác con người là thành trì của Thượng Đế"
Hồi giáo lại viết trong kinh Coran : "Thượng Đế gần con người hơn tĩnh mạch con người"
Lão giáo cho rằng "Thiên tại nội, nhân tại ngoại"
Nho giáo tin có Trời ngự trị trong tâm hồn con người gọi là Thiên Tính.
Phật giáo không dùng chữ Trời mà dùng chữ Chân Tâm, Như Lai, mà Như Lai chính là bản thể vô sở bất tại của vũ trụ quần sinh. Kinh Lăng Nghiêm còn gọi là Nguyên Thường tức căn nguyên hằng hữu, là Chân Tâm của vạn hữu.
Như vậy từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim dù dưới hình thức nào, dù dưới danh xưng nào, các tôn giáo cũng đều nhìn nhận chân lý : có một đấng Toàn Tri Toàn Năng ngự ngay trong con người, là điểm linh năng đầu tiên tạo nên muôn loài vạn vật.
Tam giáo đồng một mục tiêu xây dựng hạnh phúc cho con người nơi cõi thế gian, mà Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đã xác nhận :
"….Nho giáo đem lại cho nước nhà một trật tự an ninh thuần phong mỹ tục, Phật giáo đem lại cho con người giải thoát tâm linh đang bị đắm chìm trong khổ hải hồng trần, Đạo giáo dưỡng dục con người trên mọi phương diện vô vi và hữu thể.
Đến Tam Kỳ Phổ Độ, một lần nữa chính Đức Thượng Đế khẳng định : "Thầy là các con, các con là Thầy".
Tóm lại, giáo lý Cao Đài dạy :
"Trời với muôn loài một bản nguyên,
Cũng trong linh tánh cũng tâm điền;
Linh quang một khối chia nhiều ức,
Người vật tương đồng với Phật Tiên."
...
"Hỡi môn đồ chơn tông vạn giáo
Đều ở trong cái Đạo hư vô;
Có câu "Nhứt bổn vạn thù",
Một ra muôn trạng diễn phô pháp quyền."