Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Khai minh Đại Đạo để cứu độ vạn linh thời Hạ Nguơn này, Đức Thượng Đế Chí Tôn đã nêu ...
-
Thiên Lý Đàn, Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (5-2-1970) (Đàn Giao Thừa)
-
Tại Thảo Lư: Thánh Đức Tổ Đình. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi Ngày 15/10 Mậu Tý, ...
-
NĂM MỚI, NHÌN LẠI SÁNG KIẾN HÒA BÌNH CŨ Theo sáng kiến của UNESCO, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ...
-
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn ...
-
. . .Hôm nay Bần Đạo đến đây phân tách những nét chính của những giai đoạn của đời người ...
-
TỪ GIÁ TRỊ TÂM LINH ĐẾN GIÁ TRỊ TÂM LINH SIÊU VIỆT Giá trị là điều mà con người quan tâm ...
-
Giải pháp ưu việt nhất để cứu độ con người là con người làm thế nào phát huy tối đa ...
-
Ca dao Việt Nam có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà; Thờ cha kính mẹ mới là chơn tu.” Kinh Tứ ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Năm 1947, hai mươi năm sau khi bắt đầu tạo dựng Thánh Địa Tây Ninh, Đức Hộ Pháp Phạm Công ...
-
TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" Về từ ngữ “ Chơn Thần” _ Định nghĩa : _ Chơn thần theo thánh ...
Chí Kiên
Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp
II.TÌM HIỂU Ý NGHĨA
1. Chữ Hiệp
2. Chữ Thành
3. Chữ Tín
III. KẾT LUẬN
I. XUẤT XỨ CỦA CÂU KINH
Đại Đạo không có hình, Trời Đất là cái Đạo có hình. Trời Đất không nói ra lời, Thánh Nhơn là Trời Đất nói ra lời. Thánh Nhơn ta không giáp mặt với các Ngài nhưng ta lại tìm thấy lời các Ngài trong Kinh sách. Kinh Cao Đài có câu mở đầu trong bài Kinh Niệm Hương: "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp". Để bước đầu tìm hiểu ý nghĩa câu kinh này, ta cần tra cứu thêm về xuất xứ của bài kinh Niệm Hương. Đầu tiên bài Kinh này được ban cho Minh Lý Thánh Hội vài năm trước khi Đạo Cao Đài ra đời vào năm Bính Dần 1926. Khi Đạo Cao Đài ra đời thì Đức Chí Tôn cho phép xử dụng bài Kinh này vốn do Đức Thái Thượng Đạo Tổ dịch sang chữ quốc ngữ từ bài Kinh Niệm Hương của Chi Minh Sư bằng chữ Hán do Đức Lữ Tổ ban cho từ trước. Bài Kinh này viết bằng chữ quốc ngữ như sau:
Đạo do Tâm hiệp,
Tâm giả Hương truyền.
Hương phần ngọc lư,
Tâm chú tiên nguyện;
Chơn linh hạ giáng,
Tiên bội lâm hiện.
Kiêm Thần quan (cáo),
Kỉnh đạt cửu Thiên;
Sơ Khải sở nguyện,
Hàm tứ như (ngôn).
Câu đầu tiên của bài này được Đức Thái Thượng Đạo Tổ dịch ra: "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp". Trong Cao Đài Giáo, các Đấng Thiêng Liêng hơn một lần dạy người tín đồ phải để tâm tìm hiệu ý nghĩa của câu kinh này. Do đó, chúng tôi xin được cùng quý vị góp phần công quả đó.
II. TÌM HIỂU Ý NGHĨA
1. Chữ Hiệp:
Chúng ta có lần hầu như chữ nào cũng phải tìm hiểu: Chữ Đạo gốc, chữ lòng thành, chữ tín và chữ hiệp. Có người trước tiên cho rằng hai đức thành và tín cùng hiệp với nhau thì tạo nên cái căn bản của cái Đạo hữu vi nơi con người ở thế gian. Tuy nhiên ở câu của chi Minh Sư có nói rõ tâm hiệp thì chữ Hiệp ở đây chúng ta sẽ xét như một đức bên cạnh hai đức lớn kia là đức Thành và đức Tín.
Như trên đã nói, đầu tiên nhận xét chữ Đạo thì có chữ lòng hay chữ Tâm bên cạnh, đó là nói về con người vì vậy Đạo ở đây là Đạo ở nơi con người trong cuộc sống vi nhân mà Đạo này không tách rời được trong vũ trụ vạn vật. Thánh giáo dạy: "Đạo ấy, lý ấy bao trùm và tiềm ẩn trong mỗi vật, mỗi loài. Vạn vật, vật nào cũng có cái lý của nó. Tổng thể của lý là Thái Cực hàm Âm Dương nhứt thể --> Đạo lưỡng diện – Hữu Vi + Vô Vi của lý này nơi mọi người, ai cũng đều chứa đựng cái căn nguyên lưỡng nhứt đó, sinh động vô cùng. Người thuần theo cái lý đó có thể siêu hóa thần hình làm Thánh làm Vương, thay quyền Tạo Hóa, an bài dưới thế cho nhơn loại sống trong tình bao la, hưởng trọn tự do thanh bình, không tách rời ngoài căn bản nên muôn thuở vĩnh lạc vô ưu.
Chúng ta không nên hiểu sai lệch rằng Đạo là để con người làm Thánh, làm chủ thế gian mà nên hiểu rằng Đạo không dạy con người giải thoát ra khỏi nhân sinh mà trái lại giải thoát con người ra khỏi con người nhỏ hẹp, tầm thường ích kỷ chỉ biết lo cho riêng mình, sống cho riêng mình. Đến ngày nay con người đã có được phần nào trình độ tiến hóa để nhận biết lối sống vị kỷ dầu của một người hay một tập thể đều có ảnh hưởng đến sự an lạc, sự tồn vong của cả một tập thể lớn. Mặt khác đứng trước sự hùng vĩ bao la và uy nghi của vũ trụ, con người có thể cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt rồi đến khi gặp trắc trở ở đời thì than thở hoặc buồn rầu. Tinh thần học Đạo mà Thiêng Liêng gọi là chân chính là ở chỗ học để hiểu Trời Đất có cái then chốt, lấy đó làm căn bản cho Tạo Hóa, còn con người thì cần nắm bắt được cái then chốt nơi con người để làm nguồn cội cho tánh mạng. Con người cần rèn luyện cái chí lớn để có đủ sức đem đức mình mà hiệp cùng với đức của Trời Đất. Sự rèn luyện không ngừng nghĩ ở chỗ biết điều nào hiệp với đức của Trời Đất thì cố gắng thêm, chỗ nào không hiệp thì lo sửa đổi (Dưỡng Chơn Tập trang 13). Như vậy thì con người đâu phải nhỏi nhoi gì đâu. Tất cả là tại nơi mỗi con người. Đồng thời chúng ta vừa nhắc tới chữ Hiệp một cách tự nhiên khi nói về cái Đạo ở nơi con người. Chữ Hiệp được chúng ta chú ý hơn khi con người đối xử với nhau. Đó là vấn đề trước mắt và lâu dài, có giá trị thực tiễn hơn khi chúng ta đã bàn về việc con người hiệp cùng với Trời Đất. Có khi chúng ta nghe nữ phái trình bày về chữ Hòa như sau: Có Hòa rồi trước sau gì cũng Hiệp, nếu cứ Hiệp mà không có Hòa thì trước sau gì cũng tan rã. Một tổ chức, một đoàn thể dù lớn hay nhỏ, nơi đây chúng tôi không phân tách chi li mà đánh giá rằng Hòa Hiệp như đi đôi với nhau ở bất cứ giai đoạn nào và ở bất cứ nơi đâu. Các vị Tiền Khai Đại Đạo đã từng nhắc nhở như sau:
"Chúng Tiên Huynh xin lập lại là nơi lòng mỗi em phải tạo sẵn cái móc hòa hiệp. Chúng Tiên Huynh cùng các Đấng Thiêng Liêng sẽ đem những cái móc đó nối chuyền nhau để thành một sợi dây Thiêng Liêng bền chặt kết gộp bè thân yêu hòa ái."
Lời dạy trên đây tạm xem như dễ hiểu nhưng về mặt ứng dụng thì khó vô cùng vì trong quá khứ, lịch sử của mỗi tôn giáo thường cho thấy yếu điểm là thiếu tinh thần hòa hiệp. Chính trong nội bộ Cao Đài cũng xảy ra điều này và cũng chính vì vậy mà Đức Chí Tôn đã giao cho Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo một trách nhiệm to tác là làm nhịp cầu nối liền tình huynh đệ mà phương pháp là luôn luôn nói lên chơn lý là điều mà ai cũng chấp nhận được và với điều mong mỏi là mọi người sẽ cùng gặp gỡ nhau ở chỗ mà Đức Chí Tôn gọi là Tinh Thần.
Chúng ta vốn biết rằng mọi người đang sống trong cõi nhị nguyên đối đãi thì có sự thương mà cũng có sự ghét và đồng thời cũng không thể thuyết phục được mọi người cùng đem tình thương đặt vào một chỗ. Ý chúng tôi muốn nói không thể có một tổ chức nào thành công trong việc kêu gọi mọi người cùng về với mình bằng các danh từ đầy hoa mỹ như tình thương, hòa hiệp, đoàn kết v.v.. Trái lại, chúng tôi muốn đưa ra một hình ảnh về sự hòa hiệp về mặt tinh thần. Đó là hình ảnh Đức Thế Tôn đưa ngón tay chỉ trăng có dạy trong Kinh sách. Đức Phật dạy mọi người hãy nhìn về nơi mà ngón tay Đức Phật chỉ, đó là mặt trăng chớ không nên nhìn chính bản thân Đức Phật hay nhìn ngón tay của Đức Phật. Mặt khác, khi nhìn mặt trăng cũng không phải nhìn để xem trăng như thế nào, có đẹp không? Để rồi mỗi người lại thấy khác nhau. Thí dụ như người thì nói trăng đêm nay sáng, kẻ thì thấy trăng chưa thật tròn v.v… Nhưng điều mà Đức Phật muốn nói lại là câu: "Ta đã không nói lời nào cả" ngụ ý rằng giáo lý của Phật chính là ngón tay chỉ trăng còn vầng trăng chính là Pháp nói theo tiếng nhà Phật hoặc nói là Đạo theo cách của chúng ta Pháp hay Đạo sẽ soi sáng màn đêm u tối của tâm thức chúng sanh.
Mọi người từ bây giờ sẽ có sự hòa hiệp về mặt tinh thần nếu đồng có một điểm nhắm chung. Đạo dạy rằng dầu muôn sông ngàn lạch rồi cũng sẽ đồng chảy ra biển cả, cùng hòa chung hay có thể gọi là cùng có một vị mặn khi ra tối đại dương. Tuy nhiên, kiếp nhân sinh dầu có sống tới một trăm tuổi cũng thật là ngắn ngủi so với Trời Đất, điều này ứng với câu: Thời gian không chờ đợi hoặc không cho phép mọi người lấy đời sống của mình mà làm một cuộc thí nghiệm Đạo lý. Còn có câu thứ hai là nghiệp lực không buông tha. Nếu ví đời người như một dòng sông thì dòng sông còn có lúc nước ròng nước lớn, dòng sông nào trước khi ra tới biển cũng đều có những khúc uốn lượn quanh co :
"Nắng mưa ròng lớn nước đầy voi,
Suy thạnh buồn vui ấy cuộc đời."
Do đó, để tồn tại chúng ta phải có ý hiệp, thân hiệp ngay từ bây giờ.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
"Hiệp là tự mình dấn thân vào cùng tập thể để nương níu nhau, sinh hoạt ràng buộc lẫn nhau ví như cây trong rừng mọc chen chúc nhau, dầu có giông tố bão bùng xảy đến cây vẫn nương nhau mà đứng".
Con người trước cuộc đời ví như đầy phong ba bão táp khó có thể tồn tại nếu con người nào đó tách rời khỏi một tổ chức tập thể Đạo, điều dể thấy nhứt là sự lười biếng sẽ dần dần đưa đến sự bán đồ nhi phế (gãy gánh giữa đường).
"Cơm có canh tu hành có bạn,
Dắt dìu nhau trên đoạn đường trần.
Gióng chuông thức tỉnh hồn dân,
Qua cơn mê muội tìm lần về nguyên.
Dẫu Tiên Phật Thánh Hiền cũng thế,
Trước vầy đoàn tập thể chen chưn.
Kẻ nầy ngã người kia nưng,
Như cây lớp lớp trong rừng nương nhau."
Trên bình diện rộng hơn, chúng ta được các vị Tiền Khai Đại Đạo dạy như sau: Từ ngày Đại Đạo sơ khai, Phật Tiên Thần Thánh có bao giờ kêu gọi nhóm này, nhóm kia gom về cùng một nhóm khác. Thiêng Liêng chỉ khuyên người tu phải tu cho thiệt, nghĩ cho thiệt, hành cho thiệt, nói cho thiệt, tình thương cho thiệt, cách cư xử với nhau cho thiệt, dầu ở đâu, dầu góc biển chơn trời, mỗi người thực hành được lẻ thiệt mà lẽ thiệt là chơn lý mà Thiên lý luôn luôn Thiên thời, địa lợi, nhơn hòa. Chơn lý vẫn không hai. Ở mức độ nhơn loại, không còn phân biệt dân tộc này với dân tộc kia, tất cả đều là anh em trước Chí Tôn Thượng Đế. Chúng ta nghe lại lời tâm sự của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo vốn trước đây là người Trung Quốc đời Đường:
"Tình dân tộc đổi tình nhơn loại,
Nghĩa nước non thay nghĩa đệ huynh."
Vừa qua, chúng tôi có bàn về hòa và hiệp, đó là căn bản, là gốc của Đạo vi nhơn ở chiều hướng đi ra, đối nhơn xử thế để được an lạc thái bình.
" Muốn có được Thiên thời Nghiêu Thuấn,
Thì nhơn hòa phải thuận trước đi."
2. Chữ Thành:
Đến đây, ta xét về chiều đối nội, con người quay lại tìm chính mình.
"Tu đạo gốc chí thành chuyên nhứt,
Thành tắc minh, minh tức là thành;
Noi theo Tánh đạo nơi mình,
Tri hành đúng khớp, tâm tình rỗng rang."
Chữ Thành không phải hiểu nông cạn là thành kỉnh, lễ bái Trời Phật là đủ. Nói chữ Thành mà gắn liền với cái gốc của Đạo nơi tự thân thì chúng ta phải học những gì ? Chúng ta phải xét vừa gốc vừa ngọn nơi tự thân, một số các lời dạy như sau:
"Một gốc mãi trăm cành nghìn lá,
Một tâm sanh tất cả dữ lành;
Âm dương biến hóa lưu hành,
Ý tình vọng động tung hoành khác đâu."
Vậy gốc của lòng thành là cái thật của tâm.
"Quay trở lại nguồn đầu thanh tịnh,
Gốc đạo người bản tánh Chơn Tâm;
Từ lâu đi lạc hiểu lầm,
Bởi chưng tình thức ngấm ngầm chủ trương."
Vậy lòng thành cũng là quay trở về, là hết phóng tâm thì sáng lòng thấy tánh:
"Quyết giữ gốc không nương nơi ngọn,
Thâu phóng tâm nắm trọn ý tình;
Chủ quyền niệm lự hết sinh,
Vô minh tận diệt viên minh hiện bày."
Một vài câu thơ văn Thánh giáo vừa dẫn chứng ở trên chưa đủ nói lên hết ý nghĩa của chữ Thành vì một trích đoạn Thánh Giáo chỉ nói được một ý gốc chúng tôi dẫn chứng là chơn tâm, là chánh tâm của nhà Phật mà chưa xét đến Thánh Đạo của Đức Khổng Tử dạy như thế nào. Học cái gọi là Đạo của Đức Khổng Tử thì không được quên 2 chữ Trung Dung mà kinh Cao Đài chỉ cần mượn hai chữ nầy để gói gọn cả một nền Thánh Đạo: "Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành".
Thánh giáo dạy về Đạo Trung Dung như sau: "Đạo Trung Dung là Đạo lớn của Trời Đất, vạn vật cốt dạy người làm Thánh làm Hiền. Trước hết, các bậc ưu thế mẫn thời muốn thi thố môt việc nào để cứu nhơn độ thế cũng phải tìm cầu cho được cái gốc lớn của thiên hạ là Đạo Trung. Đạo Trung chính có nơi thân mình. Nếu Trung ấy được hiện bày thì làm được Thánh Nhơn, suốt lẽ Đất Trời muôn vật Trung ấy là căn cốt của mọi sự việc nên ở đâu hay lúc nào cũng trúng Đạo. Đem áp dụng vào đời, thi hành mọi việc không đâu chẳng nhờ, vậy đẹp cả ý người lòng Trời, dẫy đầy sự sống, lẻ thật hiện ra".
Phương pháp thực hành được dạy như sau:
"Đạo mất Tánh của Nho cũng như Đạo Kiến Tánh của Phật phải nhơ công phu phản tỉnh nội cầu quay ngược chủ quan vào trong, chuyên nhứt một điểm, dẹp hết vọng ta tư lự, nghiêm chỉnh thân tâm, đăm đăm như mèo rình chuột không chút lãnh quên. Nếu bởi một cớ nào xao động thì chuột đã thoát ra ngoài hang chạy mất, dầu có nhìn cũng là nhìn cái hang không". Nên Thánh nhơn xưa lấy kỉnh thành làm công phu. Kết luận ở nơi đây là cốt lỏi của Đạo Trung Dung nên chúng tôi xin lập lại sự giải thích của Thiêng Liêng như sau:
Kỉnh Thành là chuyên nhứt ngó thẳng vào Chơn Tâm và phải thành thật với chính mình để không lầm lẫn, Ơn Trên nhắc lại Thành đây là Hình Nhi Hạ, thuộc về phần tu đức của con người, là rèn lòng sửa tánh (Đạo Học Chỉ Nam giảng về Trung Dung). Trong nhân gian, để nói lên cái đức này, người ta có nhiều từ như sau: Thành Kỉnh, thành tâm, thành ý, trung thành, chân thành.
Chúng ta có được một số lời giải thích như sau: Đức Quan Âm dạy: "Thành Kỉnh là cái lễ ở lòng người trần thiết phẩm vật trai đàn cúng bái, đó là cái lễ giao tế trong xã hội nhân sinh. Tâm có ghi nhận những điểm liên quan trong cõi vô hình mới sắp bày nên cuộc lễ để gọi là kỷ niệm hoặc vía… Tâm và vật là hai trong một, vẫn không tách rời nhau. Đó là Đạo". Thế nên, ngày xưa Thánh nhơn đem đạo trị đời, bày các cuộc lễ nghi cúng tế để ghi ơn Trời Đất, tiền nhân, để thành kỉnh noi theo cái lẽ thiên nhiên hóa sanh dưỡng dục của Trời Đất tiền nhân. Dầu danh từ nào cũng đẹp nhưng giá trị thực tế của Thành không là sự thể hiện bằng hành động mà cốt ở lý. Lời Đức Đông Phương Lão Tổ: "Tất cả trên thế gian này đều giả tạm, mà đối với Thiêng Liêng là việc đáng chú trọng – trong chỗ chú trọng ấy có một tấm lòng chân thành mới được chú trọng. Đền đài nguy nga hoặc mái tranh vách đất là sự rất thường, lý thiên nhiên vẫn từ từ đặt hay dời do ở lý mà không do ở sự.
Bình thường bất cứ ai cũng có thể nói tâm thành hoặc chí thành. Tuy nhiên Đức Mẹ nhắc một điều căn bản: "Các con hãy chí thành, chí kỉnh với lẻ thật chơn chính". Ở Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, mọi người đều biết gương chí thành của cố Đạo trưởng Huệ Lương được Đức Chí Tôn điểm với câu " Công chưa thành mà chí đã thành". Ở một lần dạy khác, chính Đức Chí Tôn dạy: "Còn trước Cơ Đạo ngày nay, các con muốn thành, trước nhứt lòng con phải thành. Thành để hành cho đúng, không cải canh thêm bớt, không chia rẽ, dụng đức hy sinh để cảm hóa cho nhau. Các con đừng e ngại không người dắt lối đưa đường, chỉ ngại lòng con chưa thành".
Tóm lại, Thành là công phu ngó thẳng vào Chơn tâm (Đức Khổng Tử). Thành là tấm lòng chơn thật (Đức Mẹ và Đức Đông Phương). Thành là Kỉnh Trời Đất, tiền nhân ở cả hai mặt tâm và vật khi hiến lễ (Đức Quan Âm). Thành để hành cho đúng để cảm hóa nhau (Đức Chí Tôn). Thành phải có sự sáng suốt về tâm linh gọi là Minh Thành (Đức Vạn Hạnh Thiền Sư) cũng giống như lời Đức Giáo Tông Vô Vi: "Phải chí thành tâm linh mới kết quả được. Khi Chí Thành đã có thì tâm linh phát hiện tự nhiên. Đạo lý sẽ do nơi ấy mà phát xuất cho người". Thành là cố hết sức của mình dầu cho việc lớn chưa thành nhưng chí đã thành theo lời Đức Vân Hương Thánh Mẫu: "Các em mong ngày Đạo thành, nhưng Đại Đạo dầu chưa thành mà các em đã thành, chỉ e các em không hay biết mà thôi "(Nhâm Tý). Câu chuyên hiểu không đúng về chữ Thành được nhắc như sau: Lương Võ Đế ngày xưa cất 72 cảnh chùa sao lại còn Đài Thành Ngạ Tử thì vật chất có ích gì chăng? (Đức Giáo Tông Bính Ngọ) Đức Ngô Đại Tiên giải thích: "Lương Võ Đế vì không biết dụng tâm pháp Đại Đạo mà chỉ nhắm vào phương tiện hữu vi làm cứu cánh nên chịu thiệt thòi một kiếp tầm tu".
Chữ Thành thuộc Hình Nhi Thượng của Thánh Nhân.
Hình Nhi Thượng là cái Đạo của các bậc chân tu, của Thánh Nhơn một khi đã hòa đồng với Trời Đất. Phần trình bày này cốt cho thấy chữ Thành là lớn.
Như Đạo học đã nói: mỗi người đều có điểm tâm linh, do điểm tâm linh đó giao cảm được với Trời. Tại sao ngày xưa chỉ thấy con Long Mã mà người tu đã vẻ lên thành Bát Quái Tiên Thiên có đủ những vạch Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài. Cũng như thế tại sao chỉ thấy con Rùa trên lưng có những lằng ngang lằng dọc mà người ta đã vẽ lên được Bát Quái Hậu Thiên (Vua Phục Hy – 2852 – 2737 thấy Long Mã; Vua Hạ Võ – 2205 – 2197 thấy Thần Qui).
Sỡ dĩ có được như vậy bởi lòng thiết tha của hành giả đã đem hiến trọn tâm thành của mình hòa đồng với Đạo Thiên Địa. Khi đã hòa đồng từ tiểu nhơn thân với Đại Thiên Địa cả hai như một, linh hiển là ở chỗ đó. Thế nên những bậc hành giả chơn tu, họ chỉ nhìn dòng nước chảy qua cầu mà đạt Đạo, họ chỉ nhìn cảnh hoa nở mà đạt Đạo. Có khi chỉ thấy gió thổi rung rinh cành lá mà đạt Đạo.
3. Chữ Tín:
Tín là một trong 5 đức lớn cần phải có nơi con người . Đó là các Đức: Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín. Có khi chúng ta thấy bên Thánh Đạo thờ Chúa Jésus Christ thường nhắc tới Đức Tin hoặc có khi chính chúng ta thường nhắc tới tín ngưỡng, chánh tín, mê tín, các danh từ có chỗ nào giống nhau chăng? Thật ra có giống và có khác vì chữ Tín đây là một Đức, bởi vậy khi nói Tín nhiệm mà ủy thác cho ai một điều gì là có sự chấp nhận ở cái đức của người đó, nó cũng giống như tin cậy mà chọn mặt gởi vàng là tin vào cái đức. Chữ Tín quan trọng nên sách giải thích thêm:
- Nếu Nhân mà không có Tín thì không thành Nhân.
- Nếu nghĩa mà không có Tín thì không thành Nghĩa.
- Nếu Lễ mà không có Tín thì không thành Lễ.
- Nếu Trí mà không có Tín thì không thành Trí.
Nó là Huyền Quang Nhứt Khiếu của Tiên gia, bộ tim con đỏ của loài người mà sách Châu Dịch gọi là Thái Cực hay là Lý (sách Đạo Học Chỉ Nam). Xin được giải thích Tim con đỏ là Xích Tử chi tâm của con nít mới sanh chưa có nê vọng. Theo Châu Dịch thì chữ Thập + là Lưỡng Nghi gát tréo nhau thành Tứ Tượng sanh Bát Quái. Chỗ Lưỡng Nghi gặp nhau là Trung Ương.
Nhưng Đạo Học thì kết hợp thêm Ngũ Hành vào Châu Dịch Xiển Chơn ở chương Hà Đồ khi nói về cái gốc lớn của con người có viết: Trung ương này là cái gốc lớn của thiên hạ, ấy là Thổ cư trung, hòa hiệp hết Tứ Tượng. Trung chính là Thái Cực. Trong con người có đủ khí âm dương ngũ hành. Nhưng ngũ hành này có tiên thiên và hậu thiên (tốt xấu lẫn lộn), tất cả đều có Thổ ở Trung ương gọi là Mồ Thổ và Kỷ Thổ mà trong ngũ đức thì đức Tín lúc nào cũng ở trung ương chi phối. Trang 22 nói rõ: Tín đây không hải là chữ Tín thuốc về lời nói. Ấy là chữ Tín do âm dương hiệp chung làm một, chơn thật không dối. Chữ Tín này rất lớn, ở nhà Phật có bài "Kệ Tín Tâm Minh" của Đức Tam Tổ Tăng Xán cũng dạy chữ Tín này.
Chữ Tín trong phạm vi tôn giáo
Chữ Tín này theo lời dạy Đức Lê Đại Tiên có thể chia ra làm hai lãnh vực: đó là Chánh Tín và Mê Tín.
Chánh Tín là tín ngưỡng quan niệm trong phạm vi tôn giáo hay Đạo giáo. Người tín hữu của mỗi tôn giáo có quan niệm chân chính là luôn luôn phải hướng về Thượng Đế theo luật bảo tổn, đem cái quan niệm ấy lồng vào mọi nếp sinh hoạt thường nhật của mình cho hạp với ý Trời, ấy là thuận lẽ Đạo. (Chánh Tín được như vậy mới là Đức).
Lãnh vực thứ hai là tín ngưỡng theo quan niệm về ma quỉ kể cả Thần Thánh Tiên Phật, hành động chủ yếu là van vái cầu khẩn để được hộ trì, giúp đỡ cho nhu cầu cá nhân. Để đền đáp lại họ sắm lễ vật cúng tế. Tóm lại, Chánh Tín là tín ngưỡng vào lãnh vực hướng thượng ở thượng đẳng cấp thiên liêng, còn mê tín là tin tưởng, tín ngưỡng vào hạ đẳng cấp thiêng liêng.
Đức Quan Âm Bồ Tát khi dạy về lòng tín ngưỡng có đề cập đến nhiều quan niệm khác nhau của người đời và đưa ra nhận định: "Nhưng khi đem phân tích giá trị của mỗi quan niệm thì nó đã cách nhau nhiều trình độ" Do đó, quan niệm tín ngưỡng thông thường không phải là Đức của chữ Tín.
Chữ Tín của người đạo đối với kẻ khác
Người đã vào cửa tôn giáo dầu ở trách vụ nào cũng phải thành thật với chính mình từ trong ra ngoài bởi vì con mắt của người đời rất tinh. Chỉ cần một lần để mất niềm tin củ một người thôi cũng đủ gây tác hại. Bởi vậy chữ Tín hay chữ Tín đối với người tu đạo có hai chiều mà chiều ngược lại là đừng để người khác không tin mình. Người tu hành phải chơn thật đối với chính mình cũng ngang bằng như khi tưởng tượng có các Đấng trước mặt. Có câu: "mạc hiển hồ vi" nghĩa là những việc sâu kín tế vi lại là những việc hiện bày rõ ràng nhất. Do đó, người ta dầu lúc một mình một thân cũng giữ gìn cẩn thận.
III. KẾT LUẬN
Lòng Thành Tín và Hiệp có nhiều mức độ để thực thi tùy ở mỗi người. Chúng ta có thể tự hỏi rằng nếu hành cho được ở mức độ tương đối theo khả năng và cố gắng không ngừng nghỉ "tự cường bất tức" thì có thể chứng đắc được không?
Đức An Hòa Thánh Nữ có câu trả lời như sau: "Tệ Nữ trước kia kể ta thì sự tu hành công quả chưa có là bao. Ngày nay được đắc vị vào hàng Thánh Nữ là nhờ những đặc điểm sau đây:
1.Những ngày tàn tạ của chuỗi đời, Tệ Nữ đã trọn thành trọn kỉnh, nhìn nhận trên không đã có bộ máy huyền linh do Trời cai quản sắp xếp mọi điều (Đây là chữ Tín)
2. Lòng tin tưởng trong việc Thiện từ nhơn nghĩa, khuyến khích tử tôn noi theo đường đạo lý đừng để dỡ dang và cũng chính tự mình rán làm những gì có thể làm được (chữ Thành).
3. Đến giờ phút cuối cùng sắp cởi bỏ nhục thế, bao nhiêu ăn năn hối hận những gì trong chuỗi đời đã tạo gây và xin nguyện nếu được về cõi Tiên Thiên nguyên sẽ cùng các Đấng tùy duyên hóa độ người đời theo đường Đạo Lý để thuận lòng Người và hạp lòng Trời (chữ Hiệp).
4. Nhờ công quả và đại nguyện của các con phục vụ Đạo Trời với tất cả tấm lòng thành và mọi sở hữu".
Đức Đông Thắng Chơn Như (2 – 10 – 66) dạy:
"Thí dụ như người bịnh cần thuốc. Bịnh là điểm tựa, là sự vật. Thuốc là cứu cánh. Nếu thuốc không trị được bịnh thì thuốc không có ý nghĩa gì nữa. Như đói lòng nhờ cơm, nếu cơm thiu, cơm hẩm không giúp được người đói thì cơm không còn ý nghĩa gì nữa. Còn Đạo nếu thiếu lòng thành, thiếu tín nhiệm, thiếu đức tin, thiếu hiệp hòa thì đừng nói tới đạo đức gì nữa".