Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
06/02/2007
Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Cựu Ước

Loạt bài
Kitô giáo
""

Lịch sử
Chúa Giê-xu
Mười hai Sứ đồ
Cải cách Kháng Cách

Ba Ngôi
Chúa Cha
Chúa Con
Chúa Thánh Linh

Thần học
Ân điển
Tội lỗi
Cứu rỗi
Đức tin
Tái sinh
Thiên đàng
Thiên sứ
Bài giảng trên núi
Mười điều răn

Kinh thánh
Cựu Ước
Tân Ước
Thứ kinh


Giáo hội
Công giáo
Chính Thống giáo
Kháng Cách


Các phong trào
sửa

Cựu Ước, còn gọi là Kinh thánh Do Thái, là phần đầu của toàn bộ Kinh thánh của Cơ Đốc giáo. Cựu Ước được sắp xếp thành các phần khác nhau như luật pháp, lịch sử, thi ca (hay các sách về sự khôn ngoan) và tiên tri. Tất cả các sách này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Giê-xu người Nazareth, người mà cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước.

Cần lưu ý rằng Do Thái giáo dùng từ Tanakh như là một thay thế cho thuật ngữ Cựu Ước, vì họ không chấp nhận Tân Ước là một phần của Kinh thánh.

Mục lục
[giấu]

*
1 Kinh điển

* 2 Lịch sử

* 3 Tên gọi

* 4 Ứng dụng

* 5 Đọc thêm

[sửa] Kinh điển

Cựu Ước của cộng đồng Kháng Cách (Protestantism) bao gồm toàn bộ các sách của kinh Tanakh, chỉ có thay đổi về thứ tự và số lượng các sách này. Cựu Ước Kháng Cách có 39 sách trong khi số lượng các sách trong kinh Tanakh của Do Thái giáo là 24. Có sự khác biệt này là vì theo sự sắp xếp trong kinh Tanakh, các sách Samuel, Các Vua và Sử ký được gộp thành một sách, 12 sách tiểu tiên tri cũng được tính chung thành một sách, điều tương tự cũng xảy ra cho các sách Ezra và Nehemiah.

Công giáo La mã và Chính thống giáo Đông phương thêm vào Cựu Ước một số sách, được gọi là thứ kinh (deuterocanonical), các sách này không được công nhận bởi cộng đồng Kháng cách. Nền tảng của thứ kinh được tìm thấy trong bản Bảy mươi Hi văn cổ, dịch từ Kinh thánh Do Thái. Đây là bản dịch được sử dụng rộng rãi bởi các tín hữu thời kỳ tiên khởi cũng như được trích dẫn bởi Tân Ước.

[sửa] Lịch sử

Một vài giáo sư khảo cổ học cho rằng nhiều câu chuyện chép trong Cựu Ước, bao gồm những ký thuật về Abraham, Moses, Solomon, và một số nhân vật khác, thật ra chỉ được trước tác bởi các biện ký (scribe) của vua Josiah (thế kỷ thứ 7 trước công nguyên) nhằm hệ thống hóa niềm tin vào Yaweh. Theo lập luận của các nhà khảo cổ này, đến nay vẫn không tìm thấy nhiều ký thuật được lưu giữ tại các quốc gia kế cận như Ai Cập và Assyria, cũng không có văn bản nào về các câu chuyện của Kinh thánh hay về các nhân vật ấy trước năm 650 TCN. Ngược lại, các nhà khảo cổ khác lại tìm thấy trong cùng những ký thuật ấy những chứng cớ hỗ trợ cho các câu chuyện trong Kinh thánh, dù chúng không trực tiếp thuật lại các câu chuyện này.

[sửa] Tên gọi

Thuật ngữ "Cựu Ước", dịch từ tiếng Latin Vetus Testamentum, có nguyên ngữ Hi văn hê Palaia Diathêkê (Η Παλαια Διαθηκη) nghĩa là "Giao ước (hoặc lời chứng) cũ". Tín hữu Cơ Đốc gọi là Cựu Ước vì họ tin rằng nay đã có một giao ước mới được thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người, sau khi Giê-xu người Nazareth đến thế gian (xem Thư gởi người Do Thái).

Do Thái giáo không công nhận Tân Ước, cũng không chấp nhận Cựu Ước như là tên gọi thay thế cho Tanakh (tuy nhiều người Do Thái chấp nhận Chúa Giê-xu là một nhân vật lịch sử hoặc ngay cả là môn đệ của một giáo sư kinh luật truyền khẩu Do Thái giáo).

[sửa] Ứng dụng

Không có sự đồng thuận hoàn toàn về việc ứng dụng các giáo huấn của Cựu Ước và Tân Ước vào đời sống giáo hội của cộng đồng Cơ Đốc giáo, đặc biệt là trong thời kỳ hội thánh tiên khởi. Cũng có một số tranh luận trong vòng các học giả Kháng Cách về việc có nên áp dụng giáo huấn Tân Ước cho người Do Thái hay không. Tương tự, vẫn còn bất đồng về mức độ áp dụng các giáo luật của Cựu Ước cho tín hữu Cơ Đốc. Ngày nay, rất ít người Cơ Đốc tuân giữ các giáo luật của Cựu Ước đòi hỏi kiêng cữ một số thức ăn, trong khi hầu hết trong số họ tin và tuân giữ Mười Điều Răn. Hầu hết tín hữu Cơ Đốc đều đồng ý rằng sự hiểu biết về Cựu Ước là nền tảng giúp họ hiểu biết Tân Ước, họ cũng tin rằng nội dung của cả Cựu Ước và Tân Ước đều được soi dẫn bởi Thiên Chúa.

Trong lịch sử đã xuất hiện các quan điểm dị biệt như nhóm Khả tri (Gnostic), đi xa đến mức khẳng định Thiên Chúa của Cựu Ước là một thực thể khác với Thiên Chúa của Tân Ước, họ thường gọi Thiên Chúa của Cựu Ước là demiurge, hoặc Marcion xứ Sinope còn đi xa hơn khi cho rằng không nên xem Cựu Ước là một phần của Kinh thánh Cơ Đốc giáo. Hầu hết tín hữu Cơ Đốc tin rằng quan điểm các nhóm này là dị giáo.

Ngày nay, nhiều học giả thích dùng Kinh thánh Do Thái như một thuật ngữ thay thế cho Tanakh và Cựu Ước (không bao gồm các thứ kinh) nhằm biểu dương tính đồng thuận trong học thuật giữa các giáo phái Cơ Đốc.

Các tác giả Tân Ước thường tham khảo và trích dẫn Cựu Ước, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến việc ứng nghiệm các lời tiên tri đề cập đến Đấng Messiah mà người Cơ Đốc tin là Giê-xu người Nazareth. Theo quan điểm thần học Cơ Đốc, sự trông đợi Đấng Messiah được tiên báo trong Cựu Ước, sự ứng nghiệm trong hiện tại và trong thời kỳ tận thế, vương quốc thần thánh và vĩnh cữu dưới quyền tể trị của Chúa Giê-xu hiện hữu như một sơi dây xuyên suốt từ Cựu Ước đến Tân Ước.

Những người ủng hộ thuyết Hoán vị (supersessionism) tin rằng kể từ thời Chúa Cơ Đốc, dân Do Thái, với địa vị và đặc quyền như là tuyển dân của Thiên Chúa, được thay thế bởi cộng đồng Cơ Đốc giáo. Lập luận này đặt nền tảng trên một số luận giải trong Tân Ước, trong số đó có Galatians 3.29 "Nếu anh em thuộc về Chúa Cơ Đốc, anh em là hậu duệ của Abraham, tức là người kế tự theo lời hứa". Trong thực tế, điều này có nghĩa là trong khi các giáo luật Cựu Ước về nghi thức và kiêng cữ thức ăn nên được huỷ bỏ, thì các giáo huấn về tinh thần và đạo đức cần được tuân giữ. Hơn nữa, những người tin vào thuyết Hoán vị cho rằng những lời tiên tri về dân Do Thái được chép trong Cựu Ước được ứng nghiệm trong thân vị của Chúa Giê-xu và qua hội thánh với tư cách là tuyển dân của Thiên Chúa.

[sửa] Đọc thêm

*
Tân Ước

* Kinh Thánh

* Kinh thánh Do Thái

Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%B1u_%C6%AF%E1%BB%9Bc"

Thể loại: Cựu Ước | Kinh thánh Do Thái | Kinh thánh | Do Thái giáo | Kitô giáo

Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt
Tân Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Cựu Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Đạo giáo / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Tóm Tắt Lịch Sử Phật Giáo / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây