Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
20/04/2012
Ban Biên Tập sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/04/2012

TÍNH KHÔNG


Không tính (zh. 空, 空 性, sa. śūnya, tính từ, sa. śūnyatā, danh từ, bo. stong pa nyid སྟོང་པ་ཉིད་), nghĩa là “trống rỗng”, “trống không”, là một khái niệm trung tâm của đạo Phật, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất. Trong thời đạo Phật nguyên thủy, kinh điển đã nhắc rằng, mọi sự vật là giả hợp, hữu vi (sa. saṃskṛta), trống rỗng (sa. śūnya), Vô thường (sa. anitya), Vô ngã (sa. anātman) và Khổ (sa. duḥkha).

Trong Tiểu thừa, tính Không nhằm nói về thể tính của con người và được sử dụng như một tính từ (sa. śūnya). Đại thừa đi thêm một bước nữa, sử dụng tính Không như một danh từ (sa. śūnyatā), xem Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có tự tính (sa. svabhāva). Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện (呈現, en. appearance, de: Erscheinung), chúng xuất phát từ tính Không, là không. Tính Không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật.

Tuy thế, người ta cần phải tránh quan điểm hư vô (en. nihilism) dễ có khi luận về tính Không như vừa kể trên. Phải hiểu là sự vật không phải là không có, chúng có, nhưng chỉ là những dạng xuất hiện, là những trình hiện của một thể tính. Kể cả tư tưởng cũng là trình hiện của thể tính đó nên không thể dùng tư tưởng để tiếp cận ngược lại nó. Vì vậy tiếp cận tính Không là nội dung của các phép tu học, nhất là Thiền tông. Tính Không được Đại thừa cho là thể tính tuyệt đối, tối thượng, không bị hạn lượng của nhị nguyên. Vì tính chất trừu tượng và chỉ nhờ trực ngộ mà thấy nên tính Không luôn luôn là đối tượng tranh luận trong các tông phái Phật giáo xưa nay.
Đại thừa dùng ẩn dụ sau đây để minh hoạ sự khác biệt trong quan điểm của Tiểu thừa và Đại thừa về tính Không: Tiểu thừa xem sự vật như một cái thùng trống rỗng, Đại thừa phủ nhận luôn sự hiện hữu của cái thùng đó, chủ trương một quan điểm vô ngã tuyệt đối.

Trong bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tính Không được xem là cái chung nhất của tất cả mọi hiện tượng mâu thuẫn lẫn nhau; kinh này cho rằng Sắc và Không không hề khác nhau (xem Tâm kinh).
Trung quán tông thì cho mọi sự vật đều trống rỗng, chúng chỉ dựa lên nhau mà có (duyên khởi). Thể tính của toàn thế giới là Không, nó là “cái tĩnh lặng của thiên hình vạn trạng”. Tính Không là thể tính của mọi khái niệm, kể cả khái niệm “tính không” bao trùm ngôn ngữ. Vì vậy không thể dùng ngôn ngữ, dùng khái niệm nói về Không. Trung quán tông cho rằng, tính Không có ba chức năng: nguồn gốc của tất cả mọi sinh thành của chúng sinh, của sự hoại diệt của chúng, đồng thời tạo cho chúng điều kiện thoát khỏi Luân hồi. Một khi con người dùng trí Bát-nhã kiến ngộ được Không là con người đạt Niết-bàn.

Đối với Duy thức tông (sa. yogācārin, vijñānavādin) thì mọi sự đều trống rỗng vì chúng chỉ xuất phát từ Tâm (sa. citta). Trong trường phái này thì Tâm và tính Không là một.
Với thời gian, người ta có thể nhận ra một điểm khác biệt giữa Trung quán tông nguyên thủy và các giáo pháp Trung quán của Tây Tạng: nếu Trung quán chỉ nói tới tính Không bằng cách phủ nhận cái “đang là” thì các giáo phái này xem tính Không là một cái gì đó có tính chất khẳng định (positive) có thể nắm bắt được, tính Không này mang một tính chất “rộng mở”, có một mối liên hệ với Tịnh quang (sa. ābhāsvara, ánh sáng rực rỡ, xem Na-lạc lục pháp).

NGUỒN: (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_t%C3%ADnh)

ĐỌC THÊM
Đạo không hình tướng

". . . chư đệ muội sẽ thọ lãnh lời huấn từ của Đức Chí Tôn và chư phật tiên để tiến bước trên đường hành đạo trong sứ mạng tam kỳ phổ độ. Bần Đạo cũng muốn chia vui sớt nhọc cùng chư đệ muội trong năm qua và những ngày sắp đến, nhưng ở cõi không, Bần Đạo có những cái mà chư đệ muội cầm không được, nhìn không thấy, thì chỉ e chư đệ muội không đủ lòng tin mà nhận lãnh, vì món ấy :

THI

Không hình không tướng cũng không danh,
Không lóng trược mà vẫn trọn thanh;
Không vị đắng cay không mặn lạt,
Không mùi vật chất không phân tranh.
Không thiên không lệch không vinh nhục,
Không ngã không nhơn không tử sanh;
Không để bao trùm cho vạn loại,
Có ai biết được ắt duyên lành."

(Đông Phương Chưởng Quản,Thiên Lý Đàn, Tý Thời mùng 01 tháng Giêng Tân Hợi (26.01.1971)

* * *
Có có không không

Trụ hình chứng quả bậc Chân Tiên,
Có có không không cảnh diệu huyền;
Triệu dặm Càn Khôn qua chớp nhoáng,
Một bầu vũ trụ đến thường xuyên.
Tại đây tuyệt tuyệt phi già trẻ,
Ở đó vô vô bất lụy phiền;
Thế giới Phật Tiên muôn vẻ lạ,
Trần gian nào sánh hỡi chư hiền.

(Quán Pháp Chơn Tiên,Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 4h sáng, ngày 8 tháng 12 Đinh Mão (26.1.1988)

* * *
Không vô sở không

"Nội quán kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm,
Ngoại quán kỳ thân, thân vô kỳ thân,
Viễn quán kỳ vật, vật vô kỳ vật,
Không vô sở không, vô vô diệu vô.

Chỗ tri cơ lập mạng cùng lý tận tánh đó vậy. "

Đông Phương Chưởng Quản, Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, Rằm tháng 6 Bính Thìn (11-7-1976)

* * *
Hữu hữu vô vô

"Người là bản thể của thiên nhiên,
Hữu hữu vô vô diệu diệu huyền;
Tuy ở hồng trần đừng dấy bợn,
Không ham phàm thể đắc Chơn Tiên."

(Đông Phương Chưởng Quản, Thiên Lý Đàn, Tuất thời 24 tháng 7 Bính Ngũ (8.9.1966 )

Ban Biên Tập sưu tầm
THỦY HỎA KÝ TẾ / Ban Biên Tập sưu tầm



TÍNH KHÔNG / Ban Biên Tập sưu tầm

Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
Tích đức công dày đức độ đời.

Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây