Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Đôi khi tôi tự hỏi: điều gì đã làm nên sự sống của tôi? Có phải do công cha nghĩa mẹ ...
-
Mùa tu Xuân Phân lại về với chúng tôi. Nhớ lại trước đây, mỗi độ gần tới mùa tu thì ...
-
Nói đến Giuđa Iscariốt, ai cũng biết, Oâng là kẻ phản bội Chúa Giêsu, là kẻ bán đứng Thầy mình. ...
-
Đức Chí Tôn đã ban cho nhân loại thuật ngữ "Cao Đài" để nhất quán đích điểm tiến hóa của ...
-
Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa tìm thấy bức hình của một loài sinh vật huyền thoại trên ...
-
"Người sanh ra bởi Đạo, thì Đạo tức là người, thì người phải làm sáng cái Đạo, tức là người ...
-
Vol. XXXIII Part II 1970 BULLETIN OF THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES UNIVERSITY OF LONDON Published by THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES
-
SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn ...
-
Hôm nay, theo vận số của một năm là thời điểm Hạ nguơn. Thời điểm này được chọn làm ngày ...
-
Vào đầu năm, trong niềm hân hoan khí Xuân khai thái, ai cũng muốn bắt đầu một giai đoạn mới ...
-
Chín trùng Mẹ đến với con thơ, Chứng ở lòng con biết kỉnh thờ, Ân huệ sẵn dành bao Hạ quí, Phước hồng ...
-
. . ."Vào vòng hiểm họa chúng sanh đồng phải thọ nạn tập thể như nhau. Những kẻ nhiều tội ...
Đạt Truyền
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/12/2010
CÁC THÁNH SỞ CAO ĐÀI CÓ NGUỒN GỐC TỪ BỐN CHI ĐẠI ĐẠO VÀ PHẬT GIÁO
CÓ NGUỒN GỐC TỪ BỐN CHI ĐẠI ĐẠO VÀ PHẬT GIÁO
Ngũ Chi Đại Đạo là Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện và Minh Tân. Minh Sư có nguồn gốc từTrung Hoa, truyền qua Việt Nam vào năm 1863. Minh Đường có nguồn gốc từ Minh Sư.
Ba chi Minh Lý ([1]), Minh Thiện và Minh Tân được Ơn Trên chuẩn bịcó mặt ở miền Nam Việt Nam vài năm trước khi đạo Cao Đài ra đời để làm điều kiện yểm trợcho công cuộc khai mở Đại Đạo Tam KỳPhổ Độ.
Không kể Minh Lý, một sốthánh sở của bốn chi đạo Minh Sư, Minh Đường, Minh Thiện và Minh Tân đãquy hiệp Cao Đài và ngày nay vẫn còn.
Ngoài bốn chi nói trên, vào những ngày đầu khai Đạo, các đàn phổ độ của đạo Cao Đài thường lập tại tư gia hoặc mượn một sốchùa Phật như:
Hội Phước Tự, Trường Sanh Tự của Yết Ma • Luật (ở Cần Giuộc, Long An).
Long Thành Tự, Phước Linh Tự của Yết Ma • Nguyễn Văn Xoài (ở Cần Đước, Long An).
Vạn Phước Tự của Yết Ma Lê Văn Nhung (ở • Hốc Môn, Gia Định).
Phước Long Tự của Yết Ma Giống (ở Chợ• Đệm, Bình Chánh).
Thiền Lâm Tự (chùa Gò Kén) của Hòa Thượng • Như Nhãn (ở Long Thành, Tây Ninh).
Thánh sở có nguồn gốc từ chi Minh Đường– Vĩnh NguyênTự
Vĩnh Nguyên Tự là di tích lịch sử thứ hai của đạo Cao Đài sau Cao Đài Hội Thánh (trên nền cũ của Quan Âm Tự) ở Dương Đông (PhúQuốc). Vĩnh Nguyên Tự được cất năm 1908, tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh ChợLớn (nay thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), do Ngài Lê Văn Tiểng, đạo hiệu là Lê Đạo Long, khai sáng chi Minh Đường từnăm 1876. Ngài tu theo Minh Sư đến phẩm Thái Lão Sư, chứng quả Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn. Lúc còn tại thế, Ngài Lê Đạo Long (là thân ph ụcủa tiền bối Lê Văn Lịch) có tiên tri rằng Vĩnh Nguyên Tự sẽ là nơi Thập Nhị Khai Thiên của Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ đến để hoằng khai chánh pháp.
Tiếp nối đạo nghiệp của thân phụ, tiền bối Lê Văn Lịch (1890–1947) trụtrìVĩnh Nguyên Tự. Ngày 04–3–1926, chư tiền khai Đại Đạo đến lập đàn cơ tại Vĩnh Nguyên Tự được Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn lâm đàn nhắc lại lời tiên tri khi xưa và khuyên môn sanh tại Vĩnh Nguyên Tự quy hiệp Cao Đài.
Tuân lời dạy trên, trưởng đồcủa Ngài Lê Đạo Long là Thái Lão Sư Trần Đạo Minh (1857–1927) nhập môn Cao Đài, thọ thiên phong Ngọc Chưởng Pháp và tiền bối Lê Văn Lịch thọ thiên phong Ngọc Đầu Sư (Thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt).
Ơn Trên dạy Tiền bối Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt soạn kinh nhựt tụng cho đạo Cao Đài như bài xưng tán Đức Ngọc Hoàng Thiên Tôn (Đại La Thiên Đế Thái Cực Thánh Hoàng…), ba bài kinh xưng tán Tam Giáo Đạo Tổ.
Ngọc Đầu Sư còn được thánh lịnh hướng dẫn tu thiền cho các tiền bối Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Nguyễn Ngọc Thơ.., góp phần cùng các vịTiền Khai soạn Tân Luật.
Tại Vĩnh Nguyên Tự Ơn Trên phong phẩm vịcho một sốvịTiền Khai và ban tịch đạo nam phái. Vĩnh Nguyên Tự được thánh lịnh tái thiết với nhiều công quả phụ giúp của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, và đãlàm lễ khánh thành năm 1973.
Hiện nay Vĩnh Nguyên Tự là một trong mười tịnh trường tu theo pháp môn do Đức Đông Phương Chưởng Quản truyền dạy Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, hàng năm thường xuyên mở bốn khóa tu Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, và Đông chí.
Thánh sở có nguồn gốc từ chi Minh Sư
Thánh thất Ngọc Phước Đàn (Hội Thánh Minh Chơn Đạo)
Ngôi Phật Đường tại ấp Phước Thạnh, xãPhước Long, huyện Phước Long, tỉnh Rạch Giá xưa (nay là tỉnh Bạc Liêu), có trên 15.000 tín đồ được tiền bối Thái Lão Sư Trần Đạo Quang (1870–1946) tạo dựng khoảng năm 1915. Theo sự hướng dẫn của tiền bối Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang, năm 1928 chùa nầy quy hiệp Cao Đài, trở thành Thánh thất Ngọc Phước Đàn. Nhiều vịtu sĩ Minh Sư tại đây đã được Thiên phong như:
– Ông Nguyễn Văn Cứng (1882–1962), Ngọc LễSanh, chánh trịsự đầu tiên.
– Ông Trần Văn Thành, Thượng Giáo Hữu.
Thánh Tịnh Thanh Quang (Hội Thánh Truyền Giáo)
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có nhiều thánh sở từchi Minh Sư quy hiệp Cao Đài. Tuân lời dạy của Đức Thái Lão Sư Trần Đạo Quang (1870–1946), tổ sư của của phái đạo Tam Giáo Minh Sư ở Trung Kỳ, ngài Nguyễn Quang Châu, một tu sĩ đồng chơn nổi tiếng của Minh Sư, vào ngày 15–11 Giáp Tuất (1934) đãhiến ngôi Đồng Chơn Tự của Minh Sư (nguyên là từđường của gia đình) làm Thánh tịnh Thanh Quang. Đây là thánh sở Cao Đài đầu tiên của bổn đạo Cao Đài miền Trung tại làng La Kham, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, khánh thành vào ngày 01–6 Ất Hợi (1935).
Thánh Thất Trung An (Hội Thánh Truyền Giáo)
Thánh thất Trung An ở tổ 1, thôn 1, xã Bình Lãng, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, nguyên là Tam Giáo Tự của chi Minh Sư tại làng An Tráng, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, xây cất từnăm 1924. Ngày 24–6–1038 (Mậu Dần), chùa nầy quy hiệp Cao Đài và được cải danh thành Thánh thất Trung An. Năm 1961 Thánh thất được xây đủ Tam Đài. Năm 1965 vì chiến tranh, bổn đạo dời về Vườn Lài và mấy lần xây cất lại nhưng chưa hoàn tất.
Thánh Thất Trung Nguyên (Hội Thánh Truyền Giáo)
Thánh thất Trung Nguyên ở thôn Thăng Trường, xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, nguyên là Đức An Tự của ông Châu Cự, tu sĩ Minh Sư, được xây năm1936. Ngày 15–7 Mậu Dần, bổn đạo Minh Sư chùa Đức An cử hành lễ quy hiệp Cao Đài và đàn cơ hôm đó Thiêng Liêng dạy đặt tên là Thánh thất Trung Nguyên.
Thánh thất Hưng Đông (Hội Thánh Truyền Giáo)
Thánh thất Hưng Đông ở thôn Đông Tác, xãBình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, nguyên là chùa Minh Sư. Năm 1938 Hưng Đông chỉlà Thiên Bàn tách ra từ Thánh thất Trung Nguyên đã dời đổi đôi lần và đến ngày 01–05 Ất Dậu (1945), Ơn Trên cho tên là Thánh thất Hưng Đông. Năm 1960, chiến tranh khốc liệt, bổn đạo phải sơ tán. Năm 1972, bổn đạo trở về nơi cũ. Năm Nhâm Thân (1992), xây dựng đủ Tam Đài, khánh thành năm 1995.
Thánh thất Trung Hòa (Hội Thánh Truyền Giáo)
Thánh thất Trung Hòa ở thôn 3, xãTiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, nguyên là chùa Bảo Tế (tức Hòa An Tự) ở miền nguồn Quảng Nam, được Ơn Trên ban thánh hiệu là Thánh thất Trung Hòa ngày 01–7 Mậu Dần (1938). Năm 1960 Thánh thất được xây dựng đủ Tam Đài, nhưng bị chiến tranh làm sụp đổ toàn bộ. Sau năm 1975 tạm mượn nhà của vịđầu họđạo rồi đến nhà của vị trưởng ban cai quản làm văn phòng Thánh thất
Thánh sở từ chi Minh Thiện: Thanh An Tự ở Thủ Dầu Một
Vào những năm đầu thế kỷ20, được tổ phụ truyền lại, ông Trần Hiển Vinh (1884–1962) làm chủ Thanh An Tự ở số20 đường Hùng Vương, phường PhúCường, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Dân địa phương thường gọi đây là chùa Ông Ngựa. Năm 1917, ông Trần Hiển Vinh cùng anh ruột là Trần Phát Đạt và một sốthân hữu như ông Phan văn Tý, Lê Văn Hơn, Trần Duy Khánh… lập đàn cầu cơ thỉnh Tiên xin thuốc trị bịnh cho bá tánh. Nơi đây được Ơn Trên ban tên là đàn Minh Thiện, có ông Nguyễn Văn Trượng làm đồng tử. Năm 1902 và 1919 Ngài Ngô Văn Chiêu hầu đàn cơ nơi đây, cầu thọvà xin thuốc cho thân mẫu. Trước đêm trung thu Ất Sửu (1925), Ngài Cao Quỳnh Cư đến mượn đại ngọc cơ của ông Phan văn Tý (1888–1962) để hầu Đức Diêu TrìKim Mẫu trong lễHội Yến Bàn Đào đêm Trung thu 1925. Sau khi ông Trần Hiển Vinh qua đời năm 1962, khoảng hai năm sau chùa đổi tên là Minh Chơn. Tiếp dến ông Trương Kế An cùng một sốđạo hữu hành đạo tại nơi đây thượng Thánh tượng Thiên Nhãn và cúng lễ theo đạo Cao Đài. Các tượng thờQuan Thánh vẫn giữ nguyên. Đến năm 1972, ông Trương Kế An bịbệnh, không còn thường xuyên hành đạo tại đây nữa, chùa trở lại thờ Đức Quan Thánh như ngày nay.
Thánh sở từ chi Minh Tân: Tam Giáo Điện Minh Tânở Bến Vân Đồn.
Khoảng năm 1917 ông Lê Minh Khá (1868–1946) bi bệnh nặng, lên Thủ Dầu Một hầu đàn Minh Thiện, được Tiên gia ban cho bài thuốc uống lành bệnh.. Năm 1920, do căn bệnh tái phát, ông trở lên đàn Minh Thiện xin thuốc, được Đức Quan Thánh Đế Quân giải bệnh và khuyên lo tu hành. Ông về nhà lập một bàn thờTam Giáo và chư Tiên Phật. Năm 1921 Ơn Trên ban lệnh lập Cao Thâm Đàn ở vườn cao su tại xã Gia Lộc, quận Trảng Bàng. Năm 1922 Ơn Trên dạy ông Lê Minh Khá lập Cao Minh Đàn tại nhà (số236 bến Vân Đồn). Trên bàn thờcó vòng Thái Cực với ngọn Linh Đăng, dưới thờchư Tiên Phật. Tiếp đến Ơn Trên dạy mua lô đất số221 Bến Vân Đồn để chuyển Cao Thâm Đàn về lập nên Cao Tân Đàn. Năm 1925 Ơn Trên ban lệnh sáp nhập Cao Minh và Cao Tân lại thành Minh Tân Đàn. Ngày 26–9– Bính Dần (01–11–1926) Đức Thái Thượng Đạo Quân giáng cơ tại Minh Tân Đàn ban lệnh cho bổn đạo chi Minh Tân phải quy hiệp về Cao Đài.
Ngày 06–10 Bính Dần, bổn đạo thượng sớ xin quy hiệp Cao Đài. Từ đây Minh Tân trở thành Thánh thất Cao Đài. Năm 1928, ông Khá cho xây xựng Tam Giáo Điện Minh Tân, đến năm 1930 khánh thành. Cao Tân đàn được lệnh giải tán, các bài vịđược chuyển qua Minh Tân. Tháng 7 Tân Mão (1951) Ban Chưởng Quản Cơ Quan Cao Đài Qui Nhứt được Ơn Trên dạy dời văn phòng từLiên Hoa Đàn ở số18 đường Testard (nay là Võ Văn Tần) về Tam Giáo Điện Minh Tân. Cuối năm 1952 Cơ Quan Cao Đài Qui Nhứt được cải danh thành Cơ Quan Cao Đài Thống Nhứt. Tháng 10–1953 Ban Chưởng Quản Cao Đài Thống Nhứt được bầu với 11 đại diện các chi phái và nhiều nhân sĩ đạo tâm có uy tín hưởng ứng. Năm 1956 Ơn Trên dạy cải danh xưng lại là “Ban Vận Động Cao Đài Thống Nhứt”. Năm 1962 Ơn Trên dạy thành lập Ban Phổ Thông Giáo Lý nhằm chuyển hướng hoạt động Ban Vận Động Cao Đài Thống Nhứt. Năm 1963 thành phần thuận tùng Thánh ý quyết định tách ra, về đãi lịnh tại Thiên Lý Đàn ở 278 Lê Văn Duyệt (Hòa Hưng).
Từnăm 1964 đến năm 1975 Minh Tân là trụs ở của Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất. Sau năm 1975, Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất giải tán. Tam Giáo Điện Minh Tân không còn hoạt động, các thánh sở trực thuộc hành đạo với tư thế đơn lập như Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc, Bửu Quang Đàn, Thanh Tịnh Đàn, Nguyệt Thanh Quang, Vĩnh Thanh Quang, Tam Thanh Bửu Điện, Trung Phước Hưng, Vệ Long Trung, v.v.
Thánh sở từ Phật giáo Cổ Sơn Môn: Thánh thất Từ Vân(Hội Thánh Truyền Giáo)
Thánh thất Từ Vân nguyên là TừVân Tự, là một cổ tự của Phật giáo Cổ Sơn Môn do hòa thượng TừVân thế danh Trần Văn Dõng (1854–1904) xây dựng năm 1904 tại Phú Định, ChợLớn, được Yết Ma Trần Văn Mau kế thừa. Năm 1924 Từ Vân Tự, một ngôi nhà ngói ba gian hai chái kiến trúc theo lối cổ được dời về Phú huận, số100 Thích Quảng Đức. Năm 1935 Yết Ma Trần Văn Mau giao cho cháu là Trần Văn Sanh (1886–1968) và Trần Văn Tình giữ chùa và có lời dạy: “hoặc nhập chung theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà thờcúng thì tôi bằng lòng không có điều chi ngăn trở.”
Ngày 26–7– 1938, Các Ngài Trần Văn Sanh, Trần Thị Nguyên và Trần Văn Tình lập văn bản hiến TừVân Tự cho Đại Đại Tam KỳPhổ Độ do Ngài Phối Sư Lê Văn Hóa thay mặt Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh đứng ra tiếp nhận với sự chứng kiến của Ngài Thượng Sanh Cao Hòai Sang. Từ đó thánh sở được đổi tên là Thánh thất TừVân, và cũng từđ ó Thánh thất Từ Vân là nơi tạm hành đạo một thời gian của Ngài Thượng Sanh Cao Hoài Sang cùng các v ị Thời Quân tiền khai Hiệp Thiện Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Đây cũng là nơi đãtiếp nhận nhiều đàn cơ quan trọng liên hệ đến việc xây dựng Trung Hưng Bửu Tòa của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài tại Đà Nẵng.
Ngày 28–9–1953, các bậc tiền bối của cơ đạo miền Trung đã mượn nơi đây hội họp hai mươi đại biểu của các thánh thất miền Trung và đồng thanh quyết nghịtái lập Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài, tiền thân của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài. Có một thời gian, quý vịtiền bối Trần Văn Quế, Thanh Long, Trần Quốc Luyện, Trần Cư … làm việc tại đây để xuất bản tờnguyệt san Nhân Sinh (sốđầu tiên ra ngày 15–9–1954). Cũng nơi đây, năm 1956 thành lập họ đạo Nam Phần của Hội thánh Truyền Giáo, tiền thân của HọĐạo Trung Minh ngày nay. Năm 1965 HọĐạo Trung Minh dời về 609–611 đường Bình Thới, quận 11. Năm 1991 bổn đạo thuộc xãđạo PhúNhuận của h ọđạo Trung Minh xin tách riêng và thành lập họ đạo TừVân. Ngày 22–9–1991 Lễ Sanh Thái Thoại Thanh (1919–2002) gởi đạo văn xin Hội Thánh Truyền Giáo yểm trợ việc sinh hoạt tu học cho Thánh thất Từ Vân và ngày 27–3–1993 xin Hội Thánh Truyền Giáo chấp thuận cho họ đạo Từ Vân được vào hệ thống Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài.
Họ đạo Từ Vân có tinh thần không phân biệt chi phái, giúp nhiều sinh viên Cao Đài nơi ở, nơi ăn học, có nơi dành riêng cho Văn Phòng Trung Ương Hội hoạt động. Thánh thất Từ Vân được khánh thành năm 2009 là một Thánh thất Cao Đài có lầu lớn nhất, tiêu biểu và đẹp nhất tại Thành Phố Hồ Chí Minh, có Đông lang và Tây lang đúc lầu, khuôn viên rộng rãi.
Thánh sở từ PhậtGiáo: VạnQuốcTự Đô Thành
Vạn Quốc Tự ở đường Phan Thanh Giản, nay là 378/5 Điện Biên Phủ, quận 10, Tp.HCM. Tổ đình Vạn Quốc Tự do Sư Bà Diệu Lộc thành lập năm 1930 tại xãPhúHưng, thành phố Bến Tre ngày nay. Sau khi Sư Bà Diệu Lộc mất, Ni Trưởng Diệu Minh (1906–1986) kế nghiệp. Năm 1934 Ni Trưởng Diệu Minh nhập môn đạo Cao Đài tại Giồng Bốm (Bạc Liêu) nhân khi phái Minh Chơn Đạo mở đại lễ. Năm 1948 Ơn Trên dạy Ni Trưởng Diệu Minh lên Sài Gòn tìm mua đất. Năm 1950 thành lập Vạn Quốc Tự Đô Thành dành cho nữ phái, còn gọi là chùa Nữ Giới. Nơi chánh điện Vạn Quốc Tự Đô Thành thờThiên Nhãn, phía đối diện thờ Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
Vạn Quốc
Tự (được Ơn Trên đặt tên là Chơn Lý Đàn) có lập đàn cơ và thường được Đức Mẹ giáng cơ dạy nữ phái. Vào Trung thu Kỷ Dậu (1968), văn phòng Nữ Chung Hòa Đại Đạo thuộc Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý được dời về đặt tại Vạn Quốc Tự.
Ngày 31–12–1972, Ni Trưởng Diệu Minh Võ Duy Nhứt gởi đạo văn số0190/VQT–ĐT cho Hội Thánh Đại Đạo Tam KỳPhổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, xin hiến dâng sản nghiệp Vạn Quốc Tự do Ni Trưởng đứng bộ cùng thể xác lên Đức ChíTôn và Đức Phật Mẫu sử dụng. Với công đức nầy, Tòa Thánh Tây Ninh phong phẩm Đạo Nhơn (tương đương Giáo Sư) cho Ni Trưởng ở Hội Thánh Phước Thiện. Nhưng sau đó không có thống nhất về một ít vấn đề nên Vạn Quốc Tự đến nay vẫn là cơ sở đơn lập và chưa được công nhận.
([1])
Chi Minh Lý
Tam Tông Miếu là trụ sở chính của Minh Lý Thánh Hội, hiện nay ở số82 đường Cao Thắng, quận 3. Chi Minh Lý rất gần gũi với đạo Cao Đài. Ngay từlúc mới khai đạo Cao Đài, vào ngày 28–6 Bính Dần (06–8–1926) thánh giáo Minh Lý dạy quý vị môn sanh của chi này phải soạn đủ 12 cuốn kinh Sám Hối chuẩn bịtruyền cho người thỉnh kinh. Cùng trong tháng 8–1926, các tiền bối Lê Văn Trung, Lê Văn Lịch, Vương Quan Kỳ được thánh lệnh đi thỉnh kinh tại Minh Lý. Lúc ấy Minh Lý tạm đặt nơi nhà riêng tiền bối Âu Minh Chánh. Quyển kinh Sám Hối gồm có: bài Niệm Hương (Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp..), bốn bài chúTịnh Khẩu, Tịnh Tâm, Tịnh Thần và An Thổ Địa, bài Tặng Thiên Đế (nguyên là bài Đại La..), bài Khai Kinh (Biển trần khổ vơi vơi trời nước…), bài kinh Sám Hối (do 13 Đấng thiêng liêng giáng tả trong 18 buổi từ19–04–1925 đến 21– 11–1925), bài Khen Ngợi Kinh Sám Hối. và bài Tứ Đại Điều Quy (dùng trong Tân Luật Cao Đài).
Mỗi năm hai lần vào Hạ Chí à Đông Chí, Minh Lý Thánh Hội có mời tịnh viên của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài và Hội Thánh Tiên Thiên (sau nầy có thêm thánh tịnh Tân Minh Quang) ra Bác Nhã Tịnh Đường ở Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) để cùng tịnh chung. Minh Lý Thánh Hội và Cơ Quan Phổ Tông Giáo Lý từng tổ chức học chung các quẻ Dịch trước mùa tu tịnh, khi thì ở Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, khi th ìở Tam Tông Miếu. Mấy năm qua có mở lớp Dịch học căn bản để cùng học hỏi và thảo luận chung giữa ba nơi Minh Lý Thánh Hội, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, và Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo./.