Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tranh "Nhân nghĩa"Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng ...
-
Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ...
-
Thời đại ngày nay, sự phân hóa tư tưởng loài người đã cùng cực; lòng tự tôn ngã mạn khiến ...
-
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) ...
-
"Chữ tâm là chốn Cao Đài, Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng" Quách Hiệp Long Đó là lời dạy của đức ...
-
Biết tiềm thức còn chôn đủ nghiệp, Khi móng lên mau kịp ngăn phòng; Ma ngoài hiệp với ma trong, Ngơ đi chớ ...
-
Trong đời sống xã hội, gia đình nào cũng kỳ vọng vào con cái. Cha mẹ thể hiện trách nhiệm ...
-
Thánh thất Cầu Kho là một trong những Thánh thất đầu tiên cơ Phổ độ Công truyền (đầu năm 1926), ...
-
"Nhắc lại đoạn đầu tôi nhập môn rồi, khiến lòng tôi suy nghĩ cuộc đời không thấy ích gì cho ...
-
Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...
-
Chúng ta đều nhìn nhận rằng con người đã và đang tiến hóa, kể từ thuở là con người tinh ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch TƯ KHẢO 思 考 – TRỊ THẾ 治 世 313. Bất dục ...
Đạt Tường sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 09/06/2010
Thống nhất - Quy nguyên
Tý Thời đêm 23 tháng 8 năm Mậu Tuất (1958)
Pháp đàn: Huỳnh Chơn
Đồng nữ: Ngọc Liên Minh
Độc giã: Huệ Chơn
Điển ký: Huệ Hương
Chứng đàn: Huệ Đức, Hải Thần
THI
LÝ thuyết thực hành khá giống nhau,
GIÁO dân mình phải chánh vi đầu;
TÔNG chi Đại Đạo từ Kim Khuyết,
GIÁNG cứu đời tàn chốn bể dâu.
NAM địa hoằng khai kỳ phục pháp,
THÀNH trì thống nhứt đạo hưng thâu;
THÁNH tâm ai kẻ tường nguyên lý,
THẤT nội tương phùng khỏi kiếm đâu.
Bần Đạo chào mừng chư hướng đạo Thiên phong cùng đàn trung lưỡng phái miễn lễ an tọa. (…)
THI BÀI
Này chư hướng đạo ôi!
Niên đạo đức kề sang ba bốn,
Hỏi bao giờ tới chốn tới nơi;
Tới ngày thành đạo cứu đời,
Tới kỳ gieo rắc Đạo Trời năm châu.
Xét nội bộ còn câu lủng củng,
Tình anh em còn núng nệ nhau;
Chị em cay đắng lợt màu,
Từ trên chí dưới thiếu câu nhân hòa.
Cũng có hiền bôn ba lo lắng,
Ngày đêm lo dậm thẳng lo âu;
Nhưng rồi đâu chẳng tới đâu,
Ở đâu thì cũng thiếu câu nhân hòa.
Cũng có chỗ xót xa lo liệu,
Hô hào lên hiệu triệu đệ huynh;
Nào là thống nhứt chung tình,
Nhưng thống từ địa phương mình mà thôi.
Cũng có chỗ lôi thôi chưa định,
Có hai tay bấm vịn bốn bên;
Nội dung chưa vững móng nền,
Tuổi ham có tuổi có tên với đời.
Những việc lớn gần thời chưa được,
Kẻ bơi xuôi chèo ngược chỏi nhau;
Bao giờ cho đến Đạo CAO,
Bao giờ thoát khỏi gian lao bụi đời.
Cũng có chỗ xua thời theo thế,
Vì tư riêng chẳng kể việc chung;
Nói sao cho hết cho cùng,
Tình đời còn lắm não nùng ai ôi!
Không phải lỗi tại người cố ý,
Vì chưa thông chơn lý Đạo Thầy;
Chỉ nhìn một cạnh không xoay,
Không xoay đủ cạnh mới vầy đó thôi.
Cũng tại chưa hiểu lời Thánh Giáo,
Mới khiến ra đồng đạo lòng vòng;
Khiến đều chưa được cảm thông,
Đi hoài rốt cũng trong vòng loanh quanh.
Đạo xem dễ, nhưng hành tất khó,
Tuy khó mà hiểu rõ dễ thay;
Vì chưng chưa hiểu Cao Đài,
Chủ trương cứu cánh không ngoài tình thương.
Tình thương được biểu dương đây đó,
Thì đâu xuôi nên có chuyện ni;
Ai ôi! Muốn đến khoa kỳ,
Thì tua sáng suốt mà đi thẳng đường.
Thì giờ gặp gỡ gẫm cũng hiếm có, nhưng vì tình thương nhân loại vì sứ mạng Thiêng liêng, vì cảm tình chư hướng đạo. Hơn nữa hôm nay là ngày đánh dấu Đại Đạo hoằng khai, chi nên Bần Đạo chỉ gởi lại trong sử Đạo để các chư hướng đạo nhìn thấy giựt mình để sớm cải tiến hầu khỏi trễ lập cơ chỉnh pháp.
Xét từ tâm trạng chung mỗi người tín đồ, ai cũng mong Đạo sớm thống nhứt qui nguyên, ai cũng ước ao ngày Đạo thành nhưng Bần Đạo đặt một vài câu hỏi? Hỏi vậy muốn đạo thống nhứt phải làm sao? Muốn đạo thành phải làm sao? Khi đạo thành rồi phải làm gì nữa? Đó là ba câu hỏi chánh mà các vị hướng đạo cùng toàn thể môn đồ nghiệm xét tự trả lời. Tuy nhiên Bần Đạo cũng chỉ sơ một vài điểm cụ thể.
Câu thứ nhứt nếu muốn đạo sớm thống nhứt thì tự mình phải thống nhứt lấy mình trước đã. Các hiền thử xem chính tự bổn tánh mỗi người lắm dời đổi, vui buồn không nhứt định sớm tính vậy, trưa toan
khác, chiều lo ra.
Trong khoảng thời gian một ngày mà thay đổi như vậy tự mình bội tín lấy mình. Thử hỏi người thứ hai với toàn đạo trong một phái còn khó hơn nữa là cùng các chi phái khác. Vậy thì mình phải tự mình đừng bội tín với mình trước đã, khi hội hợp bàn tính việc đạo thì luôn theo dõi ngày đêm đặt hết sự lo âu vào đó mới mong thành tựu chớ nếu khi hội họp tính vầy rồi về nhà làm khác hoặc không nhớ tới nữa thì than ôi bao giờ nên việc!
Điểm thứ hai: muốn đạo thành phải làm sao? Nên nhớ rằng: Mười hai năm khai đạo, mươi hai năm kế giáo đạo, mười hai năm sau thành đạo. Trong tam thập lục niên sở định. Khi giai đoạn đầu mà các hướng đạo đã làm được thì đến giai đoạn hai đạo thành rất dễ, thành đây không phải là thành Tiên tác Phật cởi gió theo mây. Thành đây là nguồn gốc đạo phải trở về nguyên thủy của nó. Khi mới khai như thế nào đến ngày qui nhứt như thế ấy. Không còn phân biệt màu sắc phái chi, thì hiện thời cần phải giữ y sự hành đạo từ lễ nghi hình thức đến kinh sách luật lệ phải y khuôn.
Điểm thứ ba: Hỏi khi đạo thành hình rồi các hướng đạo phải làm gì kia chứ? Hay là lúc bấy giờ tròn sứ mạng để ngồi không tọa hưởng ơn thiên bố ban. Nào xe ngựa ruộng vườn, tàu bay. Không phải vậy, khi đạo thành là giai đoạn còn phải hết sức nặng nề nữa.
Vì đạo Cao Đài khai mở tại Việt Nam tuy gốc tại Việt Nam nhưng lý đạo phải tổng quát trong tam giáo thì ít nhứt nữa chơn lý đó phải là căn bản cho ba nhà Nho, Thích, Đạo không phải để cho người Việt tu, phải gieo rắc cùng năm châu bốn biển đó là lời tiên tri Đức Chí Tôn ngày sơ khai đạo. Đó cũng ước vọng duy nhứt của môn đồ, nhưng hỡi ôi! Nếu nhắc đến đoạn cùng thì Bần Đạo thấy biết bao sự gay, biết bao sự phải thực hành. Nếu muốn biểu dương giáo lý Cao Đài là qui Tam giáo nó phải đòi hỏi đến sự học thức rộng rải từ văn chương đến pháp đạo. Phải thông rành luật lệ ngọn ngành trong Tam Giáo rồi còn phải đòi hỏi đến sinh ngữ nữa, ví dụ một khi đoàn hướng đạo Cao Đài đi ngoại quốc đến một sắc dân nào cố nhiên phải đòi hỏi sinh ngữ ấy… … Đó các hiền hướng đạo thấy trách nhiệm quan trọng dường bao. Con đường nhứt định phải đến nhưng bao giờ sẽ đến. Vậy thì điều căn bản của
điều thứ ba là sau đây ai là người thiết tha vì chơn lý đạo thì nên tìm học những nhu cầu mà Bần Đạo vừa tạm sơ qua. Sự học phải đòi hỏi cấp bách nếu thời kỳ này không thực hiện được, thì Thượng Đế buộc lòng phải đem chánh pháp giao cho một dân tộc khác. Rồi chừng ấy con cái Đức Cao Đài hiện tại sẽ ăn năn nhưng quá muộn. Sứ mạng cao cả của người hướng đạo luôn luôn nặng nhọc nhưng vui về
đạo lý thích về tinh thần, hăng hái vì sứ mạng thiêng liêng, chớ không phải tọa hưởng vật chất hồng trần là nơi sông mê bể khổ.
Điểm phụ: Nên nhớ điểm này nữa nếu hướng đạo vì sứ mạng thì nên quên mình, quên cả chức vụ quyền thế từ đạo lẫn đời mới cảm hóa được lòng người. Xem gương Thượng Đế đủ quyền năng thưởng phạt, nhưng vì cảm hóa nhân loại để đêm trường giáng bút, lời lẽ nĩ non thì lý nào thế gian
lại đi ngược với gương ấy nếu thực hiện được điểm ấy cũng quan trọng cho bước đường hành đạo vậy.(…)
THI
Canh chầy lời chỉ cũng vừa xong,
Hướng đạo làm gương trụ cốt nồng;
Toàn tất môn đồ nơi chí hướng,
Giã từ rút điển lại non bồng.
Thăng