Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Nguyễn Trãi / Sưu tầm

    Nguyễn Trãi 阮薦 (1380–1442) hiệu là Ức Trai, là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế ...


  • Đừng quan niệm xây dựng Thánh Thất và kiếm được một người thủ tự để bốn thời quỳ hương cúng ...


  • Tình Vô Cực / Hồng Phúc

    Một mùa Trung Thu nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Kể từ khi Đức Thượng Đế giáng trần ...


  • Ngày mùng 1 tháng 3 Đinh Hợi (thứ ba 17/04/2007) được sự phân công của Ngoại Giao Vụ, phái đoàn ...


  • Một năm có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Có 8 tiết : Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hè, ...


  • Hình : Lễ giổ Iổ Hùng Vương tại Phú Thọ-miền Bắc VN Viết về Họ Hồng Bàng, quyển Việt Nam Sử ...


  • Chỉ 12 năm sau ngày Mẹ Maria hiện ra tại La Salette(1) với những lời báo động nghiêm khắc và ...


  • Hãy tự biết mình / Thiện Chí

    "Hãy tự biết mình" là lời khuyên có ý nghĩa rất sâu xa từ ngàn xưa của các bậc minh ...


  • Thấy chăng anh Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống Chảy băng ra biển chẳng quay về. Lại chẳng thấy Lầu cao gương sáng ...


  • Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới sang canh đã sáng tinh Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả Nói cười ...


  • Cầu siêu / Đạt Tường

    KINH CẦU SIÊU CỨU RỖI CỬU HUYỀN (Ảnh: Địa Tạng Vương Bồ Tát, cầm ngọc Như ý và cây tích trượng có 6 ...


  • ĐỨC DA TÔ GIÁO CHỦ BÀI HỌC LỚN CỦA MUÔN ĐỜI KIM DUNG Mùa Giáng Sinh lại đến, cả hành tinh này đang ...


30/06/2012
Thiện Chí sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/06/2012

PHÁC HỌA CHÂN DUNG NGƯỜI TÍN HỮU CAO ĐÀI


PHÁC HỌA CHÂN DUNG NGƯỜI TÍN HỮU CAO ĐÀI

I. Dẫn Nhập

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
“(. . .) Luận về trong lãnh vực tu học, nơi đây nói riêng, toàn đạo nói chung, đã có lắm người đọc qua nhiều kinh điển, hiểu nhiều nguyên tắc hành đạo, nói lời đạo lý rất là thông suốt, nhưng tự mình hiểu mình gẫm lại chưa có mấy ai! Chư đạo hữu suy nghĩ một phút đi rồi sẽ thấy lời Bần Tăng nói đó là thế nào?
Tự hỏi mình là ai? Mình nơi đây không phải là tên X,Y,Z, cũng không phải là chú Ba, bác Năm, dượng Bảy, cậu Chín mà các cháu xưng hô hằng ngày.
Vậy chớ mình là ai? Trong một ngày qua, có lúc mình là phật, có lúc mình là tiên, có lúc mình là thánh, thần, cũng có lúc mình quá phàm phu tục tử, và cũng có lúc mình là ngạ quỉ súc sanh. Như vậy, hỏi lại mình là ai? Cũng đồng thời một nhục thể này, nhưng nhục thể ấy cũng không phải là mình. Chính những nguồn tư tưởng phát xuất từ nội tâm ấy đã đánh giá con người mình là phật, tiên, thánh, thần, phàm phu hoặc ngạ quỷ súc sanh…
” (1)
Nên Đức Chí Tôn có lần đã hỏi:

Con biết con là ai đó chăng?
Con ôi, lý Đạo ráng tầm phăng,
Con là không phải thân phàm xác,
Con vốn Chơn thần Thượng Đế ban.
” (2)

II. Phác họa chân dung người tín hữu Cao Đài
Vậy muốn phác họa chân dung tinh thần của người tín hữu Cao Đài, ta phải lần lượt nhận định:

A. VỀ ĐỨC TIN
1. Đức tin nơi Đức Thượng Đế
- Về đức tin, Đức Chí Tôn dạy:
“Thầy lại khuyên nhủ các con rằng: Thầy đã đến chung cùng với các con, các con duy có tu mà đắc đạo, phải đoái lại bá thiên vạn ức nhơn sanh còn phải trầm luân nơi khổ hải, chưa thoát khỏi luân hồi, để lòng từ bi mà độ rỗi. Nay tuy các con chẳng thấy đặng hành vi mầu nhiệm mà chính mình Thầy đã đến nói, các con cũng nên tin nơi Thầy mà cho rằng lời Thầy dạy là chơn thật. Nếu các con đợi đến buổi chung qui, hồn ra khỏi xác, mới thấy cơ mầu nhiệm đặng thì chừng ấy đã muộn rồi.”
“Các con liệu phương thế mà nâng đỡ đức tin của môn đệ cao lên hằng ngày, ấy là công quả đầu hết.
” (3)

- Vọng thiên cầu đạo: Trong sử đạo thời sơ khai, một sự kiện đem đến đức tin sâu sắc cho ba vị tông đồ để sau nầy ra gánh vác Cơ Đạo trọng đại là lễ Vọng thiên cầu đạo.
Ngày 30-10 Ất Sửu (15-12-1925), Ông A Ă Â giáng dạy rằng:
Ngày mùng 1 tháng 11 nầy (dl 16-12-1925), tam vị phải vọng Thiên cầu Đạo. Tắm gội cho tinh khiết, ra quỳ giữa trời, cầm 9 cây nhang mà vái rằng: Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, vọng bái Cao Đài Thượng Đế, ban ơn đủ phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh.”
Nhớ lời Ông A Ă Â dạy, ba ông quỳ ngoài sân, sắp đặt có một cái bàn nhỏ, quỳ chống tay lên bàn, cầm 9 cây nhang vái như trên . . . (theo Đạo Sử- Bà Hương Hiếu)
- Nhập môn (Phật giáo gọi là “Quy y”) (4)
Nhập môn tại đơn vị cơ bản của Đạo là Thánh thất hoặc Thánh tịnh.
1. Muốn nhập môn phải tìm hai vị đạo đức hơn mình để tiến dẫn.
2. Vào ngày sóc, vọng hoặc lễ vía các Đấng Thiêng liêng.
3. Vị Đầu Họ Đạo hoặc Chánh Hội Trưởng sẽ hành lễ: đọc Kinh Giải Oan, đọc Kinh Nhập Môn, minh thệ (5). Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ghi: (6)
“Tới phiên các Môn-đệ, từ người đến bàn Ngũ-Lôi mà thề rằng:
“Tên gì ?. . . Họ gì ? . . . Thề rằng: Từ đây biết một đạo Cao- Đài Ngọc-Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn-đệ, gìn luật lệ Cao-Đài, như sau có lòng hai thì Thiên-tru, Địa-lục.”
Tới trước bàn Hộ-Pháp, cũng thề như vậy.”


Kinh giải Oan có đoạn:

. . .May đặng gặp hồng ân chan rưới,
Giải trái oan sạch tội tiền khiên,
Ðóng Ðịa ngục, mở tầng Thiên,
Khai đường Cực Lạc, dẫn miền Tây phương.
Nhập Thánh thể dò đường cựu vị,
Noi chơn truyền khử quỷ trừ ma,
Huệ quang chiếu thấu chánh tà,
Chèo thuyền Bát Nhã Ngân hà độ sanh.
Cứ nương bóng Chí Linh soi bước,
Gội mê đồ tắm nước Ma-Ha,
Liên đài may nở thêm hoa,
Lão Ðam cũng biết, Thích Già cũng quen.
(Niệm 3 lần câu Chú của Thầy). (7)

Đức Bảo Văn Pháp Quân Cao Hữu Chí dạy:
“Tín đồ là người:
● đã được cứu, được nâng mình lên trên tất cả cái gì mà người ta gọi là phàm phu hèn thấp,
● đã được khước bộ Âm Ty, được vào trong hàng Thánh đức,
● được THẦY và các đấng Thiêng Liêng hằng trông coi dìu dắt, thoát nơi đen tối vô minh.
Người Tín đồ có giá trị nơi phần thiêng liêng để độ phần hồn siêu xuất khổ hải, cứu phần xác danh phận cao tôn.” (8)
Chúng ta, Tín đồ của Đại Đạo cùng nhau tương thân, tương trợ đi suốt đạo trình Kỳ Ba trong ân điển:
“Lòng con tin Đấng Cao Đài,
Đạo, đời Trời sẽ an bài cho con.” (9)

2. Tin vào Cơ cứu độ Kỳ Ba
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.1,24 Avril 1926 :
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương
Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Ðại-Ðạo là:
Nhơn-đạo
Thần-đạo
Thánh-đạo
Tiên-đạo
Phật-đạo
Tuỳ theo phong hoá cuả nhân loại mà gầy Chánh-giáo, là vì khi trước Càn-vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.
Còn nay thì nhơn-loại đã hiệp đồng, Càn-Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn-loại nghịch lẫn nhau: nênThầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt. [….]
Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh thể, có lớn nhỏ, đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Ðảo.” (10)
- Thầy từng thố lộ đức từ bi vô biên, lâm phàm cứu độ chúng sanh:

Thầy mở cơ tận độ kỳ ba này cho các con, cho thế giới nhân loại cũng như mùa xuân đến với vạn vật. Vạn vật đã trải qua những giai đoạn sanh sôi trưởng thành hoạt động thâu liễm và tàng ẩn để phục sinh, như cái nóng bỏng của mùa hè, mưa gió thê lương của mùa thu, rét mướt lạnh lùng của mùa đông, là cơ vi triển chuyển từng giai đoạn, vừa un đúc, vừa tạo thành cho vạn vật mà không hề hủy diệt. (....)
Thầy khởi đầu cơ phục nguyên tái tạo trên mảnh đất nhỏ bé để dân tộc ít oi mà giàu lòng tin đạo này góp tay vào công cuộc xây dựng đời thánh đức Thượng nguơn, thế giới an bình cho xã hội nhân loại trong tương lai.
Thầy đã đưa tay đến với các con, các con phải đưa tay tới với Thầy. Thầy sẽ dìu dắt các con đến gần Thầy và trở về cùng Thầy. Thầy cùng các con là một, sống trong lẽ thiên nhiên, trong mùa xuân vĩnh cửu.”

HUYỀN nhiệm Thầy ban khắp cõi trần,
KHUNG trời Đại Đạo thưởng ân xuân,
CAO Đài mở rộng đường sinh lộ,
THƯỢNG cảnh lấp ngăn lối tử thần.
ĐẾ khuyết vui vầy hàng Thánh Phật,
NGỌC giai vắng vẻ bóng nguyên nhân.
HOÀNG đồ Thầy chỉ từ năm trước,
ĐẠI chí THIÊN TÔN sẽ để phần.
” (11)

3. Tự tin là một Tiểu linh quang được phóng phát từ Đại Linh Quang.
Trong kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Chí Tôn dạy:

“Các con khá biết rằng Thầy hằng nói: Thầy là các con, các con tức là Thầy. Có Thầy mới có các con, mà có các con rồi mới có chư Tiên, Phật, Thánh, Thần, thì người là “tiểu Thiên Ðịa”. Ðiểm linh-quang nào muốn tạo Phật tác Tiên cũng phải đầu thai vào thế giới hữu hình vật chất. Dầu cho một vị Ðại-La Thiên-Ðế giáng trần đây không tu luyện cũng khó mong trở lại.
“Ðiểm Linh-Quang là gì?
“Là một cái yến sáng mà thôi. Thái-Cực là một “khối Ðại Linh-Quang” chia ra, ban cho mọi người một điểm “tiểu Linh-Quang”, khi đầu thai làm người. Ðến chết, điểm linh-quang ấy quày về hiệp nhứt với “Ðại Linh-Quang.”
“Các con có rõ hai chữ Thiêng-Liêng chăng?
“Thiêng-Liêng là nối tiếp theo. Hễ kẻ nào tu đắc Ðạo cũng phải chịu dưới luật riêng cơ pháp.
“Trời ban cho mỗi người một điểm linh-quang (nguơn-thần). Ðiểm linh-quang ấy phải đầu thai xuống thế-giới hữu hình vật chất này, mượn xác phàm tu luyện mới thành Tiên đắc Phật. Nhờ có cái xác phàm nầy mới thành Ðạo mà tạo Phật tác Tiên, tiêu diêu cảnh lạc
.” (12)

B. TU HỌC
Thánh giáo Đức Quan Thế Âm Bồ Tát:

“Hôm nay Bần Đạo đến đây phân tách những nét chính của những giai đoạn của đời người tu học để chư hiền đệ muội xem kỹ rồi tự trắc nghiệm bản thân mình, sau đó sẽ thấy rõ công nghiệp đức hạnh trong đời tu mình đã đếm mức nào rồi.
Những giai đoạn đó có thể tạm chia ra như sau:
1/ Là nhập môn hay nhập đạo hoặc quy y cũng thế.
2/ Là giữ đạo,
3/ Là học đạo.
4/ Là hiểu đạo.
5/ Là tu thân lập hạnh.
6/ Là hành đạo.
7/ Là Thánh thiện hay Thánh tâm hay giải thoát cũng thế.
Đây Bần Đạo sẽ diễn tả từng điểm một.
1/ Là nhập môn (nhập đạo quy y):
Vì muốn xa lánh những điêu ngoa tội lỗi xảo trá sa đọa của nhân thế thường tình nên chọn một con đường để đời mình lấy đó làm lẽ sống, thích hợp với tâm linh, thuận Thiên hòa nhơn, nên phải đặt mình vào một nếp sống đạo lý. Đó là động lực thúc đẩy mình phải chọn một đoàn thể đạo đức hay một tôn giáo nào để nhập môn quy y.
2/ Là giữ đạo:
“Giữ đạo nơi đây có nghĩa là tôn trọng nội quy luật lệ giáo thuyết giáo điều của tôn giáo đó, không dám làm trái lại.”
3/ Là học đạo:
“Điều này mới bắt đầu hữu ích cho sự mở mang kiến thức.” (người tín hữu phải học hiểu Tôn chỉ, Mục đích và giáo lý Đạo)

4/ Là hiểu đạo:
“Điều nầy đã bắt đầu hơi khó rồi. Nói rằng hiểu đạo, ai cũng có thể nói được, nhưng hiểu cho đúng lại là một việc khác. Thế thường mỗi người hiểu đạo mỗi cách khác nhau, vì hoàn cảnh, nghề nghiệp, tập quán, xu hướng, v.v…
Có hiểu đạo mới biết được vị trí của con người đứng chỗ nào trong Tam Tài và trong vạn linh, và hiểu mình phải làm và bắt buộc tự nguyện phải làm những gì để gọi là thuận thiên lý, phụng sự Thiên cơ
.” (phải hiểu và thực hiện Tôn chỉ, Mục đích ĐĐTKPĐ)
5/ Là tu thân:
Nếu hiểu đạo mà không tu thân là người trốn trách nhiệm... Có tu thân, con người mới mong hoàn thiện để trở nên hột giống tốt cho thế hệ hiện tại cũng như thế hệ ở tương lai. Khi tu thân được hoàn thiện rồi bước ra trường đời, không gây điều tổn đức, thất nhân tâm, tổn nhân ích kỷ.”

Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy dạy phong cách tu hành giản dị khiêm tốn:
Tu hành giữ mực thường thôi,
Ðừng bày vẽ lắm rồi bôi lem đầy.
(cười...cười...).
Các con biết đặng đạo Thầy,
Ðạo Thầy không chịu cho ai biết mình.
Ở ăn như thể thường tình,
Lo tu luyện Ðạo sửa mình tinh ba.
Tu không biểu mặc đồ dà,
Cạo râu thí phát bỏ nhà lìa con.
Ông bà cha mẹ đương còn,
Phải lo báo đáp cho tròn hiếu trung.
Vợ chồng trọn nghĩa thỉ chung,
Giữ như sen mọc dưới bùn không dơ.
Làm như dốt nát dại khờ,
Ðừng cho kẻ thế rằng ngờ mình tu! (1
3)

Lời dạy ân cần của Thầy cho thấy người tín hữu Cao Đài tu thân không thái quá, bất cập mà vừa nhập thế vừa xuất thế.

6/ Là hành đạo.
“Hành đạo là bước đầu xây dựng nền tảng âm chất vững chắc cho tòa lâu đài Thánh thiện. Nhờ hành đạo mà các hàng Thần Thánh Tiên Phật càng ngày càng được đắc phẩm vị cao siêu.
Tu thân và hành đạo phải gắn liền nhau như gấm thêu hoa. Tu thân và hành đạo cần phải được hỗ tương nhau để tiến hóa. Nếu hành đạo mà không tu thân là thiếu căn bản lương thiện. Nếu tu thân mà không hành đạo thì sự tiến hóa bị chậm trễ không biết ngần nào.”
7/ Là thánh thiện, thánh tâm hay giải thoát.
Xuyên qua một đoạn đường dài, từ nhập môn, giữ đạo, học đạo, hiểu đạo, tu thân đến hành đạo là khoảng thời gian chuẩn bị để kiện toàn cho ngày phát Thánh tâm, hiện Thánh ý, hành Thánh sự để đến giải thoát.
Giải thoát nơi đây không phải lìa khỏi nhục thể hay trốn lánh nợ đời. Giải thoát nơi đây có nghĩa là hàng thánh thiện, bực siêu nhân, tuy ở tại cõi phàm gian ô trọc mà lòng chẳng nhiễm bụi trần ô trọc. Luôn luôn đem những kiến thức cao siêu giúp đời độ thế trên đường thánh thiện. Đó là giai đoạn đắc quả tại trần.

THI
Ráng lo tu tỉnh tập từ ngày,
Đừng để buông lung phải trễ chầy;
Một kiếp tu hành muôn kiếp hưởng,
Phải lo công quả hạnh cho dày.
(14)

C. PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐẠO
Tr0ng Kinh Trung THừa Chơn Giáo, Đức Lý Giáo Tông dạy:

“Để đem lại niềm yên vui về thể xác và tinh thần cho đẳng chúng sanh đường lối xây dựng thánh thể hiện hành trên thực tế căn cứ vào ba điểm là phụng sự dân sanh, xương minh dân trí và hoàn thành dân đức.
“Trong ba chính điểm với chương trình thực hành rất rộng rãi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo thời kỳ con đường hành đạo sẽ biểu diễn vô cùng tận để đưa bước tiến cho chúng sanh.
“Hễ chúng sanh đã trưởng thành dân đức, nghĩa là đức độ tu hành đã sáng tỏ vào tâm giới của mỗi môn đồ ấy là nhờ pháp đạo đã dìu đường cho chúng sanh trở về tân dân nghĩa hiệp. Lòng người đã đổi mới hay lòng chánh niệm đổi mọi vọng tâm tức là đã biết tương thân hòa ái thực hành nhân đạo căn bản là đã tròn công dẫn đường cho chúng sanh đi đến đích Chí Thiện; ấy là hoàn thành phần Thánh Đạo.” (15)

D. TU LUYỆN

Theo Tân Luật:
Điều Thứ Mười Hai:
Nhập môn rồi gọi là tín đồ. Trong hàng tín đồ có hai bực:
1. Một bực còn ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai kỳ họăc 6 họăc 10 ngày trong tháng, phải giữ Ngũ Giái Cấm và phải tuân theo Thế Luật của Đại Đạo truyền bá. Bực này gọi là người giữ Đạo mà thôi; vào phẩm hạ thừa.
2. Một bực đã giữ trường trai, giái sát và tứ đại điều quy, gọi là vào phẩm thượng thừa.
Điều Thứ Mười Ba:
Trong hàng hạ thừa, ai giữ trai kỳ từ mười ngày sắp lên, được thọ truyền bửu pháp, vào tịnh thất có người chỉ luyện Đạo.

E. TÂN PHÁP CAO ĐÀI: TAM CÔNG


Pháp môn Tam công là pháp môn tổng hợp bao gồm công quả, tô bồi âm chất hóa giải nghiệp lực; công trình nhằm rèn luyện bản thân, kiên nhẫn, trì thủ, hy sinh, tu học để tự hoàn thiện và hoàn thiện tha nhân; công phu để thân tâm an định, diệt trừ lục dục thất tình, tâm linh mẫn tuệ. Đây là pháp môn có công dụng toàn diện từ thế đạo đại đồng đến thiên đạo giải thoát.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy về Tam công:

“…Công Quả: . . .Tùy khả năng sở hữu tới đâu làm tới đó, nhưng phải làm với tất cả tấm lòng vị tha bác ái, không gọi công không gọi danh.
Còn về Công Trình - đó là đào luyện trui rèn ý chí phàm tánh bản năng sanh tồn. Đừng nói rằng mình ít oi đạo học về giáo lý làm sao đi thuyết minh truyền giáo giảng dạy đó đây cho đời hướng thiện. Vậy chớ một cử chỉ nhỏ như tha thứ lỗi người, dằn cơn nóng giận để cảm hóa lòng người không gọi là công trình được sao?
Còn về Công Phu, đừng nghĩ rằng phải chờ đến bực Thiên phong chức sắc có nhà tịnh đủ tiện nghi hoặc chờ Thiêng Liêng điểm danh cho nhập khóa. Vậy chớ Phật xưa ngồi nơi gốc cây, tấm thân tròi trọi, địa vị bần dân, vẫn giữ được công phu thiền định,còn chư hiền phải làm sao?
. . .Hãy chăm chú vào ngọn nhang, ánh đèn Thái Cực, hoặc nhìn chăm chú vào Thiên Nhãn, đừng tưởng việc chi khác hơn, đó cũng là khởi đầu cho động tác công phu thiền định rồi vậy.”
(16)

III. THAY LỜI KẾT: Tiêu chí hoàn thiện hóa người tín hữu Cao Đài

Người tín hữu Cao Đài mỗi khi kết thúc một buổi cúng kính đều đọc bài Ngũ Nguyện, mở đầu là “Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai” được Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn diễn giải thành thơ như sau:
Nam mô:

Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai,
Vì đời nào ngại chông gai dữ lành.
Nhì nguyện phổ độ chúng sanh,
Quyết đem hoằng giáo đạo lành giáo dân.
Tam nguyện tha tội bản thân,
Khoan dung phá chấp cõi trần vô minh.
Tứ nguyện thiên hạ thái bình,
Tịnh tâm chế động muôn nghìn trái oan.
Ngũ nguyện thánh thất bằng an,
Hai ngày sóc vọng đăng đàn thuyết minh.
Trấn an tâm đạo nhân sinh,
Vai trò un đúc đức tin đạo đồng.
(17)

Thiển nghĩ, lời nguyện lớn này không phải là sự phó thác cho Thiêng Liêng một công cuộc trọng đại ngoài sức người. Tâm nguyện ấy phải đi đôi với ý chí “phổ độ chúng sanh” thúc đẩy người tín hữu Cao Đài tự nhận vai trò tích cực trước Cơ Đạo.
Đó là chí hướng, là tâm nguyện, nhưng muốn thực hiện được tâm nguyện trên thực tế, người tín hữu Cao Đài không thể cầu nguyện suông, mà phải dựa vào nền Giáo lý Đại Đạo, nêu lên 3 điều kiện hay 3 tiêu chuẩn then chốt:
1. Mỗi người tín hữu Cao Đài phải thực sự tu chứng. Tu chứng chưa phải là đắc đạo thành Tiên, mà đã hay đang tiến hóa tâm linh đến một giai đoạn nhứt định nào đó. Người tu chứng không phải chỉ là người giác ngộ, nhập môn vào đạo, giữ quy giới, thờ phượng cúng kính bình thường. Tu chứng tức đã diệt phàm tâm, hiện thánh tâm, thực sự vong kỷ vị tha.
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy: “Người đạo Cao Đài là gương mẫu, là chiếc đò, là nhịp cầu đưa khách từ bến mê sang bến giác, là điện đài thu phát động năng thúc đẩy sự thống hiệp giáo lý, là tính chất của Tạo Hóa kết hợp với sự thương yêu cho toàn diện thế giới nhơn loài.” (18)
2. Góp phần xây dựng hệ thống giáo lý phổ quát, đáp ứng được nỗi khao khát một ý thức hệ nhân bản phục hồi giá trị con người, đem lại ý thức về ý nghĩa cao quí của kiếp người, củng cố lòng tự tin để sống xứng đáng là chủ thể “tối linh” trong vạn vật.
3. Người đạo Cao Đài phải có ý thức sứ mạng thật sáng tỏ. Theo đuổi mục đích “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát” dưới tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất”, không phải để hoài cổ hay ca tụng các tôn giáo xưa và mơ ước hão huyền về một thiên đàng tại thế, mà phải chứng minh được khả năng xây dựng thế giới hòa bình, an lạc của con người tiến bộ toàn diện cả hai mặt nhân sinh (social life) và tâm linh (spiritual life). (19)

Vậy người tín hữu Cao Đài, hơn nữa là tín hữu Cao Đài Việt Nam, đang có cơ hội ngàn năm một thuở để mang lấy sứ mạng lịch sử là sứ mạng của dân tộc được chọn, sứ mạng tiền phong trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.◙

Thiện Chí
Thuyết trình tại Ngọc Minh Đài
Ngày mùng 10 tháng 5 năm Nhâm Thìn
(28-6-2012)


___________________________

THAM KHẢO:

1-Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 19-9 Tân Hợi (06-11-1971).
2-Đức Chí Tôn,Thánh Huấn Hiệp Tuyển, Q.1, tr.207.
3-Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.I, Tòa Thánh Tây Ninh, 1964, tr.33, 34.
4-Theo Phật giáo, nhập môn gọi là quy y (quy y Tam Bảo) Quy y (zh. 歸依, sa. śaraṇa, pi. saraṇa, bo. skyabs) còn được gọi là quy đầu (zh. 歸投), ngưỡng trượng (zh. 仰仗), y thác (zh. 依托). Quy y trong Phật giáo có nghĩa là quy y Tam bảo (chỉ Phật, Pháp và Tăng). Chữ Quy cũng được viết là 皈, gồm bộ thủ Bạch 白 (“cõi sáng”) và chữ Phản 反, “quay về” và như vậy, có nghĩa là “quay về cõi sáng”. Trong các bộ Phệ-đà (sa. veda), từ śaraṇa có nguyên nghĩa là “bảo hộ”, “cứu tế” hoặc “chỗ tị nạn”, “chỗ bảo hộ”, ý là chỗ chúng sinh có thể đến, thân được an toàn, tâm được vô ưu. Quy y Tam bảo của Phật giáo chỉ sự nương vào uy lực của Tam bảo để đạt được an ổn vô hạn của tâm thức, thoát mọi khổ não. Câu-xá luận quyển thứ 14 (Đại Chính 29.76c) nói: “Nghĩa của Quy y là gì? Là cứu tế; vì nương vào đó mà người ta có thể vĩnh viễn thoát khỏi mọi khổ ách.”
Người hâm mộ Phật pháp khi nhập môn tất phải thực hiện nghi thức quy y; thệ nguyện quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng xong mới chính thức được xem là một đệ tử Phật.
5-Ơn Trên dạy: “Vô nguyện bất thành Phật dữ Tiên, Phật Tiên vô nguyện bất điều hiền”. Nghĩa là: “Không lập nguyện thì không thành Phật Tiên, và Phật Tiên cũng không phù hộ người chưa lập nguyện”.
6-Kinh Thiên Đạo, Thế Đạo Toà Thánh Tây Ninh không có kinh nhập môn.
7-Theo Tủ Sách Đại Đạo, internet, Tây Ninh.
8-Trung Hưng Bửu Tòa, 30-01-ĐĐ.32 (Đinh Dậu) (01-3-1957).
9-Đức Bảo Pháp Huỳnh Chơn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 15-6 Quý Sửu (14-7-1973).
10-Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.I, Tòa Thánh Tây Ninh, 1964, tr.18.
11-Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 30-12 Giáp Dần (10-02-1975).
12-Đức Chí Tôn, Đại Thừa Chơn Giáo.
13-Đại Thừa Chơn Giáo, 01-9 Bính-Tý (1936), bài “Tôn chỉ của Cao Đài Đại Đạo”.
14-Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 01-9 Kỷ Dậu (11-10-1969).
15-Đức Lý Giáo Tông, KinhTrung Thừa Chơn Giáo, Hội Thánh Cầu Kho Tam Quan,Tý thời, 10-7 Đại Đạo 37 (09-8-1962).
16-Vĩnh Nguyên Tự, 03-01 Giáp Dần (25-01-1974).
17-Vĩnh Nguyên Tự, 15-3 Bính Thìn (14-4-1976).
18-Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, 15-7 Canh Tuất (16-8-1970).
19-Thánh giáo Đức Trần Hưng Đạo, Thiên Lý Đàn, 10-4 Ất Tỵ (10-5-1965):
“Phục hưng tinh thần truyền thống cổ truyền của dân tộc dính liền với sự phục hưng văn minh nhân loại, để xây dựng một nguơn hội thái bình vĩnh cửu cho muôn người, tạo lập một Thiên đàng cực lạc tại thế...”
Thiện Chí sưu tầm

Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây