Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và ...
-
Xuân lại về ! Chờ đón hay hững hờ, đến độ cuối đông Xuân vẫn đến; hoa trổ kiểng xanh, ...
-
Cách đây hơn 80 năm, khi Ðức Thượng Ðế hạ ngọn linh cơ lần đầu tiên tại Việt Nam, tức ...
-
Lúc dương khí manh nha từ cuối Đông thì người nhạy cảm với tiết trời đã thấy mang máng một ...
-
Nếu có dịp chứng kiến đại lễ Khai Minh Đại Đạo vào năm Bính Dần 1926, có lẽ đại đa ...
-
Tâm rộng lớn trùm bao trời đất, Đức tạo sanh muôn vật tinh cầu. Buông ra trải khắp đâu đâu, Gom về còn ...
-
Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên ...
-
PHONG CÁCH THƯỞNG XUÂN CAO ĐÀI Giáo sĩ LẬP HẠNH Từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, mọi người đều tỏ ...
-
Tóm lược. Lịch trình hành đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo – phần tu sĩ có ...
-
Trà Đạo /
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối ...
-
. . .Vũ trụ, quần sinh, và con ngưười có hai bình diện: - Một là bình diện Bản thể, duy ...
-
VŨ TRỤ QUAN Có thể nói Vũ Trụ Quan Cao Ðài bao hàm hai khái niệm quan trọng là: -Cơ nguyên biến ...
Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010
Nhìn và thấy nhau
Lúc nhỏ, ta mãi nghĩ tới việc chơi đùa với chúng bạn. Nói chuyện với bạn hàng giờ, nhưng nói chuyện với mẹ thì chỉ vài phút. Chơi với bạn từ ngày này sang ngày khác, nhưng giúp đỡ mẹ thì chẳng bao nhiêu.
Cho con đi chơi, mẹ phải đứng góc phố lo lắng chờ đón con về. Bỏ cả công việc, mẹ phải làm tài xế xe ôm chở con đi học từ chỗ này sang chỗ khác. Sợ con trốn học, mẹ phải đứng xa xa chờ cho giờ học bắt đầu mới rời khỏi trường. Lúc nào mẹ cũng nghĩ, cũng mong chờ con khôn lớn để bớt lo.
Nhưng đến khi con lớn thêm một chút mẹ lại càng lo nhiều hơn. Nhà nghèo cũng phải chạy ngược chạy xuôi để sắm sửa cho con không thua kém chúng bạn. Nếu không thì sợ con buồn, giận dỗi, oán trách. Có những gia đình, tuy kinh tế khá giả, nhưng người mẹ lại phải tiêu hết thời gian vào việc kiếm tiền, thế là cũng bị con giận dỗi, vì không có thì giờ dành cho con. Lại có những người mẹ, tuy có chút thời gian, nhưng phải hy sinh những thú vui để có thì giờ dành cho con cái. Nếu không thì con sẽ tiêu hết thì giờ bằng cách chơi với bạn xấu, thử hút heroin, lang thang ở các vũ trường, đua xe… và nhiều thứ khác, để rồi khiến mẹ càng thêm đau lòng.
Vì muốn con có sự nghiệp trong đời nên mẹ khuyến khích con đi học, đi làm ở xa, tận bên kia trời Tây. Đến khi con lập được sự nghiệp, mẹ lại khuyến khích con sống luôn ở đó với vợ con. Vậy là đến ngày mẹ nhắm mắt xuôi tay, người con ấy cũng không kịp về gặp mẹ nhắm mắt xuôi tay, người con ấy cũng không kịp về gặp mẹ lần cuối. Thật là: "mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ" (Thiền sư Nhất Hạnh).
Vậy thì bạn hãy nhìn và thấy được nỗi lòng của mẹ trước khi mọi sự muộn màng. Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm việc khác ngoài đời, ta hãy để một góc nhìn về mẹ. Không phải chỉ nhìn và thấy trong mùa Vu lan. Khi bạn đang uống cà phê, tán gẫu với bạn bè nhiều điều phù phiếm, hay lúc bạn đang ở trời Tây mà chợt nghĩ tới mẹ, bạn hãy gọi điện thoại về cho mẹ. "Có việc gì không con?"- mẹ hỏi, "dạ không, con chỉ muốn được nói chuyện với mẹ thôi" – bạn đáp, chẳng cần một lý do gì. Mà thực không cần một lý do gì, vì biết bao nhiêu điều bạn nói với người khác đâu cần phải "có việc gì". Nếu bạn đang đi ngoài đường mà chợt nghĩ tới mẹ, thì bạn có thể đảo qua thăm nhà một chút, chẳng cần một lý do gì. Mà thực không cần vì một lý do gì, vì bạn đã đến viếng nhà của nhiều người mà chẳng cần phải "có việc gì". Nếu bạn có thể nói câu : "con thương mẹ" như Thiền sư Nhất Hạnh chỉ bảo thì thật là hay. Nếu bạn không thể nói được như thế, bạn chỉ cần nói: "con muốn thăm mẹ một chút", không cần lý do gì. Mà thật không cần một lý do gì, vì việc mà bạn đang làm ấy chính là sự trùng phùng của hai điều : mẹ nhìn thấy con và con nhìn thấy mẹ.