

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Từ khi Đức Chí Tôn khai Đạo, Thầy đã nhiều lần nhắc nhở môn đồ rằng, Thầy mở Đạo kỳ ...
-
TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" Về từ ngữ “ Chơn Thần” _ Định nghĩa : _ Chơn thần theo thánh ...
-
Bài đã được xuất bản.: 21/08/2010 06:00 GMT+7 Mùa Vu Lan lại về! Cái lạnh buốt giá của mùa đông như ...
-
[Ảnh: Miếu Thần Nông tại đình Bình Thủy] Trong quá trình Nam tiến, cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn ...
-
Đây trước tiên, Bần Đạo dạy Ban Thường Vụ: Chư hiền đệ là ở cấp lãnh đạo trong Cơ Quan, ...
-
Theo Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ được định nghĩa như sau: "Ý ...
-
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh ...
-
Đấng Tạo Hóa Toàn Tri Toàn Năng quyền uy tối thượng mà con người nghĩ rằng sẵn sàng ban phước ...
-
Nguyên lý của thiên đạo giải thoát Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý ...
-
Đắc nhất /
Nhân ngày mùng chín tháng Giêng là Khánh Đản của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Thầy, là ...
-
Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần ...
-
Y học cổ Phương Đông đã phân định các cơ quan bộ phận trong cơ thể con người thành các ...
Hoàng Duy - Tuổi Trẻ Online
Lễ vía Quan Thánh Đế Quân

Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng từ năm 1653, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ) với 2 ngựa Bạch Mã, Xích Thố.
Bà con Hội An và du khách Việt Nam từ Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Đà Nẵng đổ về Quan Công miếu, từ sớm để dâng hương. Từ ngoài vào đến tả vu, hữu vu và cả trong chính điện chỗ nào cũng đầy người. Ai cũng hương đèn, hoa quả làm lễ vật trên tay cùng vẻ cung kính, hồ hởi trên mặt.
Đúng 10 giờ sáng lễ tế diễn ra trọng thể với những nghi lễ truyền thống kéo dài hơn 90 phút do một chủ tế, 2 tả hữu phân hiến lần lượt dâng rượu trà. Một người đọc văn tế, hai người xướng văn cùng đội ngũ hành nghi, thầy cúng, đội bát âm cả thảy 20 người. Buổi chiều diễn ra phần hội tại ngã năm chợ Hội An (đối diện Quan Công miếu) với các hoạt động mang tính cộng đồng như Hội Bài chòi, Lễ tế xô cộ, Hát bội...
Một tháp cộ hình vuông, chóp nhọn bằng sườn gỗ, bọc vải, cao chừng 3m đính đầy các túi nhỏ đựng gạo, muối, bánh trái, tiền xu, tiền giấy dựng ngay cạnh giếng mái. Sau phần tế là lễ phát chẩn. Cộ được xô ngã để mọi người rước những phần quà đem về, như mang lộc, phúc, may mắn về suốt năm. Du khách nước ngoài có mặt tại Hội An thì có dịp quay phim, chụp ảnh ghi lại một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt.
Ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn di tích Hội An cho biết: Lễ vía Quan Thánh Đế Quân là một lễ lệ dân gian đã có từ lâu đời. Lễ vía gắn liền với di tích Quan Công miếu một thời được xem là trung tâm tín ngưỡng của Hội An - hiện đã được Bộ VHTT cấp bằng công nhận.