

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Tam Qui /
Theo giáo lý nhà Phật, Tam Qui là qui y Tam Bảo gồm: "Qui Y Phật, Qui Y Pháp, Qui ...
-
Từ xa xưa, con người và thiên nhiên luôn gắn liền với nhau, hỗ trợ cho nhau. Con người đã ...
-
Thi văn Đức Bồ Tát trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế Nhựt hoành nhị thập kiến giai thì Lục nhựt đạo thành ...
-
Từ năm 1450 đến năm 1850, ít nhất 12 triệu người dân Phi Châu bị đưa đi xuyên qua Trung ...
-
Con đường đi đến chỗ trực nhận cái tâm tuy muôn nghìn lối nẻo, song tựu trung lại chỉ có ...
-
TU CHỨNG /
Trong một khóa tu đặc biệt dành cho hàng Thiên ân nữ phái Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại ...
-
Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và ...
-
Giải pháp ưu việt nhất để cứu độ con người là con người làm thế nào phát huy tối đa ...
-
“Có cái có trong tình tạo hóa, Không là không đạo cả lưu hành, Biết đường sanh diệt, diệt sanh; Hoàn nguyên phản ...
-
9. TU KỶ 修 己 – ĐÃI NHÂN 待 人 191. Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự hiện ...
-
Chỉ 12 năm sau ngày Mẹ Maria hiện ra tại La Salette(1) với những lời báo động nghiêm khắc và ...
-
Mùa tu Thu phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẫn về “Rèn tâm vô niệm”. Ngày 19.9.2008. - Vô niệm ...
Sưu tầm từ Báo Lao Động
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010
Nhà VN học Darya Mishukova và niềm say mê về một đất nước

Hiện Trường ĐH Tổng hợp quốc gia Viễn Đông nơi chị làm việc đang có dự án đào tạo với Đại học Đà Nẵng và Bangkok, nên chị bay qua bay về thường xuyên.
Chị thuộc thế hệ thứ ba các nhà nghiên cứu VN học ở Nga, là Phó Chủ nhiệm khoa Ngữ văn Nam Á và Đông Nam Á, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa VN ở Trường ĐHTH Viễn Đông.
Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế và luật. Theo Mishukova, "không thể hiểu được linh hồn ngôn ngữ nếu không hiểu tư duy của người Việt".
Chính vì thế mà chị lao vào học hỏi, từ văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian, văn học nghệ thuật, phong tục tập quán và cả đặc điểm các làng nghề VN.
Chị thích tác phẩm của Thạch Lam, Khái Hưng và đặc biệt, nghiên cứu sâu về học giả, nhà ngôn ngữ học Trương Vĩnh Ký. Chính cuốn sách Trương Vĩnh Ký - bi kịch cuộc đời đã giúp Mishukova rất nhiều trong việc hoàn tất luận án tiến sĩ bằng tiếng Nga.
* Có dịp đến VN nhiều lần, điều gì khiến chị có ấn tượng nhất?
- Trước hết là lòng tốt, sự hiếu khách của những người tôi gặp. Khi tôi cần tìm hiểu một vấn đề gì, những đồng nghiệp, bạn bè, giảng viên thường giúp tôi hết mình. Tôi còn có may mắn được Thứ trưởng Bộ VHTT giới thiệu về nghệ thuật tuồng, chèo.
* Thái-lan bắt đầu chú ý đến đào tạo ngành phiên dịch tiếng Nga nhằm phục vụ kinh doanh và du lịch. Theo chị, một nước có tiềm năng về lĩnh vực này như VN liệu có phải đang lãng phí nguồn nhân lực từng có không?
- Tôi nghĩ rằng không chỉ với Thái-lan, mà rồi đây, tiềm năng về phát triển du lịch giữa Nga và VN rất lớn. Bởi ngày càng nhiều khách du lịch Nga đến tìm hiểu VN và số lượng này mỗi năm một tăng cao hơn. Tôi tin rằng thế hệ trẻ người Nga ngày càng muốn đến VN khám phá. Do đó, nhu cầu phiên dịch viên giữa hai nước cũng vì thế mà ngày càng cao.
Hơn thế nữa, từng là phiên dịch cho đoàn đại diện chính quyền TP Vladivostok tháng 11-2005, tôi nghĩ rằng việc bang giao giữa các thành phố Nga và VN rất cần đội ngũ phiên dịch đào tạo chuyên ngành.
Theo chỗ tôi biết, năm 2006, có khoảng 300 sinh viên VN sang Nga học tập và 30 sinh viên Nga sang VN. Ngày càng nhiều học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Nga chọn ngành Việt Nam học.
* Vì sao chị chọn Việt Nam chứ không phải nước khác?
- Người khuyên tôi theo học ngành VN học chính là Giáo sư nổi tiếng Alexander Sokolovsky - Chủ nhiệm khoa Ngữ văn Nam Á và ĐNA, cũng là một nhà VN học.
Ông nói, thứ nhất, ở Nga không có nhiều sinh viên học tiếng Việt, trong khi VN là một nước đang phát triển và rất năng động ở ĐNA, và thế kỷ 20 là thế kỷ của các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này rất có ích cho nước Nga.
Thứ hai, khi tôi tốt nghiệp đại học, vào làm ở văn phòng đại diện cho một công ty VN, tôi được các anh chị ở đó giúp đỡ rất nhiều trong việc tìm hiểu phong tục tập quán người Việt. Niềm vui lớn nhất của tôi lúc ấy là đã có thể nghe hiểu tiếng Việt giao tiếp một cách thuần thục. Và kể từ đó, tôi say mê tìm hiểu về VN trên mọi phương diện.