Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
02/08/2007
Thanh Sương

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/09/2007

Bồ tát Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

 Từ những lời đại nguyện của Ngài và những truyền tích về công hạnh cũng như quyền năng cứu độ của Ngài đối với chúng sanh nên  không những chỉ có những người tu theo Phật, mà cả những người không phải là Phật tử, nhất là giới bình dân đại chúng đều phát khởi lòng kính ngưỡng. Lòng kính ngưỡng này đã thể hiện thành nghệ thuật điêu khắc những pho tượng Quan Thế Âm với nhiều dáng vẽ khác nhau tùy theo những truyền tích về Ngài.

Hình tượng Ngài thường là dáng đứng của một người phụ nữ Châu Á có gương mặt dịu hiền , thanh tú, trang phục toàn trắng, tay cầm bình tịnh thủy, tay cầm nhành dương liễu như đang rãi nước cam lồ , ban ơn mưa móc xuống cho cõi nhân gian.

Theo Kinh Lăng Nghiêm thì Ngài có bốn diệu đức cứu độ, trong đó diệu đức thứ nhất là có nhiều tay nhiều mắt. Do đó, có một hình tượng nữa cũng phổ biến đó là Quan Âm thiên thủ thiên nhãn với  ngàn mắt ngàn tay, trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt.

Tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn ở chùa Bút Tháp, thuộc xã Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một tiêu biểu . Tượng này có phiên bản hiện đang trưng bày tại Viện Bảo Tàng Tp HCM. Và kỳ diệu thay, ngày nay trong thời đại Tam kỳ Phổ Độ, qua Cao Đài Giáo, Đức Quan Thế Âm đã từ truyền tích bước ra, vượt ngàn thời gian đến với chúng sanh để tiếp tục thực hành 12 lời đại nguyện tầm thinh cứu khổ năm nào. Trong bài thuyết trình hôm nay, đạo muội xin mời quí vị cùng đạo muội tìm hiểu về "Quan Thế Am Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn".

I.Ý NGHĨA QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Quan : xem xét, thấu suốt.

Thế: cảnh trần gian.

Âm : âm thanh ( tiếng kêu van, cầu cứu của chúng sanh trong cơn khổ  nạn)

Bồ Tát: người đã tu thành chánh quả nhưng nguyện ở lại trong cõi ta  bà để cứu giúp chúng sanh

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát tầm thinh cứu khổ, lắng nghe nơi nào có tiếng kêu cứu của chúng sanh là ứng hiện để cứu độ.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Phổ Môn có ghi lại điều này như sau:

" Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: " Thiện nam tử ! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ naõ, nghe Quán Thế Am này một lòng xưng danh . Quán Thế Âm tức thời xem xét tiếng tăm kia đều được giải thoát.

Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát  này, dầu vào trong lữa lớn, lữa chẵng cháy được, vì do sức oai thần của Bồ Tát này được như vậy.

Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn.

Nếu có trăm ngàn muôn ức chúng sinh vì tìm vàng bạc , lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, hỗ phách, trân châu, các thứ báu, nên vào trong biển lớn. Giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tấp nơi nước quỷ La Sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỷ La sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm."

II.Ý NGHĨA QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN

Thiên thủ thiên nhãn là ngàn mắt ngàn tay.

Con số ngàn không chỉ có nghỉa đen là đúng một ngàn , tức 999+1, mà ám chỉ một số lượng nhiều vô số kể, không đếm được. Do đó nên hình tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên Nhãn trên thực tế tại các chùa có thể có hơn 1000 tay, cũng có thể có  vài chục tay hay  vài trăm tay .

Bàn tay tượng trưng cho hành động. Muốn làm việc gì cũng phải dùng đến bàn tay.

Con mắt tượng trưng cho sự xem xét, quán thông, thấu suốt, thấy rõ tường tận tất cả chúng sinh ở các cõi, thấy cả xa lẫn gần, cả to lớn lẫn tế vi, trước mặt và sau lưng, trên và dưới, ban ngày và ban đêm…

Trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt tượng trưng cho ý nghĩa hễ mắt để đâu thì tay theo đó. Hễ nhìn thấy nơi nào có chúng sanh khổ nạn là ngài ứng hiện và dang bàn tay từ bi ra để cứu giúp tức thì.

Hình ảnh Đức Quan Thế Âm có thiên thủ thiên nhãn hàm ý là Bồ Tát thấy được hằng hà sa số khổ nạn của chúng sanh trong cõi ta bà và ngay lập tức đưa hàng hà sa số bàn tay từ bi của Ngài đến với từng trường hợp để cứu giúp, đểxoa dịu, để đưa họ ra khỏi chốn khổ  đau và dìu dắt họlên đến  bến bờ hạnh phúc, an lạc. Để làm sáng tỏ thêm về hạnh từ bi này , đạo muội xin trích dẫn Kinh Hoa Nghiêm , quyển IV, Phẩm Nhập Pháp Giới thứ 39, đoạn thuật lại cuộc hội kiến của Thiện Tài Đồng tử và đức Quan Thế Am tại Phổ Đà Sơn như sau:

" Lúc đó Thiện Tài  đồng tử đảnh lễ chân Quán Tự Tại Bồ Tát, hữu nhiễu vô số vòng, chắp tay cung kính thưa rằng:

" Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề mà chưa biết Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, thế nào tu Bồ Tát đạo? Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho! "

Bồ Tát nói:

" Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử ! Người đã có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

Này thiện nam tử! Ta đã thành tựu Bồ Tát Đại Bi Hạnh giải thoát môn.

Này thiện nam tữ! Ta dùng môn Bồ Tát Đại Bi Hạnh này bình đẵng giáo hóa tất cả chúng sanh tiếp nối chẵng dứt.

Này thiện nam tử! Ta trụ nơi môn Đại Bi Hạnh  này thường ở chổ tất cả chư Phật, hiện khắp trước tất cả chúng sinh. Hoặc dùng bố thí, hoặc dùng ái ngữ, lợi hành, đồng sự để nhiếp thủ chúng sinh. Hoặc hiện sắc thân nhiếp thủ chúng sinh. Hoặc hiện những sắc bất tư nghì quang minh thanh tịnh để nhiếp thủ  chúng sinh. Hoặc dùng âm thanh, hoặc dùng oai nghi, hoặc vì họ thuyết pháp, hoặc hiện thần biến, làm cho tâm họ tỏ ngộ mà được thành thục. Hoặc vì họ mà hiện thân đồng loại cùng họ ở chung mà thành thục họ.

Này thiện nam tử! Ta tu hành môn Đại Bi Hạnh này , nguyện thường cứu hộ tất cả chúng sinh, nguyện tất cả chúng sinh khỏi sợ con đường hiểm, khỏi sợ nhiệt não ( phiền não), khỏi sợ mê hoặc, khỏi sợ trói buộc, khỏi sợ sát hại, khỏi sợ nghèo cùn, khỏi sợ chẵng sống, khỏi sợ tiếng xấu, khỏi sợ sự chết, khỏi sợ đại chúng, khỏi sợ ác thú, khỏi sợ tối tăm, khỏi sợ dời đổi, khỏi sợ ái biệt ly, khỏi sợ oán thù gặp, khỏi sợ thân bức bách, khỏi sợ lo buồn.

Ta lại phát nguyện: Nguyện tất cả chúng sinh hoặc nhớ đến ta, hoặc xưng tên ta, hoặc thấy thân ta đều được khỏi tất cả sự bố úy ( lo sợ )

Này thiện nam tử! Ta dùng phương tiện này làm cho chúng sanh khỏi sự bố úy, lại dạy họ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề trọn chẵng thối chuyển.

Này thiện nam tử! Ta chỉ đuợc môn Bồ Tát Đại Bi Hạnh này".

Kính thưa quý vị, đến đây thì ta hiểu được rằng từ xưa Đức Quan Thế Âm Bồ Tát  đã thành tựu được Bồ Tát Đại Bi Hạnh. Bồ Tát là ngươi đã đắc quả Phật nhưng nguyện không nhập niết bàn, sống hoà lẫn  với chúng sanh để lo cho tất cả chúng sanh. Tấm lòng Bồ Tát là tấm lòng quên thân mình để mưu cầu hạnh phúc cho người . Đó là vì chúng sanh mà ban vui. Đại Bi là lòng thương xót trắc ẩn trước nỗi đau khổ của chúng sanh. Vì quá đổi xót thương chúng sanh còn đang lặn ngụp trong bể trần tù lao khổ, nên Đức Bồ Tát vẫn còn qua lại nơi cõi ta bà để tìm phương tận độ.  Tận độ là độ hết chúng sanh để không còn một ai đau khổ. Đó là vì chúng sanh mà cứu khổ. Bồ Tát Đại Bi hạnh là hạnh BAN VUI CỨU KHỔ. Chính vì chứng được Bồ Tát Đại Bi hạnh này nên Ngài mới lập nên 12 lời đại nguyện.

1/ Nam mô hiệu Viên Thông, danh Tự Tại, Quan Âm Như Lai quãng pháp hoằng thệ nguyện: ( Với hiệu là Viên Thông, danh là Tự Tại,  Quan Âm Như  lai phát đại nguyện quãng truyền chánh pháp tận độ chúng sanh)

1/ Nam mô nhứt niệm tâm vô quái ngại, Quan Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện: ( Với cái tâm chuyên nhất, bất thối chuyển, Quan Âm Như Lai nguyện không nhập niết bàn mà ở  tại Nam Hải để tận độ chúng sanh )

3/ Nam mô thường trụ ta bà u minh giới, Quan Âm Như Lai tầm thinh cứu khổ nguyện: (Quan Âm Như Lai nguyện sẽ quán sát khắp cỏi ta bà, khắp các tầng địa ngục để lắng nghe những lời kêu cứu của chúng sanh mà tầm  phương cứu độ)

4/ Nam mô hàng tà ma, trừ yêu quái, Quan Âm Như Lai năng trừ nguy hiểm nguyện:( Quan Am Như Lai nguyện sẽ hàng phục tà ma, diệt trừ yêu quái để giải thoát chúng sanh khỏi cơn nguy hiễm nếu chúng sanh kêu vái tên ngài)

5/ Nam mô thanh tịnh bình, thùy dương  liễu, Quan Âm Như lai cam lồ sái tâm nguyện:( Với hai món bửu pháp là bình tịnh thủy và nhành dương liểu, Quan Âm Như Lai nguyện sẽ rãi nước cam lồ để bố hóa sự thanh tịnh bình an cho chúng sanh nào biết hướng về ngài để tho nhận hồng ân đó )

6/ Nam mô đại từ bi năng hỉ xã, Quan Âm Như Lai thường hành bình đẵng nguyện: ( Với bốn đức lớn tư, bi,hỉ, xả, Quan Âm Như Lai nguyện ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sanh không phân biệt )

7/ Nam mô trú dạ tuần, vô tổn hại, Quan Âm Như Lai thệ diệt tam đồ nguyện : ( Ngày đêm tuần tra, quán sát, không để cho một ai bị tổn hại, Quan Âm Như Lai nguyện cứu chúng sanh thoát khỏi cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh)

8/ Nam mô tạo vọng Nam nham,  cầu lễ bái, Quan Âm Như Lai già tỏa giải thoát nguyện: ( Quan Âm Như Lai nguyện cứu thoát khỏi cảnh gông cùm xiềng xích cho chúng sanh nào biết hướng về Phổ Đà Sơn ở Nam Hải để cầu khấn ngài )

9/ Nam mô tạo pháp thuyền du khổ hải , Quan Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện: ( Quan Âm Như Lai lấy thân làm pháp thuyền, xuôi ngược trong biển trần khổ để tìm vớt chúng sanh đưa về bến giác)

10/ Nam mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện: ( Quan Âm Như Lai nguyện đem cờ lọng rước chúng sanh tu hành đắc quả về cảnh giới cực lạc Tây Phương )


11/ Nam mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện: ( Quan Âm Như Lai nguyện sẽ hộ trì  chúng sanh tu hành cho đến ngày đắc quả để được vãng sanh vào cõi Phật)

12/ Nam mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như Lai quả tu thập nhị nguyện: ( Quan Âm Như Lai nguyện nghiêm túc, cương quyết thực hành 12 lời đại nguyện này)

Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/quantheam
Thanh Sương

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây