Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Niết bàn / Hồ Thị Mộng Tuyền

    Niết Bàn là gì? Kinh Niết Bàn dạy: Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi ...


  • Cao Đài nội tại / Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn

    Thánh giáo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 3 Mậu Ngọ (20-4-1978) NHƯ Ý ĐẠO ...


  • _ Nhân viên Cơ Quan: không chỉ là những tín hữu thường> những người của bộ máy hành sự đắc ...


  • Chúng tôi rất ngưỡng mộ niềm tin Thương Đế (TH.Đ) hiện hữu mà diễn giả đã trình bày. Điều đó ...


  • Trong Phúc âm, Thánh Mathiơ viết : " Khi Đức Chúa Jesus đã sinh tại thành Belem, xứ Giu-đê, đang đời ...


  • TÂM LINH – BẢN THỂ CON NGƯỜI / Nguyễn Kiên ( Tuần Việt Nam/Vietnamnet)

    Nguồn : http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Con-Nguoi/Tam_linh-ban_the_con_nguoi/) Khi chủ nghĩa duy lý chưa ra đời và chưa chi phối đời sống con người, đời sống ...


  • "Văn hóa là tất cả những cố gắng của con người để cải thiện nội tâm, gia đình, quốc gia, ...


  • Nhân ngày mùng chín tháng Giêng là Khánh Đản của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Thầy, là ...


  • Thấy chăng anh Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống Chảy băng ra biển chẳng quay về. Lại chẳng thấy Lầu cao gương sáng ...


  • Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế trong Đạo Đức Kinh 1. Giới thiệu. Khi qua ải Hàm Cốc, Đức Lão ...


  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, Rằm tháng 2 Đinh Tỵ


  • Mùa Xuân suy gẫm / Huyền Như Như Tịnh

    MÙA XUÂN SUY GẨM Nhựt nguyệt xoay vần mới hạ, thu, đông, nay xuân lại đến. Cây xanh đâm chồi nẩy ...


08/08/2008
Trần Ngọc Tâm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/01/2010

Ý Nghĩa Lễ Vu Lan

Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, là Lễ Trung Ngươn Địa Quan xá tội, ngày xá tội vong nhân, Vu Lan mùa báo hiếu theo truyền thống của Phật giáo bắc tông.
Nhắc lại sự tích báo hiếu này, " Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì.

Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.

Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sanh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Một mình Mục Liên thì vô phương cứu được mẹ dù ông có thần thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông có thấu đến đất trời, động đến thần thánh. Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được sáu phép thần thông. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy, nào là thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát. Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh." An Chi (Huệ Thiên)

Qua tấm gương cứu mẹ của tôn giả Mục –kiền- lien, còn gọi ngày Vu Lan là ngày báo hiếu. Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, kết hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt, thì tinh thần Vu lan đã trở thành một ngày lễ mang đầy tính cách thiêng liêng. Do thế, ngày nay Đại Lễ Vu lan không còn là ngày lễ riêng của một tôn giáo nào, mà đã trở thành ngày truyền thống chung cả dân tộc. Bởi vì, tất cả mọi người hiện diện trên cõi đời này, từ một ấu nhi đến những người già tóc bạc răng long, từ một người dân bình thường cho các bậc tôn quí, không ai là không do cha mẹ sanh thành, không ai là không do cha mẹ nuôi dưỡng chăm sóc từ thơ ấu đến lúc trưởng thành – ngoại trừ cha mẹ mất sớm. Theo giáo lý Cao Đài nhờ cha mẹ ta có thân xác này, Đức Chí Tôn ban cho "Chơn linh" (Tiểu Linh Quang), Đức Từ Mẫu ban "Chơn thần " nhờ đó ta mới có đủ điều kiện trở thành người lương thiện, hầu đóng góp sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng một xã hội Nhân Bản, Nhân Hòa Và Đại Đồng.

Để tưởng nhớ đến những thể chất đã được ban cho, con người phải nhớ ơn, gọi là Hiếu đạo, một đạo lý ngình đời của dân tộc có bốn nghìn năm văn hiến. Do đó, trong quá khứ các nhà đạo đức của dân tộc Việt đã ra công tìm kiếm và sưu tập lại những mẩu chuyện hiếu thảo của tiền nhân gom thành những sự tích, viết thành những sách hay...Một câu nói trong kinh thi : Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực ( Cha sinh ra ta, mẹ bồng bế ta, thương thay cha mẹ, sinh  ta khó nhọc, muốn báo ân sâu, khác nào như trời cao khôn cùng). Chín chữ Cù lao khi đề cập đến công ơn từ mẫu là: Sinh, cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc(nuôi cho bú mướm), trưởng (nuôi cho khôn lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (xem tính tình mà bảo ban), phúc (bảo vệ). Đặc biệt Đức Khổng Tử đã đề xuất cách báo hiếu rất minh bạch và sâu sắc. Ngài chỉ rằng: bổn phận làm con không những cung phụng cho cha mẹ những tiện nghi vật chất mà điều cần thiết là phải thể hiện tình cảm chân thành, thương yêu cha mẹ hết lòng. Ngài nói:" Hiếu tử chi sự thân, cư tắc trí kỳ kính, dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí kỳ ưu, tang tắc trí kỳ ai, tế tắc trí kỳ nghiêm" (Người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, ăn ở cư xử phải cực kỳ cung kính, nuôi dưỡng cha mẹ phải hết sức vui vẻ, khi cha mẹ đau ốm phải lo lắng hết lòng khi lo việc ma chay phải cực kỳ thương xót, khi cúng tế cha mẹ phải rất mực trang nghiêm) Minh Tâm Bảo Giám.

Ý nghĩa căn bản nhứt của Vu lan đối với người tu hành được thể hiện ở hai phương diện:

Về nhơn đạo : là tu phước, cơ hội làm cho ta phản tỉnh: khiến mình biết hiếu thảo, phụng dương với cha mẹ còn sống.

Về thiên đạo: tu huệ, để cho ta có cơ hội tu tâm chân thành. Là phương diện giải thoát, thì lễ Vu lan là cơ hội để cho ta tu tâm đại bi. Có năng lực để cứu cửu huyền thất tổ.

1. Nhơn đạo:

Trong kho tàng cao dao Việt Nam thường ví công ơn cha mẹ như núi thái sơn, như nước trong nguồn chảy ra. Đức Phật đã từng ví công ơn trời biển của bậc cha mẹ như biển cả nghìn trùng. Cha mẹ là người đã đem lại sự sống và tăng trưởng cho con cái : "...Nầy các Bà-la-môn, cha mẹ của các người là các ngọn lửa đáng kính. Vì sao thế? Vì từ đó mà tạo ra sự sống, sự hiện hữu. Do đó cha mẹ như là các ngọn lửa thiêng đáng cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, và sẽ đem lại chánh lạc" Tăng Chi Bộ Kinh.

Thật vậy trên cõi đời này có hai hạng người mà chúng ta không bao giờ trả hết ơn được, đó là Mẹ và Cha vì những công lao sanh thành và dưỡng dục, và để trả ơn đó chúng ta chỉ có thể làm tròn phần nhơn đạo khi cha mẹ chưa mất. Để làm tròn nhơn đạo Đức Phật dạy phải : nuôi dưỡng cha mẹ, làm tròn bổn phận làm con, giữ gìn gia đình với truyền thống, bảo vệ tài sản thừa tự, và làm tang lễ khi cha mẹ qua đời. Ngoài ra  phải có trách nhiệm ngăn chận làm điều ác, khuyến khích con làm điều thiện, dạy cho con có được nghề nghiệp tốt....

2. Về thiên đạo:

Để trả hiếu cho cha mẹ bằng khối tài sản vật chất thì chưa đủ, mà phải nhắm đến cứu cánh là cùng nhau tìm vào cửa Đạo để tu hành chánh pháp, để có thể giải thoát sanh tử luân hồi, thánh giáo:"...  ngoài việc tu thân xử thế cho phải đạo làm người rồi, hãy tập bước lần qua đường Thiên Đạo." Đức An Hòa, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 5 Quí Sửu (14.6.1973)Muốn trả hiếu cha mẹ con cái phải tu hành từ bỏ gian tham và thực hành Tam công : công quả, công trình và công phu, để có thể cứu cửu huyền thất tổ, trong đó có cha mẹ của mình. "...giá trị giữa Nhơn Đạo và Thiên Đạo. Nhơn Đạo, phần đông vẫn còn vướng trong bánh xe luân hồi. Chỉ có giai tầng Thiên Đạo mới có cơ hội dễ dãi tiến lên hàng Phật Tiên giải thoát. Vì giai đoạn này hành giả ngoài sự tự tu tự tỉnh, lại đem đạo lý giáo dục cảnh tỉnh tha nhân. Đó là thật hành cái hạnh của hàng Thánh Nhân, Bồ Tát hay Giáo Chủ vậy. Nói như vậy cũng không có nghĩa rằng tất cả mỗi người bước vào hàng Thiên Đạo đều đắc vị Tiên Phật và thoát khỏi vòng thối hóa đâu. Còn tùy tâm trạng ý chí và kết quả của công phu, công quả, công trình hành đạo của họ nữa." Đức An Hòa, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 5 Quí Sửu (14.6.1973)

Tóm lại tu hành là con đường rốt ráo để có thể trả ơn dưỡng dục của các đấng sanh thành và đồng thời có thể cứu cửu huyền thất tổ và tự giải thoát để bước vào hàng Thần Thánh Tiên Phật. Qua ý nghĩa của lễ Vu Lan là nói đến công ơn trời biển của cha mẹ, và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, bằng những hành động thực tiễn là phụng dưỡng cha mẹ, tạo ra nhiều phước báu cho bản thân hiện tiền – kiếp sau, và để trả ơn một cách rốt ráo là phải bước vào con đường tu hành chánh pháp, chánh thiện bỏ lại những điều ác sống một đời sống đạo đức bằng pháp môn Tam công, để vẹt tan bức màn vô minh tăm tối tìm lại ánh sáng thoát vòng sanh tử đau khổ.
Trần Ngọc Tâm

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây