Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Thông thường chúng ta hiểu đơn giản là Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tịnh luyện và Đức Giáo Tông ...


  • Chánh niệm có thể chuyển hóa tất cả các mối quan hệ cá nhân. Khi né tránh sự đau khổ, ...


  • Ngày 13-03-Giáp Thân, kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô, chúng ta đọc lại lược sử của Ngài.


  • TRUYỀN THỐNGHỘI YẾN BÀN ĐÀO TẠI CƠ QUAN PTGLĐĐ Nhớ lại khi xưa, lúc ban đầu của tổ chức Nữ Chung Hòa ...


  • Huyền Cơ / Ngài cố Minh Thiện (Minh Lý Thánh Hội)

    Huyền cơ là gì? Có khác với thần cơ ra sao? Tuy cũng là Thần Tiên giáng dạy, mà phương pháp ...


  • Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...


  • Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...


  • Cao Đài nội tại / Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn

    Thánh giáo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 3 Mậu Ngọ (20-4-1978) NHƯ Ý ĐẠO ...


  • "Người sanh ra bởi Đạo, thì Đạo tức là người, thì người phải làm sáng cái Đạo, tức là người ...


  • Khai cơ để mở cửa Huyền, / Đức BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Pháp tu luyện huyền môn Bác Nhã, THÍCH, ĐẠO, NHO gồm cả thiên nhơn; Cũng đồng phá vọng hiển chơn, Thành PHẬT nhập ...


  • Tưởng niệm ngày qui tiên của Đạo Trưởng Huệ Chơn, ngày 27 tháng 3 Ất Mùi (15/5/2015) mời quí đạo ...


  • Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa tìm thấy bức hình của một loài sinh vật huyền thoại trên ...


01/12/2012
Thiện Quang

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHAI MINH ĐƯỢC ĐẠI ĐẠO?


LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHAI MINH ĐƯỢC ĐẠI ĐẠO?
.


Nếu có dịp chứng kiến đại lễ Khai Minh Đại Đạo vào năm Bính Dần 1926, có lẽ đại đa số nhân loại đều cho rằng đó là sự ra đời của một tôn giáo. Không ít tín đồ Cao Đài cũng nghĩ rằng đó là lễ ra mắt tôn giáo Cao Đài trước nhân sanh.
Nhưng tại sao, trong toàn Đạo – từ các đấng Thiêng Liêng cho đến con người – ngày lễ này lại được gọi là “Khai Minh Đại Đạo” (hay ngắn gọn hơn, “Khai Đạo”), chứ không gọi là “Khai Minh Cao Đài”?
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đã dạy:
“Người vẫn tưởng Cao Đài - tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương.” (1)
Nói đến đạo Cao Đài là nói đến một tôn giáo mới được lập ra tại Việt Nam. Nhưng nói đến Đại Đạo, Đức Đông Phương Lão Tổ bảo, “Đại Đạo không [có] thời gian. Không sau không trước cũng không cựu không tân, Đại Đạo vẫn là bản thể bất biến.” (2)
Như vậy, cái “Đại Đạo” được khai minh trong ngày Rằm tháng Mười này vừa là tôn giáo Cao Đài, mà cũng vừa là cái bản thể bất biến vượt ra khỏi ngưỡng cửa Cao Đài, vượt ra khỏi mọi bối cảnh lịch sử cụ thể, và hiện diện ở tầm vóc nhân loại. Cái bản thể đó vốn đã nằm sẵn trong lòng mỗi con người, nằm sẵn trong cuộc đời, nhưng từ lâu đã bị nhân thế quên lãng. Nên Đức Vân Hương Thánh Mẫu nói:
“Thượng Đế đến khai Đạo để giải tỏa lớp vô minh đang che lấp bản thể của con người, giải tỏa cái kho tàng quý giá đã ([bị] chôn sâu trong đáy mộ của thể xác nghèo nàn đang khắc khoải rên siết trước ảo ảnh vàng son rực rỡ.” (3)
Thế thì “khai Đạo” tức là “giải tỏa lớp vô minh đang che lấp” nhân tính, che lấp Thượng Đế tính. “Khai” được cái Đạo trong lòng mỗi con người rồi cũng chưa đủ, mà còn phải “minh” cái Đạo này ra khắp hoàn cầu, nghĩa là phải thắp sáng ánh đuốc nhân bản cho rực rỡ trong mọi tầng lớp xã hội.
Đó là ý nghĩa của việc khai minh Đại Đạo.
Tuy nhiên, hiểu ý nghĩa này là một việc, còn thực hiện được ý nghĩa này lại là một chuyện khác. Chính vì vậy, bản thân những diễn biến quan trọng nhất của đại lễ Rằm tháng Mười tại chùa Gò Kén đã là một thông điệp của Đức Chí Tôn về việc thực hành ý nghĩa khai minh Đại Đạo.
Muốn khai minh cho được Đại Đạo, chẳng phải cứ tổ chức lễ cho long trọng mà xong, nhưng phải có những con người Đại Đạo sống thực, biết chịu đựng mọi cái nghiệt ngã của cuộc đời mà vẫn có đủ một tâm chí uy hùng để thắp đuốc nhân bản khắp hoàn cầu. Muốn có những con người để giao phó một sự nghiệp vĩ đại như vậy, thì phải tuyển chọn một cách công khai trước mắt nhân sanh, trước mắt Trời Đất. Và cuộc đại tuyển chọn này đã xảy ra bằng một đại thử thách vào giờ Tý Rằm tháng Mười, Bính Dần 1926.
Hơn năm mươi năm sau thời điểm đó, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo mới giải thích:
“Lễ kỷ niệm năm xưa lần đầu tiên Khai Minh Đại Đạo, Thượng Đế Chí Tôn đã ban cho một phen thử thách lớn lao để phân định nhơn tâm mà hoằng khai Đại Đạo. Những môn đệ đầu tiên – đã quyết tâm lập thành cơ cứu cánh – chấp nhận vượt qua mọi chướng ngại gian lao, mới được Chí Tôn ban trao sứ mạng quyền pháp trong Tam Kỳ Phổ Độ trên mảnh đất loạn ly này.” (4)
Xem ra, ngày lễ Khai Minh Đại Đạo chỉ là một biểu tượng mang tính chất ý thức hệ cho một điều quan trọng hơn: người tín đồ Cao Đài phải thật sự khai minh được Đại Đạo trong lòng mình, và người hướng đạo Cao Đài phải thật sự khai minh được Đại Đạo trong mỗi cộng đồng nhân sanh. Chư Tiền Khai Đại Đạo đã nhắc nhở:
“Nầy các em! Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu độ vạn linh là một hi hữu khác.” (5)
Nếu chúng ta, những tín đồ Cao Đài, không biến được ý nghĩa của ngày Khai minh Đại Đạo thành sự thật, thì dù có bao nhiêu kỳ lễ Khai Minh Đại Đạo trôi qua – 80 năm, 90 năm, hay 100 năm – thì Đại Đạo vẫn chưa hề được khai minh một cách đúng nghĩa cho dân tộc Việt Nam và cho toàn nhân loại. Vào năm Bính Dần 1986, khi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã được 60 năm, Đức Lý Giáo Tông đã bộc lộ tâm tư:
“Chư muội có nhớ lời dạy của Đức Chí Tôn năm Bính Dần 1926 không? Đạo phát chậm trễ một ngày là có hại cho nhân sanh một ngày. Lời dạy đã 60 năm qua mà vẫn còn giá trị và ý nghĩa. Mỗi lần lễ Khai Minh Đại Đạo là mỗi lần Bần Đạo càng thêm trách nhiệm nặng nề...” (6)
Mùa Khai Minh Đại Đạo năm nay lại về với chúng ta trong không khí lễ hội trang trọng và đầm ấm. Con cái của Đức Chí Tôn dù đang ở Hội thánh nào hay Thánh sở nào, cũng dành cho ngày Đại lễ này một tình cảm đặc biệt. Khi tâm hồn của người đạo đã quy tụ trong một tinh thần chung như vậy, thì đây, đây chính là dịp mỗi năm chỉ có một lần để chúng ta nắm bắt thời cơ mà “tân tạo mạch sống uy hùng và vĩ đại cho Đại Đạo.” (7)
Muốn vậy, hãy khơi cho bừng lên những ngọn đuốc sáng. Trong mỗi tư tưởng và lời nói, trong mỗi đạo sự dù lớn hay nhỏ, hãy thắp sáng ánh đuốc của chính mình. Rồi hãy truyền cảm, hãy truyền lửa cho mọi người để thắp sáng thêm nhiều ngọn đuốc khác. Đừng vô tình làm tắt một ngọn đuốc nào. Mà hãy tiếp sức cho nhau, mồi lửa cho nhau, giữ gìn ngọn lửa cho nhau, làm cho toàn cơ Đạo bừng sáng, và ý thức sứ mạng của dân tộc được chọn bừng sáng.
Nếu không có sự truyền cảm và truyền lửa này, dù Thượng Đế có ban cho chúng ta những lực lượng hùng hậu gồm bao nhiêu người tài đức đi nữa thì tất cả cũng nhanh chóng trở thành những tập thể rời rạc, phân tán và thiếu sức sống. Mà đã vậy thì chỉ còn là chuyện mạnh ai nấy tu, chứ chẳng bao giờ có được chuyện hoằng khai Đại Đạo thành quốc đạo của Việt Nam hay thành thực thể cứu thế trên khắp hoàn cầu.
Thế nên, người hành đạo và hướng đạo trong kỳ ba này phải thắp được lửa mới tập hợp được con người, mới quy tụ được nhân tâm, mới tổ chức được nhân lực. Và bất kỳ tập thể nào mà bầu nhiệt huyết được nuôi dưỡng bằng một ngọn lửa như vậy cũng sẵn sàng xả thân vì lý tưởng Đại Đạo.
Có như vậy, chúng ta mới khai minh được Đại Đạo.


Mùa Khai Minh Đại Đạo Kỷ Sửu 2009,

_______________________

Tài liệu tham khảo

(1) Đức Vạn Hạnh Thiền Sư; Trúc Lâm Thánh Đức Thiền Điện, Tuất thời, 07-03 Giáp Dần (30-03-1974).
(2) Đức Đông Phương Chưởng Quản; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-09 Giáp Dần (29-10-1974).
(3) Đức Vân Hương Thánh Mẫu; Chơn Lý Đàn, Tuất thời, 01-04 nhuần Giáp Dần (22-05-1974).
(4) Đức Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, 15-10 Mậu Ngũ (15-11-1978).
(5) Chư Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-03-1974).
(6) Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-10 Bính Dần (16-11-1986).
(7) Chư Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07


Thiện Quang

Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
Thông là nguồn suối tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây