Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam Tuất thời, 30 tháng Chạp Giáp Dần (10-02-1975) THI ĐÔ thành nhộn ...
-
DÂNG LỄ NƠI THÁNH THẤT Việt Nguyên "Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên, Đạo mầu rưới ...
-
Sống tự nhiên không phải sống xa rời xã hội nhân lọai; không chỉ uống nước lã, thở khí trời ...
-
. . .Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm ...
-
Đây là một phán quyết phá chấp triệt để của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo. Thuần chơn vô ngã ...
-
Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch TƯ KHẢO 思 考 – TRỊ THẾ 治 世 313. Bất dục ...
-
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh ...
-
Nhân dịp sắp đến ngày giỗ của Ngài Minh Thiện, Nguyên Tổng Lý Minh Lý Thánh Hội (Minh Lý ...
-
Vĩnh là vĩnh cửu, bất biến. Nguyên là nguyên bổn, hằng hữu hằng thường. Chỉ có cái nguyên bổn mới ...
-
Cứ mỗi lần có dịp qua vùng Quế Võ (Bắc Ninh), khi đi vào quãng đường quen thuộc, tôi không ...
-
Ôn học lời dạy của Đức Lý Giáo Tông Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
Đạt Thông - Dương Văn Ngừa
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/01/2010
Linh Hồn - Tình Thương - Sự Sống
Khi nói đến Linh hồn người ta cảm thấy nó xa xăm, mờ mờ, ảo ảo, dường như có, dường như không, như ẩn, như hiện ( nhược thiệt nhược hư) không trông thấy, không sờ mó được. Bởi thế cho nên những người chỉ biết chuyên chú vào đời sống vật chất mới dám lên tiếng phủ nhận nó.
Khi nói đến Tình thương thì người ta cảm thấy nó gần gủi hơn, lại cũng vô hình vô ảnh, nhưng nó để lại những ấn chứng mà không ai có thể chối cải được, trong bất cứ hạng người nào, dân tộc nào và ngay cả những loài cầm thú.
Khi nói đến Sự sống thì không ai có thể phủ nhận, nhưng cũng chỉ thấy cái biểu hiện của nó qua những động tác, chớ không thể sờ mó đến nó được và cũng không thể thấy được hình dạng, màu sắc của nó ra sao ?
Tóm lại có thể xác định rằng cái THỂ của chúng là VÔ HÌNH ; nhưng nguồn gốc của chúng từ đâu?
Theo khoa học ngày nay, sau khi khám phá trên Hỏa tinh có nước do đó các nhà khoa học xác định là nơi ấy đã có sự sống.. Như vậy sự sống từ đâu mà có ?
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Phần " BẤT SÁT SANH" Thầy dạy :
"Các con,
"Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn khôn Thế giới thì Khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.
Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn khôn Thế giới.
Thầy lại phân Tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: Vật chất, Thảo mộc, Côn trùng, Thú cầm, gọi là Chúng sanh.
Các con đủ hiểu rằng: Chi chi hữu sanh cũng do bởi Chơn Linh Thầy mà ra. Hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là Cha của sự sống. Vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy không cùng tận.
Cái sống của cả chúng sanh, Thầy phân phát khắp Càn khôn Thế giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa thêm ra. Nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa.
Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu Nguyên sanh hay Hóa sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định trước. Nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả báo không sai, biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa luân hồi mà ra đến đỗi. Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ. Các con gắng dạy nhơn sanh điều ấy
Thăng ." TNHT ngày 11-1-1930 (12-12- Kỷ Tỵ)
Các con,
" Thầy thường nói với các con rằng, các con là cơ thể của sự thương yêu, mà các con không còn hiểu sự thương yêu là gì, bởi nơi nào đó ? T.. kiếm coi.
( T.. bạch.................................................................)
- Không, con. Sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn khôn Thế giới. Có thương yêu, nhơn loại mới hòa bình, Càn khôn mới an tịnh. Đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, mới giữ bền cơ sanh hóa. [ . . .]
Vậy Thầy cấm các con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu nhau thì cũng chẳng đặng ghét nhau, nghe à ! Thăng ." TNHT ngày 27-10-1927 (Âl 2-10 Đinh Mão)
……………………………….
" Thầy đã dạy, Thầy chỉ một lòng mơ ước cho các con biết thương yêu nhau trong Thánh đức của Thầy. Sự thương yêu là chìa khóa mở Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh.
Kẻ nào ghét sự thương yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa luân hồi.
Có câu nầy nữa : Mọi sự khó khăn Thầy gánh vác, chỉ cậy các con thương yêu, gắng công độ rỗi." TNHT ngày 22-7-1926 (Âl 13-6- Bính Dần)
...................................................
" Bởi vậy, một Chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần, và toàn cả nhơn loại trong Càn khôn Thế giới. Nên chi, các con là Thầy, Thầy là các con....."
TNHT về phần “BẤT VỌNG NGỮ” Thầy dạy :
“ Thầy đã nói rằng: nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho một chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn.
Thầy tưởng chẳng cần nói, các con cũng hiểu rõ rằng, đấng chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng Trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và điều dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa Phán Xét. Bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có trả. Lại nữa, các chơn linh ấy, tánh Thánh nơi mình, đã chẳng phải gìn giữ các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi lộn Lương tâm là đó. Lương tâm nó ở trong Chơn thần, chớ không ở nơi Chơn linh. (Vì sự cấu tạo của Chơn thần gồm có 1 Dương + 3 Âm tức là có phải quấy mới cần có lương tâm; còn Chơn linh được cấ́u tạo chỉ 1 Dương + 1 Âm nghĩa là không có phải quấy nên đâu có lương tâm)
Bởi vậy chư Hiền, chư Thánh Nho nói rằng :
“ Khi nhơn tức khi tâm, khi tâm tức khi Thiên”
“ Khi Thiên đắc tội,Hoạch tội ư Thiên vô sở đảo dã” Nghĩa là: Dối người tức là dối với tâm mình, dối tâm của mình tức là dối Trời. Dối Trời thì mang tội. Mắc tội với Trời thì không cúng tế cầu xin nơi nào được vậy
Như các con nói dối, trước chưa dối với người thì các con đã nói dối với Lương tâm(tiếng Đời gọi), tức là Chơn linh.
Thầy đã nói, chơn linh ấy đem nạp vào Tòa Phán Xét từ lời nói của các con, dầu những lời ấy không thiệt hành mặc dầu, chớ tội tình cũng đồng một thể.
Nơi Tòa Phán Xét, chẳng một lời nói vô ích mà bỏ, nên Thầy dạy các con phải cẩn ngôn cẩn hạnh, thà là các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải mang trọng hình đồng thể.
Các con khá nhớ. Thăng.”
- Xuyên qua những lời dạy rõ ràng, minh bạch cuả Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế,Chúa tể Càn khôn Vạn vật trên đây, chúng ta biết được rằng : Linh hồn, Tình thương và Sự sống chỉ là MỘT. Cái Một đó nó xuất phát từ nơi Thượng Đế(không hình dạng mà đó là MỘT khối Đại Linh Quang, nghĩa là một khối Yến Sáng lớn). Cái MỘT Đại Linh Quang toàn tri toàn năng ấy phân phát ra nhiều cái MỘT Tiểu linh quang cho Vạn vật, trong đó có con người.Cái MỘT Đại Linh Quang toàn tri toàn năng, như vậy thì cái MỘT Tiểu linh quang cũng phải toàn tri toàn năng . Khi mới nhập vào phàm thể (vô tri) nó còn minh linh mẩn tuệ, người ta thường gọi là Thiên tánh, Phật tánh, Chơn tánh.....
Đầu tiên nó biểu hiện ra là Sự Sống khiến cho đứa trẻ khi đói biết khóc đòi bú cho no bụng. Kế đến là Tình Thương nó biết thương yêu những người chăm sóc, vỗ về nó lúc đói, khi ngủ v.v...và sau cùng trở về vị trí gọi là Linh Hồn để giữ gìn mạng sống và dạy dỗ xác thân biết hành động theo đường Thiên lý .
Tóm lại, đã sanh ra đấng làm người trên đời đã không thể chối cải được Sự Sống, và Tình thương thì cũng không thể nào mà chối bỏ Linh hồn được. Bởi vì nó chỉ là MỘT mà cái MỘT đó xuất phát từ cái MỘT cuả Khối Đại Linh Quang (Thượng Đế toàn tri toàn năng).
Cái MỘT của Đại Linh Quang thì trường tồn bất diệt thì tất nhiên cái MỘT của Tiểu linh quang (Linh hồn)cũng phải trường tồn bất diệt. Cho nên những ai cho rằng con người chết là hết, là chấm dứt tất cả là không đúng.
Khi sống làm những điều thương luân bại lý, cướp của giết người, tranh đoạt của cải vật chất, gây biết bao nhiêu tan tóc cho kẻ khác, rồi bảo rằng khi chết là hết, không còn nợ nần, ân oán với ai cả . Như vậy thì còn đâu lẽ công bình Thiêng liêng, thì làm sao giữ bền cơ sanh hóa?
Thật đáng thương cho những người cuồng tín, chỉ biết tin những gì sờ mó, cân đo đong đếm được mà thôi. Thật là nông nổi! Bởi vì họ không hiểu sự liên hệ giữa Khoa học và Đạo học.
Biết bao nhiêu Tôn giáo do các Đấng gầy dựng ra trên thế gian, mục đích để dẫn dắt con người phải biết LÀM PHẢI , LÀM LÀNH là biết tôn trọng TÌNH THƯƠNG và SỰ SỐNG là hai điều mà LINH HỒN biểu hiện ra một cách hiển nhiên cho người đời thấy được bằng con mắt thường. Sau khi làm được các việc ấy rồi(xong con đường Nhơn đạo) sẽ bước thêm một bước nữa vào con đường Thiên đạo mà trở về hội nhập với Khối Đại Linh Quang, tức là đã hoàn tất được con đường tiến hóa.
Nhưng rốt cuộc các tôn giáo không đủ khả năng hoàn thành trách nhiệm.
Có hai lý do mà khiến cho các Tôn giáo không còn đủ sức dẫn dắt con người trên đường chơn nẻo thiện. Trái lại càng ngày càng lún sâu vào vòng tội lỗi có thể đưa nhau vào con đường tự diệt.
Lý do thứ nhứt về phần Tôn giáo: Sau khi các vị giáo tổ qua đời, nền chơn giáo bị lần lần cải sửa theo phàm ý. Dùng quyền lực Đời để phát triển Tôn giáo, xây dựng giáo quyền, khống chế nhơn sanh phải cuối đầu tuân phục mệnh lệnh của các cấp Chức sắc trong giáo quyền. Làm cho nhơn sanh chỉ biết cuối đầu tuân theo những lệnh lạc từ hệ thống giáo quyền ban xuống. Họ biến nhơn sanh trở thành những tên “nô lệ” hay là những “con bò sữa mập béo” để vổ béo cho thành phần “lảnh đạo” tôn giáo.
Rốt cuôc, họ đã tạo thành một tập thể mê tín khổng lồ làm những con vật hy sinh vào những cuộc tranh chấp quyền lợi đối với các tôn giáo khác được mệnh danh là “Thánh chiến”. Tất cả các Tôn giáo đều xuất phát từ Thượng Đế, là Cha của sự thương yêu , mà nhân danh vì Thượng ̣Đế để chém giết lẫn nhau ? Có phi lý lắm không ?
Lý do thứ hai về phần con người : Theo tôn giáo vì thời cuộc, vì xu hướng hoặc vì nhiều lý do khác, chớ ít có người theo tôn giáo vì mục đích tu hành. Tuy nhiên với bất cứ lý do gì, khi đã vào một tôn giáo nào rồi mà biết tìm hiểu giáo lý căn bàn của tôn giáo ấy mà làm theo thì đâu đến nỗi phải làm những con vật hy sinh để cho người ta sai khiến . Cũng vì miếng đỉnh chung, danh, quyền, lợi lộc lôi kéo, vắt cạn kiệt sinh lực, còn đâu thời gian để xem kinh sách !! Đành lầm lũi theo con đường vạch sẵn của đám chăn dắt, họ nhân danh các Đấng cao cả nhưng họ đưa nhân loại vào lò sát sinh của chúa Qủi.
Cũng bởi vì vậy nên mới có Tam Kỳ Phổ Độ mà Đức Phật Thích Ca đã giảng trong bài Kinh “ DI LẠC CHƠN KINH” :. “..... Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn......”
Kết luận, Thượng Đế là một ĐẠI LINH QUANG trường tồn bất diệt, mà Con Người là một TIỂU LINH QUANG. Bản chất của ĐLQ Thương yêu và Công bình tuyệt đối. Vì vậy mà bản chất của TLQ cũng là Thương yêu và Công bình nhưng chỉ trong vòng“Tương đối” vì cơ thể con người được cấu tạo trong cõi hậu thiên nên thanh trược lẫn lộn. Cho nên con người muốn trở về nơi xuất phát thì phải tẩy rửa sao cho sạch cái trần trược đi mới được. Muốn được như thế thì Thầy dạy có một chữ là TU . Thầy còn cho biết “dầu một Vị Đại La Thiên Đế xuống phàm mà không tu, cũng khó trở lại địa vị đặng.”
Cái TLQ biểu hiện qua bản thân con người qua hai trạng thái mà con người dễ nhận diện đó là SỰ SỐNG và TÌNH THƯƠNG còn một phần nữa là LINH HỒN biểu hiện cho sự trường tồn bất diệt. Cho nên không thể thừa nhận Tình thương và Sự sống mà chối bỏ Linh hồn được. Vì nó BA mà MỘT và MỘT mà BA.
Sanjose ngày 20/6/ Mậu Tý (22-7-08)