Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Thềm xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá hạc thừa lương đến cõi này, Thăm viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò ...
-
Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được bắt đầu từ sau khi đức Phật nhập niết bàn 1500 năm, ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)
-
Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy tại Thiên Lý Đàn vào lúc Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng 01 ...
-
Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày mùng 1 tháng 3 năm Đinh Hợi (17-4-2007) Tam ...
-
ĐẠO NGUYÊN CHÁNH NGHĨA Chương thứ II.- Chân Lý, Huyền DiệuHuyền Đô Đại Pháp Sư. Ta chào chư hiền lưỡng ban. ...
-
Dung Hòa /
. . . “Đã hơn hai lần, Tam Trấn Oai Nghiêm đã nói : mỗi phần tử cá nhân của ...
-
Sứ mạng Chung Hòa là trách nhiệm quan trọng của Nữ Phái Tam Kỳ Phổ Độ để góp công quả ...
-
Tỳ Thổ /
Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...
-
" Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...
-
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh: 01. Chớ vội ...
-
Sinh ra làm người, không ai có thể vượt ra ngoài định luật sinh tử. Và con người vẫn hỏi: ...
Trúc An
Ơn Thiên triệu
ƠN THIÊN TRIỆU (QUỶ DỮ VỀ NHÀ THỜ)
“Ơn Thiên Triệu – Qủy dữ về nhà thờ” ghi lại một câu chuyện có thật về chị Nguyễn Thị Chưa – một người chưa có tín ngưỡng đã bị ma quỷ quấy phá, hành hạ nặng nề cả thể xác lẫn tinh thần trong một thời gian khá lâu và đã được cứu thoát sau khi nhận lãnh Bí tích Rửa tội (lễ nhập môn đối với Cao Đài). Tuy nhiên, ở đây, Đạo Muội xin được dành những cảm xúc dạt dào của mình để kể về một tấm lòng hào hiệp muốn dâng hiến một phần đời mình cho Chúa của một Giáo lý viên, cô Madalena Hồ Kim Chi – người đã dẫn quỷ về nhà thờ - và cũng là tác giả của quyển sách này.
Cô là người Sài Gòn, con cả trong một gia đình Công giáo nghèo đông anh em (15 anh chị em). Mặc dù vừa học vừa làm để phụ giúp gia đình, cô vẫn phấn đấu học tập không ngừng, say mê điện ảnh, học làm thầy thuốc và chuẩn bị du học Pháp. Nhưng, như lời cô nói “gió muốn thổi đâu thì thổi”, hay nói dễ hiểu hơn, theo Thánh ý Thiên Chúa, cô lại đặt chân vào giảng đường Sư phạm để trở thành một giáo viên huyện Ba Tri – Bến Tre xa xôi, nơi cô sẽ thực hiện sứ mạng tông đồ mà Chúa đã ban trao.
Và ngày định mệnh cũng đến, tại Ba Tri cô gặp chị Chưa lúc ấy đang bị quỷ nhập xác. Cô đã dẫn chị Chưa về nhà thờ Cái Bông – Giồng Tre với hy vọng chữa được bệnh cho chị.
Chị Chưa bắt đầu bị quỷ nhập từ năm 5 tuổi, thường ở nơi mồ mả, ăn bùn đất, thả nổi người bất động trên sông… Chị làm rất nhiều chuyện quái dị, chửi bới, phá phách khủng khiếp, không ai làm gì được chị, xiềng xích, bỏ tù…thậm chí bắn chết chị cũng không được. Ai cũng sợ hãi, xa lánh chị, kể cả gia đình. Nhưng khi quỷ xuất ra chị vẫn tỉnh táo như một người bình thường.
Với tình cảnh ấy, cô Kim Chi vô cùng vất vả để đưa chị về nhà thờ chờ Rửa tội. Cứ mỗi lần quỷ nhập lại phá phách người dân, làm mất trật tự an ninh xã hội. Cô phải đối mặt với sự xua đuổi của bổn đạo, của người dân, sự nghi ngờ từ chính quyền địa phương, thành kiến từ Ban giáo dục, sự phản đối từ gia đình, và với sức khỏe dần yếu đi do lao lực vì phải canh giữ chị Chưa và ròng rã 5 năm đạp xe đi về gần 30 cây số mỗi ngày từ nhà thờ đến trường học.
Đói nghèo, không nơi trú ngụ, bệnh tật và cả cái chết gần kề nhưng con người nhỏ bé ấy vẫn quyết tâm “thà chết để Thánh ý Chúa nên trọn”, cô kiên trì chịu đựng tất cả, mà điều đau đớn nhất chính là gia đình.
Khi hay tin cô bệnh, gia đình đã xuống Bến Tre đưa cô về chữa trị, nhưng cứ xuất viện cô lại đi, đi để làm việc cho Chúa. Tuy nhiên, gia đình không hiểu thành ý của cô, họ cho rằng cô bị ma quỷ mê hoặc lầm đường lạc lối, họ ra sức giữ cô ở lại với tất cả tình cốt nhục thâm sâu. Khuyên nhủ không xong, cha cô bực tức đánh đập. Mẹ cô tan nát cõi lòng, đau khổ dằn vặt tự hỏi con mình đi đúng hay sai đường công chính. Họ khóa cửa nhốt cô suốt 3 tháng ròng. Sau cùng họ nói nếu con vì Chúa hãy cạo trọc đầu trả tóc lại cho cha mẹ. Nhưng với cô giờ đây “Thiên Chúa có thể đòi hỏi bất cứ điều gì nơi tôi kể cả sinh mạng này, tôi cũng không từ nan, huống là một mớ tóc quăn kia. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng của đời tôi, xuống tóc khấn hứa với Chúa đi tu suốt đời”. Cha mẹ cô đã khóc, khóc nhiều lắm, đứa con đầu lòng với bao nhiêu kỳ vọng, họ mong cô ở lại chờ ngày cha mẹ chết rồi hãy ra đi. Cô vẫn quyết lòng từ bỏ tất cả “Đến lúc cha mẹ chết thì con đã già nua. Mà của lễ dâng cho Thiên Chúa phải là tuổi thanh xuân, tràn đầy sức sống, đầy nhiệt huyết của con, chớ không phải là của lễ già nua cằn cỗi. Hơn nữa, Ơn Chúa không đợi chờ ai và sẽ qua đi theo thời gian không bao giờ trở lại, nếu ta không mau mắn đáp lời mời gọi của Thiên Chúa” và “ Thế gian đã lao nhọc trong việc tìm kiếm mỏ vàng, ngọc báu, uranium, dầu hỏa… nhưng ở đây, con lao công tìm kiếm các linh hồn quý trọng hơn tất cả những thứ ấy…thì sao con không được phép làm?” Chính vì vậy, cô cho rằng nơi nào cần cô thì cô đến, mà nơi cần là nơi Tin Mừng chưa được biết đến, còn nhiều linh hồn chưa nhận biết được Thiên Chúa là Cha, nơi công cuộc truyền giáo còn hạn hẹp, nơi dốt nghèo bệnh tật khốn khổ hẻo lánh xa xôi.
Và rồi, với cái đầu trọc, cô đã lẻn ra khỏi nhà, tiếp tục công việc chữa bệnh cho chị Chưa và làm vinh danh Chúa. Cô gọi đó là hy sinh tất cả, ra khơi của Biển tình ái Thiên Chúa, để thuộc trọn về Thiên Chúa và thực thi Thánh ý Ngài. Bỏ mặc sau lưng tất cả sự chế giễu, khinh chê và hiểu lầm, cô ra đi nhưng không cô đơn, cô đã đi cùng Chúa và bên cô luôn có Đức Mẹ Maria chở che, bảo bọc và an ủi cô với một tình mẹ con tha thiết đậm đà. Bất cứ khi nào cô cầu khẩn, Đức Chúa và Đức Trinh Nữ Maria cũng luôn yêu thương giúp đỡ cô từ những việc nhỏ nhặt nhất. Khi chị Chưa bị quỷ nhập trốn đi mất, dù không định hướng được, cô vẫn vừa đi tìm vừa cầu nguyện, và hầu như lần nào cũng tìm được chị. Khi quỷ toan giết cô, và khi cô bệnh đến sắp chết, Chúa cũng bảo vệ cô. Khi cô bị họ đạo xua đuổi Chúa lại giúp cô nhà ở. Khi cô không đủ sức đạp xe 30 cây số để tiếp tục đi dạy, Chúa lại khiến cô được chuyển công tác về gần nhà thờ… Cô đã để Chúa sáng chói trong tâm hồn mình và sống trong niềm hoan lạc ấy dù bên ngoài là vạn trùng khó khăn đau khổ. Với cô, đau khổ là con đường để cô đi đến gần Chúa hơn, trở nên giống Chúa hơn, và thanh luyện để trở thành công cụ vừa tầm tay của Chúa hơn. Thế nhưng cô vẫn khiêm nhường cho rằng mình chỉ là một công cụ vụng về, khiếm khuyết.
Trước đấy, năm 1975, cô nhiều lần xin tu Dòng kín Carmel Sài Gòn, sau đó là dòng Saint Paul Sài Gòn, nhưng tất cả đều thất bại. Năm 1979, cô gặp chị Chưa với sứ mạng Thiêng Liêng đặt định. Trải bao nhiêu thử thách, với chừng ấy tâm thành, người con yêu của Chúa đã được Đức Cha Chúa công nhận và đón về dưới mái nhà chung. Năm 1982, cô được vào tu Dòng Thừa Sai Bác Ái trong tình yêu trọn vẹn dành cho Chúa.
Đến đây có một câu hỏi đặt ra trong đầu: quỷ đã được trừ khử như thế nào? Quỷ đã nói khi nhập vào xác chị Chưa: “Quỷ là ta, muốn trừ được ta phải sạch tội, vì khi các ngươi đang mắc trọng tội, các ngươi đang ở dưới quyền lực của ta, thì làm sao các ngươi xua trừ được quỷ là ta?” Và Chúa cũng nói, bằng một âm thanh diệu kỳ khi cô Kim Chi lúng túng đối diện với quỷ “ Con hãy xưng tội”. Như vậy, rửa tội là để trong sạch thân tâm, có như vậy mới mong trừ được quỷ. Mặt khác, khi cô Kim Chi cầu nguyện và đọc bài kinh Magnificat (bài kinh về Đức Mẹ Maria) và kinh Kính Mừng, quỷ vô cùng khiếp sợ. (Hai bài kinh đó như một câu thần chú đặc biệt, cũng như câu niệm Danh Thầy đối với Cao Đài).
Nhưng có một điều đáng sợ hơn (theo Đạo Muội), mà quyển Ơn Thiên Triệu có đề cập đến, đó là trạng thái Quỷ ám, quỷ không nhập vào xác và linh hồn chúng ta, nhưng “tinh thần quỷ dữ” xâm nhập vào tâm trí ta, ám ảnh chúng ta, ta dễ trở nên mù quáng, dễ dàng nghe theo những lời quyến rũ mà làm những điều sai trái, gian ác… Đó là xảo kế tinh vi của quỷ, thông thường ít ai để ý tới. Chúng cám dỗ ta bất cứ lúc nào, nơi nào, bất kể là ai, khi ta nghỉ ngơi, hay khi đang chăm chú làm việc, và ngay cả lúc cầu nguyện… Mọi cám dỗ của chúng đều nhắm vào những yếu điểm của ta. Chính vì vậy, ta phải luôn cảnh giác khi chúng chưa đến, và chiến đấu đến cùng trong và cả sau khi bị cám dỗ. Với một con người hoàn hảo, tất cả những thử thách chỉ thoáng qua, vì tâm hồn bình yên, thanh thản sẽ luôn chiến thắng dễ dàng. Cô Hồ Kim Chi đã nói “ Hãy nhớ: càng trở nên hoàn hảo, chúng ta càng dễ tự vệ”.
Trở lại với chúng ta, những con người sẽ bước đi trên con đường chí hướng của cô giáo lý viên ấy, Đạo Muội nghĩ cũng như cô, không thể một mình chiến đấu với quỷ dữ nếu không có sức mạnh siêu nhiên. Vì thế, mình phải “sửa mình trong sạch” để Thầy ngự vào mà dìu dắt mình vượt qua những khó khăn thử thách, có trừ được ma quỷ nơi chính mình, mới mong xua được ma quỷ nơi người. Nhưng, tất cả mới chỉ là lý thuyết, và tất cả những lý thuyết đó không dễ gì thực hiện được. Do vậy, như cô Kim Chi, và như quý tiền bối, quý huynh tỷ đi trước, mình phải luôn luôn cầu nguyện, để ngày càng gần Các Đấng Thiêng Liêng hơn, để nương vào sức mạnh siêu nhiên đó lướt thắng mọi cám dỗ của ma quỷ.
Điều cuối cùng, thưa quý huynh tỷ, với Ơn Thiên Triệu, có lẽ quý vị có thể trả lời được phần nào câu hỏi của Đức Cao Triều “Các em sanh ra để làm gì?” và “ Hiến dâng những gì? Hiến dâng để làm gì?”. Mặc dù, qua sự diễn đạt yếu kém của Đạo Muội, các huynh tỷ không thể cảm nhận hết ngọn lửa hừng hực cháy trong Ơn Thiên Triệu, nhưng Đạo Muội tin khi đọc từng dòng, từng chữ trong quyển sách ấy, các huynh tỷ sẽ cảm nhận đến cùng những khó khăn, thử thách mà cô đã trải qua, để sống trong ý chí mãnh liệt ấy, để tin yêu các Đấng Hằng Sống và để tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết đang bùng cháy trong lòng mình.
Đạo Muội xin cầu chúc cho tất cả chúng ta, qua quá trình tôi luyện, sẽ là những khí cụ yêu thương vừa tầm tay của Đức Chí Tôn.
“Hỡi Tu sĩ khoác màu áo trắng
Cánh chim hồng xinh xắn tung bay
Giữ đừng nhuộm nét trần ai
Rèn lòng sửa tánh, hôm mai chớ rời”
23/10/2010