Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Nay, nhân loại sẽ bước sang kỷ nguyên mới của thiên niên kỷ kế tiếp. Đây là một khúc quanh ...
-
Thanh An Tự là tên ngôi chùa của đàn Minh Thiện. Tọa lạc trên đường Hùng Vương, thị xã Thủ ...
-
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, mùng 7 tháng 6 Tân Dậu (8.7.1981) Quảng Đức Chơn Tiên: Mừng chư hiền hữu Thiên ...
-
Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng ...
-
Con người hôm nay và con người hôm qua – con người của ngàn xưa – dường như không khác ...
-
I. Trends in Practicing Cao Dai Religion in the International Integration of Culture and Communication. II. Trends in Practicing Cao Dai ...
-
ĐÚC KẾT HỘI THẢO "Cuộc đời và đạo nghiệp Đạo Trưởng Huệ Lương Trần Văn Quế" ( từ 05-12 đến 07-12-2007) tại CƠ ...
-
Giao cảm /
Thu về: mùa thâu liễm Tiết trời đã vào Thu, những đám mây xám làm bầu trời thấp xuống và mưa ...
-
Đặc biệt , đối với Nữ phái, thánh nhân thường dạy Đạo Khôn phù hợp với Âm tính mềm mại, ...
-
Lâu nay chúng ta nghe nói đến hình thức "Quán thủ", nghĩa là cứ lấy chữ đầu của mỗi câu ...
-
Trước đây, trong thời gian những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước, Hội Đồng Nghiên Cứu Giáo Lý ...
-
TTO - Jimmy Wales được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập ra Wikipedia. Ông bắt đầu ...
Lê Anh Minh dịch
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/01/2008
Tư tưởng Đạo gia: Chung Thủy - Hữu Vô
慎 終如始,則無敗事。《道德經 • 第六十四章》
【Dịch】Cẩn thận lúc cuối như lúc đầu, sẽ không hư việc.
426. Hữu thủy dã giả, hữu vị thủy hữu thủy dã giả, hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu thủy dã giả. [Trang Tử, Tề Vật Luận]
有始也者,有未始有始也者,有未始有夫未始有始也者。《莊子。齊物論》
【Dịch】Có cái khởi đầu. Có cái khởi đầu trước cái khởi đầu đó. Có cái khởi đầu trước cái khởi đầu trước khi có cái khởi đầu đó.
427. Nhiễm Cầu vấn vu Trọng Ni viết: «Vị hữu thiên địa khả tri da?» Trọng Ni viết: «Khả. Cổ do kim dã.» Nhiễm Cầu thất vấn nhi thoái. Minh nhật phục kiến, viết: «Tích giả ngô vấn ‘vị hữu thiên địa khả tri hồ?’ Phu tử viết, ‘Khả. Cổ do kim dã.’ Tích nhất ngô chiêu nhiên, kim nhật ngô muội nhiên, cảm vấn hà vị dã?» Trọng Ni viết: «Tích chi chiêu nhiên chi, thần giả tiên thụ chi; kim chi muội nhiên dã, thả hựu vi bất thần giả cầu da? Vô cổ vô kim, vô thủy vô chung, vị hữu tử tôn nhi hữu tử tôn, khả hồ?» [Trang Tử, Trí Bắc Du]
冉求問于仲尼曰 :『未有天地可知邪?』仲尼曰 :『可。古猶今也。』冉求失問而退。明日復見曰:『昔者吾問 «未有天地可知邪?»』夫子曰:『可。古猶今也。昔日吾昭然,今日吾昧然,敢問何謂也?』仲尼曰:『昔之昭然之,神者先受之;今之昧然也,且又為不神求邪?無古無今,無始無終,未有子孫而有子孫,可乎?』《莊子 • 知北游》
【Dịch】Nhiễm Cầu hỏi Khổng Tử: «[Thưa thầy], ta có thể biết trước khi có trời đất thì thế nào không?» Khổng Tử đáp: «Biết được. Xưa và nay cũng như nhau.» Nhiễm Cầu không hỏi thêm, và rút lui. Tuy nhiên, hôm sau ông gặp Khổng Tử và hỏi: «Hôm qua con hỏi thầy rằng ta có thể biết trước khi có trời đất thì thế nào không. Thầy trả lời là biết được, xưa cũng như nay. Hôm qua con dường như hiểu rõ thầy, nhưng hôm nay con tăm tối. Con xin thầy giải thích điều này.» Khổng Tử đáp: «Hôm qua anh dường như hiểu rõ ta vì cái thần của anh đoán được câu trả lời của ta. Hôm nay anh dường tăm tối vì anh không ở trong trạng thái có thần và cố tìm ý nghĩa. Trong vấn đề này, không có xưa cũng không có nay, không có khởi đầu cũng không có chấm dứt. Lẽ nào có con cháu trước khi có con cháu khác?»
428. Hữu thủy giả tất hữu tốt, hữu tồn giả tất hữu vong. [Bão Phác Tử, Luận Tiên]
有始者必有卒,有存者必有亡。《抱朴子 • 論仙》
【Dịch】Có khởi đầu phải có kết thúc, có sống phải có chết.
429. Vô danh thiên địa chi thủy; hữu danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu. [Đạo Đức Kinh, chương 1]
無名,天地之始﹔有名,萬物之母。故常無欲,以觀其妙 ; 常有欲,以觀其徼。《道德經 • 第一章》
【Dịch】Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật. Cho nên thường không có dục để nhìn thấy chỗ vi diệu của sự vật. Thường có dục, để nhìn thấy chỗ giới hạn của sự vật.
430. Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô. [ĐĐK, chương 40]
天下萬物生於 有,有生於 無。《道德經 • 第四十 章》
【Dịch】Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ Có, và Có sinh ra từ Không.
431. Hữu vô tương sinh. [Đạo Đức Kinh, chương 2]
有無相生。《道德經 • 第二章》
【Dịch】Có và Không sinh ra lẫn nhau.
432. Hữu hữu dã giả, hữu vô dã giả, hữu vị thủy hữu vô dã giả, hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu vô dã giả. Nga nhĩ hữu vô hĩ, nhi vị tri hữu vô chi quả thục hữu thục vô dã. Kim ngã tắc dĩ hữu vị hĩ, nhi vị tri ngô sở vị chi kỳ quả hữu vị hồ? Kỳ quả vô vị hồ? [Trang Tử, Tề Vật Luận]
有有也者,有無也者,有未始有無也者,有未始有夫未始有無也者。俄爾有無矣,而未知有無之果孰有孰無也。今我則已有謂矣,而未吾所謂之其果有謂乎?其果無謂乎?《莊子 • 齊物論》
【Dịch】Vũ trụ có Hữu, có Vô, có Cái-trước-khi-có-Vô, có cái trước khi có Cái-trước-khi-có-Vô. Trong một khoảnh khắc có Hữu có Vô nhưng chưa biết giữa Hữu và Vô này rốt cuộc cái nào đích thực là Hữu, cái nào đích thực là Vô. Như bây giờ tôi đã nói một lời, nhưng chưa biết cái lời tôi đã nói rốt cuộc là có lời nói hay không có lời nói?
433. Quang Diệu vấn hồ Vô Hữu viết: «Phu Tử hữu hồ? Kỳ vô hữu hồ?» Quang Diệu bất đắc vấn, nhi thục thị kỳ trạng mạo: yểu nhiên không nhiên. Chung nhật thị chi nhi bất kiến, thính chi nhi bất văn, bác chi nhi bất đắc dã. Quang Diệu viết: «Chí hĩ, kỳ thục năng chí thử hồ! Dư năng hữu vô hĩ, nhi vị năng vô vô dã. Cấp vi vô hữu hĩ, hà tòng chí thử tai?» [Trang Tử, Tri Bắc Du]
光曜問乎無有曰 :『夫子有乎?其無有乎?』光曜不得問,而孰視其狀貌﹕窅然空然。終日視之不見,聽之而不聞,搏之而不得也。光曜曰 «至矣,其孰能至此乎!予能有無矣,而未能無無也。及為無有矣,何從至此哉?»《莊子 • 知北游》
【Dịch】Quang Diệu hỏi Vô Hữu: «Thưa ngài, ngài tồn tại hay không tồn tại?» Không thấy Vô Hữu trả lời, Quang Diệu bèn nhìn dung mạo của Vô Hữu: đó là một sự trống rỗng mờ mịt. Suốt ngày Quang Diệu nhìn nó nhưng không thấy gì, lắng nghe nó nhưng không nghe thấy gì, tóm chặt nó nhưng không nắm được gì. Quang Diệu bèn hỏi: «Hay lắm! Ai có thể đạt tới điều này? Tôi có thể có ý niệm về Vô và Hữu, nhưng tôi chưa có ý niệm về Vô Vô (cái Không không tồn tại). Vậy ắt vẫn còn có Vô Hữu (cái Có không tồn tại). Làm sao đạt được điều này?»
434. Thái sơ hữu vô, vô hữu vô danh. Nhất chi sở khởi, hữu nhất nhi vị hình. [Trang Tử, Thiên Địa]
泰初有無,無有無名。一之所起,有一而未形。《莊子 • 天地》
【Dịch】Thời hết sức xa xưa chỉ có Vô, không có Hữu, và không có tên. Từ Vô đến Hữu thì Một sinh ra trước hết. Một tuy tồn tại nhưng không có hình dáng.
435. Nhân kỳ sở hữu nhi hữu chi, tắc vạn vật mạc bất hữu; nhân kỳ sở vô nhi vô chi, tắc vạn vật mạc bất vô. [Trang Tử, Thu Thủy]
因其所有而有之,則萬物莫不有;因其所無而無之,則萬物莫不無。《莊子 • 秋水》
【Dịch】Căn cứ vào cái nó vốn có mà nói nó có, thì vạn vật không gì là không có; căn cứ vào cái nó vốn không có mà nói nó không có, thì vạn vật không gì là không không có.
436. Hữu hồ sinh, hữu hồ tử; hữu hồ xuất, hữu hồ nhập. Nhập xuất nhi vô kiến kỳ hình, thị vị Thiên Môn. Thiên Môn giả, vô hữu dã. Vạn vật xuất hồ vô hữu. Hữu bất năng dĩ hữu vi hữu, tất xuất hồ vô hữu, nhi vô hữu nhất vô hữu. Thánh nhân tàng hồ thị. [Trang Tử, Cang Tang Sở]
有乎生,有乎死;有乎出,有乎入。入出而無見其形,是謂天門。天門者,無有也。萬物出乎無有。有不能以有為有,必出乎無有,而無有一無有。聖人藏乎是。《莊子 • 庚桑楚》
【Dịch】Có sinh, có tử, có xuất, có nhập. Xuất nhập nhưng không thấy hình thể, đó gọi là Thiên Môn (Cửa Trời). Thiên Môn là Vô Hữu (Không Có). Vạn vật phát sinh từ Vô Hữu. Cái có không thể phát sinh từ Hữu, mà phát sinh từ Vô Hữu. Nhưng chính Vô Hữu cũng không có. Thánh nhân giấu tâm trong cái Vô Hữu này.
437. Hữu chi vi hữu, thị vô dĩ sinh; sự nhi vi sự, do vô dĩ thành. Phù đạo chi nhi vô ngữ, danh di nhi vô danh, thị chi nhi vô hình, thính chi nhi vô thanh, tắc đạo chi toàn yên. [Hà Án, Đạo Luận]
有之為有,恃無以生;事而為事,由無以成。夫道之而無語,名 之而無名,視之而無形,聽之而無聲,則道之全焉。《何晏道論》
【Dịch】Cái có sở dĩ có là nhờ cậy cái không mà sinh ra. Sự việc sở dĩ có là do cái không mà thành. Hễ có thể nói mà không dùng lời, gọi tên mà không cần tên, xem mà không cần hình thể, nghe mà không cần âm thanh, thì bấy giờ Đạo được toàn vẹn.
438. Thiên hạ chi vật, giai dĩ hữu vi sinh, hữu chi sở thủy, dĩ vô vi bản. [Vương Bật, Đạo Đức Kinh chú, chương 40]
天下之物,皆以有為生,有之起始,以無為本。《王弼 • 道德經注 • 第四十 章》
【Dịch】Vạn vật trong thiên hạ đều sinh từ cái có, mà cái khởi đầu của có chính là không, tức là lấy không làm gốc.
439. Vô hình vô danh giả, vạn vật chi tông dã. [Vương Bật, Đạo Đức Kinh chú, chương 14]
無形無名者,萬物之宗也。《王弼道德經注 • 第十四章》
【Dịch】Cái vô hình và vô danh là tông tổ (tổ tiên, gốc gác) của vạn vật.
440. Vạn vật vạn hình, kỳ qui nhất dã, hà do trí nhất? Do vu vô dã. Do vô nãi nhất, nhất khả vị vô. [Vương Bật, Đạo Đức Kinh chú, chương 42]
萬物萬形,其歸一也,何由致一?由于無也。由無乃一,一可謂無。《王弼道德經注 • 第四十二 章》
【Dịch】Vạn vật có muôn hình trạng, nhưng chúng đều trở về Một. Làm sao để đạt tới cái Một này? Phải thông qua Vô mới thực hiện được điều đó. Từ Vô mà sinh ra Một, Một có thể gọi là Vô.