

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
TÂM KINH BÁT NHÃ Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ...
-
Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo gồm Cựu Ước và Tân Ước. "Cựu ước" có nghĩa là "giao ước cũ", trình ...
-
Vol. XXXIII Part II 1970 BULLETIN OF THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES UNIVERSITY OF LONDON Published by THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES
-
Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời, 14 tháng 8 Quí Sửu (10.9.1973)
-
Nhân ngày lễ kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự Rằm tháng 3 Âm lịch (01-5-2007)NCGL trân trọng giới thiệu ...
-
Yên lặng /
"Cũng như đã thấy và đã hiểu, Thượng Đế có nói ra một lời nào đâu (Thiên hà ngôn tai!) ...
-
DÒNG TU BẢO THỌ (tại Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài [Đà Nẵng] ) Dòng tu Bảo Thọ, do Chị lớn Trần ...
-
“Có cái có trong tình tạo hóa, Không là không đạo cả lưu hành, Biết đường sanh diệt, diệt sanh; Hoàn nguyên phản ...
-
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1586) là bậc "Muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô, bảy bước thành thơ, ...
-
Long Vân một hội Bính Thìn Xuân Hoa nở trăm hoa hiện khí Thần Giáo lý Cao Đài nương giải thoát Chủ quyền ...
-
Quan điểm MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ CHO NHÂN LOẠI? Một nhà tư vấn chính sách , Simon Anholt, ...
-
Đề tài: Phương pháp vô tư tự kiểm để tinh tiến Minh Lý Thánh Hội - Tuất thời 16 tháng 6 ...
Website Văn Hóa Việt
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 21/04/2007
Họ Hồng Bàng và 18 Đời Hùng Vương

Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, rồi 18 đời Hùng Vương, tự nhiên trở thành một thứ 'quốc sử' chính thống cũng bởi truyền thuyết đã được đề cập đến trong hai bộ sử có tầm vóc, có thể nói lớn nhất, của nước Nam. Thứ nhất là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, và thứ hai, bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [2], xuất hiện khoảng 1479 dưới đời vua Lê Thánh Tôn, chính là bộ sử đầu tiên đưa truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, rồi Hùng Vương vào sử sách nước Việt. Trước thời Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có 2 bộ sử nữa, nhưng hoàn toàn không đề cập đến truyền thuyết Lạc Long Quân. Đó là Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, xuất hiện năm 1272, và Đại Việt Sử Lược [3] với tác giả khuyết danh, ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 14 dưới đời nhà Trần. Bộ sách của Lê Văn Hưu, tuy thất truyền từ lâu nhưng phần lớn được Ngô Sĩ Liên xử dụng khi soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Đại Việt Sử Lược thất lạc nhiều năm, nhưng về sau được một vị quan nhà Thanh tìm được ở một thư khố bên Tàu.
Nguyên Nguyên