Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tân Ước /
Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh Thánh ...
-
Trở lại mùa Xuân năm nay, cũng như bao nhiêu mùa Xuân trước, thiên hạ vẫn mừng đón khí Xuân ...
-
Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần ...
-
Cách nay 19 năm, năm Bính Dần ( 1926) , Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chính thức mở nền ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007. Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở ...
-
Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. ...
-
Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...
-
Kể từ khi Đức Thượng Đế ban hồng ân khai mở Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ, chọn nước Việt Nam ...
-
Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia ...
-
Trước khi bàn về “Xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ...
-
"Hòa bình hay hiệp nhứt, Đức Thượng Đế đã ban cho mỗi con từ khi mới đến trần gian. Con ...
Lê Anh Dũng
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/07/2010
Những hạt cà phê
Đây là chuyện tôi nghe. Một cô gái mới tập tễnh vào đời than thở với cha về những gian nan bất trắc của cuộc sống đầy thử thách khắc nghiệt. Dường như mỗi khi cô vừa giải quyết xong một vấn đề thì lại có một vấn đề khác chực chờ sẵn! Cô cảm thấy đuối sức và muốn buông xuôi…
Lẳng lặng đưa con vào bếp, người cha lấy ba cái nồi nhỏ, đổ chút nước vào và đặt cả ba lên bếp lửa. Trong nồi thứ nhất ông để củ cà rốt. Nồi thứ hai một quả trứng. Nồi thứ ba một nắm hạt cà phê. Rồi hai cha con ngồi chờ cho nước sôi sùng sục.
Khi đã đủ thời gian, ông tắt lửa, đem ba cái nồi xuống. Củ cà rốt và quả trứng được vớt ra dĩa. Nước trong nồi thứ ba được chắt vào chén. Quay sang con gái, ông bảo: “Con hãy cầm củ cà rốt và quả trứng lên. Bẻ chúng ra và nhận xét thế nào.”
Làm theo lời cha, cô nói: “Cà rốt sống thì cứng nhưng luộc chín thì trở nên mềm. Lòng trứng sống lõng bõng nhưng khi luộc chín thì đặc và chắc.”
“Bây giờ con hãy thử hớp chút nước.”
Cô gái bưng chén, thổi phù phù cho nguội bớt rồi kề môi nhấp. Cô nói: “Nước chưa nấu nhạt và không mùi vị. Bây giờ có mùi cà phê và vị đăng đắng. Hạt cà phê vẫn còn, không tan.”
Người cha bảo: “Nước sôi sùng sục ví như nghịch cảnh, thử thách ở đời. Có người tưởng là cứng rắn nhưng khi bị nghịch cảnh thì mềm yếu đi. Họ như cà rốt. Có người tưởng là mềm yếu nhưng khi gặp nghịch cảnh thì tỏ ra rắn lòng cứng dạ. Họ như quả trứng. Có người gặp nghịch cảnh chẳng những vẫn tồn tại mà còn thay đổi, chuyển hóa hoàn cảnh. Họ như hạt cà phê, chẳng những không tan mất trong nước sôi mà lại làm thay đổi tánh chất của nước. Trong cuộc sống, con muốn con là cà rốt, là trứng, hay là hạt cà phê?”
Người kể chuyện bình luận rằng cuộc đời là trường học tiến hóa. Mọi hoàn cảnh đưa đẩy trong cuộc đời dù thuận lợi hay bất lợi đều là bài tập rèn luyện bản lãnh con người và cũng là bài thi để khảo sát trình độ tiến hóa của con người.