Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Giá trị nhân văn của bức họa"Tam thánh ký hòa ước" Khách đến viếng Đền thánh Tòa thánh Tây Ninh hoặc ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● "Tư tưởng đạo gia" là những bài dịch Hán Văn từ những kinh sách ...
-
Sám hối /
Đức Chí Tôn dạy rằng: \"Mỗi khi đứa nào lầm lỡ một việc gì, rán mà sám hối ăn năn, ...
-
Ngũ Thời /
Theo Ngài Trí Giả Đại Sư thì Đức Phật thuyết pháp chia làm năm thời kỳ như sau : 1. Thời ...
-
Thanh An Tự là tên ngôi chùa của đàn Minh Thiện. Tọa lạc trên đường Hùng Vương, thị xã Thủ ...
-
Trong kinh nhựt tụng Cao Đài, bài Tiên giáo Chí Tâm Quy Mạng Lễ, xưng tụng Đức Thái Thượng Đạo ...
-
Ấn Độ và một số vùng của Nam Á và Đông Nam Á; nhiều học giả Phật học tại các ...
-
1. Tổng quát Mỗi tôn giáo ra đời đều gắn liền với vị Giáo chủ khai sáng. Và để tôn vinh ...
-
Lời báu nào cần vẽ rắn rồng, Bao nhiêu đã đủ gọi thành công. Tu vì đại nghĩa không vì phẩm, Luyện bởi ...
-
. . .Vũ trụ, quần sinh, và con ngưười có hai bình diện: - Một là bình diện Bản thể, duy ...
-
Trong những kỳ lễ cúng Tứ Thời chúng ta đều có đọc kinh VÌ THIÊN ĐẾ do Đức Đạo Tổ ...
-
Thánh ngôn Đức Chí Tôn đêm Noel năm Ất Sửu 1925 : "Đêm nay phải vui mừng vì là ngày Ta ...
Kim Dung
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Tìm hiểu qui luật - con đường tiến hóa vũ trụ
Thời gian một đời người đâu phải một lần chết mà trong từng một giây, một phút, một giờ, biết bao sự chết đi sống lại, sống chết liên miên. Sự thay đổi lớn lao là một khi thân thể này bị hủy hoại, biến tan ra đất nước gió lửa, nhưng rồi đất nước gió lửa cũng nhồi trộn lại mà làm hình thể cho thân sau. Sự thay đổi chẳng những ở thân xác mà cho đến tinh thần cũng thay đổi thể cũ qua thể mới cái nọ đến cái kia.
Khi xác hình bị hủy hoại thì tánh thức bị nghiệp lôi đi vào ở một hình thể mới. Cứ mãi biến hóa để rồi không biến hóa nữa, chết sống để rồi không chết sống nữa, thay đổi để rồi không thay đổi nữa.
Đó là một cuộc tuần huờn không phải vô cớ. Không phải Tạo Hóa đặt con người trong cảnh khổ đau nơi thế gian, chính nó là một cuộc xây dựng, rèn đúc tạo lập cho mỗi cá thể một sự nghiệp Thiêng Liêng. Sự biến hóa thay đổi là một sự gạn lọc để thăng hoa, để thành công, thành tựu, được hoàn mỹ, chí chơn, chí thiện.
Như vậy mọi sinh hoạt đều đưa con người vào con đường tiến hóa. Do đó có thể nói tất cả vạn hữu là một trường dịch hóa để tiến hóa.
Đạo học Chỉ Nam viết : " Các điểm linh quang trong vũ trụ tự nhận mang lấy một sứ mạng của Đại chủ thể linh quang là tiến hóa, là cải thiện, là hoàn hảo hóa với các tiểu linh quang". Hoặc nói khác đi " Mọi Tiểu linh quang là vi thể Đạo phân cắt, núp bóng trong vạn pháp hình thể để rèn luyện và tiến hóa".
Khi đã chấp nhận có một đường tiến hóa bao trùm con người và vạn hữu, ta lại tự hỏi tại sao lại có đường tiến hóa vận chuyển trong vũ trụ bao la. Con đường vận chuyển ấy ra sao? Đặc điểm như thế nào? Ai đi trên đường tiến hóa?
Tất cả chúng sanh như Đạo học Chỉ Nam viết :" từ những hình dạng của đất cát đến có cây, cầm thú và con người, chúng sanh đang đi và tiến bước".
Cỏ cây, súc vật đến con người,
Đã trãi qua bao triệu kiếp rồi;
Tạm mượn pháp thân qua bến giác,
May ra thoát khỏi kiếp luân hồi.
- Mọi cấu thể trong vũ trụ đều tuần tự tiến hóa trên đoạn đường sinh biến.
- Động năng cấu tạo cho sự tiến hóa đó là Đạo.
- Khối Đạo to tát vi diệu luôn luôn mang lấy một trách nhiệm tiến hóa.
- Khối Đạo này tăng trưởng theo thời gian vô tận.
Sự tăng trưởng là một tác năng duy nhứt gầy dựng trường tiến hóa tịnh, động, chuyển luân trong vạn thể vũ trụ. Con đường vận chuyển ấy ra sao?
" Những hạt thóc khởi xuất từ kho thóc được gieo trồng trong mãnh ruộng và lại được đưa về kho thóc. Song những hạt thóc ấy không phải trở về với chính nó, mà bắt buộc song hành với trăm ngàn hạt thóc khác để điểm tô trong mùa gặt hái. Quá trình đi và về đó là một chu trình tiến hóa. Đạo Học Chỉ Nam:
" Hơi thành mây, mây vòng thành nước,
Nước về nguồn, nước vượt lên hơi;
Hơi lên đóng ở ven Trời,
Thành mây rơi xuống cõi đời làm mưa."
Đại Thừa Chơn Giáo tr.103 viết: "Thảo mộc có một phần hồn. Thảo mộc tiến hóa mãi muôn vàn kiếp mới bước sang qua thú cầm, thì từ thú cầm đã đặng 2 phần hồn. Thú cầm mới dần dần tiến hóa mãi trăm ngàn muôn kiếp lên đặng làm người thật trăm đắng ngàn cay, muôn thảm vạn sầu, biết bao nhiêu là công phu khổ hạnh, xả thân giúp đời một cách khó khăn cực nhọc, nhưng cũng vui lòng, mãn kiếp nọ sang kiếp kia cứ lập công quả mãi".
". . . Vàn vàn muôn muôn lần đầu thai mới qua đặng phẩm bực loài người. Khi tấn hóa đến loài người đã đủ trọn tam hồn thất phách".
"Đặng làm người rất khó, khi đã đặng làm người phải tiến hóa mà tiến hóa mãi thì cần phải chịu chuyển kiếp trăm ngàn lần đặng học hỏi mọi lẽ thế gian".
Như vậy đường tiến hóa đặt trước mặt mọi cấu thể vũ trụ trong đó có con người. "Con người mặc khải lấy một trách nhiệm tiến hóa sau cùng trong đoạn đường chúng sanh hạ thế " . Bước sang con đường dài tiến hóa lên cõi thượng, con người đành chấp nhận một tác động gay go thử thách. Có vượt được mọi thử thách của từng giai đoạn tiến hóa (bằng tu tâm dưỡng tánh, tích đức thi ân). Từ đây mà tiến đến địa vị Tiên Phật sống cõi trường tồn - Thầy dạy (ĐTCG, tr.104) – "Sự tiến hóa từ con thú để đến làm người còn dễ, chớ người tiến hóa đến tiên Phật thật khó thay, vì con người cả mang lòng dục vọng, ham muốn, ưa chuộng tửu sắc tài khí, lưu luyến tình đời hung bạo không ngằn, thì phải chịu thối hóa".
Chấp nhận sự tiến hóa của vạn thể trong vũ trụ, đành rằng trong sự tiến hóa cũng có nhiều lúc ngưng trệ hay thoái hóa nhưng mọi cấu thể trong vũ trụ đều tuần tự tiến hóa trên đoạn đường sinh biến. Nếu con người không tu niệm để đồng nhứt với Trời vào cõi hư vô thì phải chịu phần dịch hóa (tức là luân hồi sinh rử) khó thoát ra ngoài vòng xiềng xích.
Sự tiến hóa ở thế gian của con người là khi người biết tu luyện theo đặng cơ mầu nhiệm của Tạo công thì là Đắc Nhứt tức được Một - được tất cả - vĩnh kiếp trường tồn.
Để thực hiện cuộc tiến hóa con người phải chiến thắng với bản thân mình. Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy :
"Chư đạo muội ngày nay được hưởng thời đại ân xá và đang trỗi bước Đại Thừa thực hành Thiên Đạo dầu ở cấp nào cũng phải tự mình khắc kỷ, tu công, nghiêm minh giới luật. Trễ 1 giờ là mất 1 năm tiến hóa. Nếu làm một nhơn sanh nơi cõi thế mà không tiến hóa được thì thật uổng phí một kiếp nhơn sanh.
"Một giờ thanh tịnh một giờ linh,
Nên Đạo hay không cũng bởi mình;
Chẳng phải mấy ngày, năm, tháng cũng,
Trì hành nhựt nhựt biết cơ sinh."
Quyền năng mà Thượng Đế đã ban phú cho mọi loài, loài nào cũng phải trãi qua một cuộc hành trình vô định. Khi làm xong phận sự của mình, lúc đó trở lại hội hiệp cùng Trời gọi là thành Tiên tác Phật.
Muốn được vậy thì tâm đạo phải dõng mãnh, tánh đạo phải chói ngời để không bị vọng động đảo điên để dễ dàng trỗi bước thực hiện bổn phận của mình .
Đức Lý Giáo Tông dạy: "Hành Đạo là một tác năng tự nhiên thiên phú cho con người sinh cõi trần gian để tiến hóa".
Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy: "Chư Thiên ân sứ mạng phải giữ lòng vô tư vô kỷ để đương vi lấy bổn phận vô công vô danh để giải thoát phiền trược bao phủ lắng đọng ở tâm linh. Khi tròn xong phận vi nhơn sẽ tiêu dao về nơi cõi Xuân Thiên bất tận. Con người tiến bộ thời đại ngày nay mới khai triển đến chỗ giác quan thứ 6 mà thôi. Tuy văn minh nhưng chưa đạt đến tiềm thức sâu rộng. Tiềm thức khi có cơ hội phát ra sự mầu nhiệm kỳ diệu khó lường, dầu một câu thơ, một khúc nhạc, một bức họa cũng có thể làm trời rung đất chuyển, quỉ khiếp thần kinh. Người mà chứng đến tiềm thức cũng sáng hóa, sự diệu dụng như thần nên thế gian gọi là bực thiên tài cái thế."
Đắc Đạo là kết quả nên một con người chính danh, chính vị. Muốn đắc đạo phải tu chứng hoàn thành trước ngày trở về ngôi xưa vị cũ.
Đức Mẹ dạy: "Đứa con nào đã thuần thành vô ngã vô nhơn mới thực hành đúng Thiên cơ Thánh ý và sẽ được trúng tuyển trên bước Đại Thừa".
Hoàn nguyên hay hiệp nhứt với Đại linh quang là hoàn thành một chu trình tiến hóa của Đại Đạo:
Thầy dạy: "Đại Đạo là bến khởi nguyên của các con cũng như mùa Xuân là Đức Nguyên của vạn vật….Từ bến khởi nguyên con ra đi vươn một sứ mạng trong 2 đoạn đường, một đem Đại Đạo lập đời, hai trở về với Đại Đạo".
"Đại Đạo là con đường lớn thẳng tấp từ Thiên thượng đến Thiên hạ, từ bến khởi nguyên cho đến lúc hoàn nguyên".
". . . Con người không tu thì phải chịu ở mãi dưới thế gian hữu hình này mà lập công quả, học hỏi cho khôn ngoan cho đến tính cách chí thiện chí mỹ thì chừng đó mới sang qua thế giới khác; cũng làm y như vậy mà đặng sang qua thế giới khác, ít nữa con người phải đầu thai trăm ngàn lần, công phu khổ hạnh mới đặng bỏ địa cầu này đến địa cầu khác, khó nhọc biết bao, chuyển kiếp đi vòng quanh mãi trong Tam Thiên Thế Giới, Tứ Đại Bộ Châu, Thất Thập Nhị Địa, Tam Thập Lục Thiên".
Đúng ba nguơn sợ không có chí khó nhập vào Thiên môn Phật cảnh đặng.
Chi cho bằng tu tắt là thọ bí pháp luyện Tiên đơn. Ay là "cái thang pháp mầu vi" vượt cảnh hay là " cái bửu phan" để rước linh hồn."
Con người có thể thực hiện được con đường tắt là vì "Con người là tiểu thiên địa cũng như một bầu vũ trụ, tuy nhỏ bé nhưng gồm đủ không khác chi Trời đất".
Mỗi người đều thọ nơi Thượng Đế một điểm Linh quang, âm dương chung đúc mà thành hình, thần nương đó để phát huy năng lực thi thiết quyền pháp tài thành cho công cuộc Tạo Hóa được trọn nên.
Ta là một trong ba ngôi sánh,
Lấy đất Trời làm tánh của ta;
Kể từ vũ trụ có ra,
Tài thành phụ tướng là ta đương hành.
Người đứng giữa đất trời ngang dọc,
Khéo dụng công nối móc kết thành;
Thánh nhơn trước cũng như mình,
Biết đường tiến thối, biết gìn thánh tâm.