

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
"Nếu còn phân biệt giữa khoa học và tôn giáo, giữa đạo và đời, là thế nhơn hòa chưa tròn, ...
-
Đạo Phật /
Đạo Phật, hay Phật giáo, là một tôn giáo và triết lý do Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) khởi xướng, ...
-
Tóm lược. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp phân tích ý nghĩa biểu tượng nghi lễ ...
-
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, mùng 7 tháng 6 Tân Dậu (8.7.1981) Quảng Đức Chơn Tiên: Mừng chư hiền hữu Thiên ...
-
“ Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo, Cho thế gian cải tạo thanh bình; Lòng Thầy thương cả chúng sanh, Trong tình ...
-
Học Dịch có thể chia ra làm hai đường lối: 1. Một là học gốc Dịch tức là chuyên khảo về ...
-
Thứ Năm, 26/04/2007, 05:03 (GMT+7) Giáo sư Trần Văn Khê: Hãy nhớ đến những người dựng nước Ảnh : Múa mâm vàng trong ngày ...
-
_ Nhân viên Cơ Quan: không chỉ là những tín hữu thường> những người của bộ máy hành sự đắc ...
-
Phật giáo có một lịch sử trên hai ngàn năm, truyền bá đến rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ...
-
Trước kia Thầy có dạy : "Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn.". Quả thật vậy ! Sáu ...
-
Là hình thức với một số chữ nhứt định trong câu, có thể là mười hay mười ba, mười bốn, ...
-
Kỷ niệm lễ Khai Minh, Nén hương nguyền lâng lâng tâm đạo, Nhớ người xưa gian khổ theo Thầy hằng chỉ giáo ...
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/03/2010
TAM DƯƠNG KHAI THÁI


THI
Tam dương khai thới yến phi hồi, Tam Dương Khai Thới (Thái) = Ý nghĩa Quẻ ĐỊA THIÊN THÁI trong Kinh Dịch
Quẻ Thái là một trong 20 quẻ Tam Âm, Tam Dương. Xét về Từ nguyên, Thái như một người đang nhởn nhơ bơi lội trên giòng nước. Thái là thông, mà thông là thông thương, đâm chòi, nẩy lộc. Âm Dương có góp sức nhau, thì cây cối mớ đâm chồi, nẩy lộc. Trong xã hội, trên dưới có góp súc nhau, thì tài năng, đức độ mới triển dương được.
Xét về vị trí Âm Dương của quẻ, ta thấy 3 Dương làm chủ chốt bên trong, 3 Âm phụ bật bên ngoài, cái gì quý được hàm súc bên trong, cái gì tiện được xếp ra bên ngoài để đóng vai bao bọc, hỗ trợ. Vả lại, ở vị trí này thì Dương khí thượng thăng, địa khí hạ giáng, sẽ tiếp sức nhau, cộng tác nhau, để làm nên đại công, đại nghiệp.
Quẻ Thái Tượng trưng cho tháng Giêng, lúc mà dương khí trong lòng đất đang hưng thịnh, ngùn ngụt bốc lên, làm cho muôn loài bừng tỉnh, vạn vật hồi xuân, cây cối nẩy mầm, nẩy mộng, đem xuân sắc về cho nhân quần, hoàn võ.
Đại Đạo phùng xuân nhứt tửu bôi,
Thế thượng vô nan xuân bất tận,
Ngô tâm ứng hiện thị thiên thời.
PHÚ
Hãy giác ngộ với nắng hè còn nóng bỏng,
Hãy tùy thời gió lộng đón thu sang,
Hãy kiên tâm khi giá buốt của đông hàn,
Hãy hòa nhịp bước không thời gian cùng Tạo Vật.
Là một nhơn sanh sống trong vòng trời đất,
Mảnh hình hài vốn vật tối linh linh;
Giữa Trời đất cùng một khối nhơn sinh
Sao vùi lấp dưới vô minh, đành đoạn ly tình, gieo mình trong
kiếp nạn.
Hỡi nhân thế hãy nghe lời Ta phán,
Dân ý thị Thiên ý, một bầu xán lạn giữa quần sanh;
Hãy đoạn trái oan thì tánh mạng được an lành,
Nhân dục thị thiên chi sở dục.
Lòng Bác ái, đức háo sanh ấy thuận Thiên thành Đại Đạo.
Nhơn sanh vô giá bảo, xuân nhựt kỷ trùng lai,
Trước điện vàng rực rỡ cánh hoa mai;
Dưới bệ ngọc vui vầy câu đạo lý,
Kết quả đó là tri âm tri kỷ.
Nương tựa nhau khi phong thủy bất hòa,
Hãy thương nhau như con cái một nhà,
Như thủ túc tâm can điều hòa trong một thể,
Rồi đây cây trái chín có xa rời cội rễ.
Thì chồi non tiếp kế sẽ vươn lên,
Dầu cuộc đời có điên đảo đảo điên;
Thì thế đạo pháp quyền làm sự sống,
Xuân Đinh Tỵ huy hoàng trước cổng.
Lão chúc chư hiền vui sống đức ân ban,
Nghiệp duyên quanh quẩn rộn ràng;
Thưởng xuân để trọn lòng vàng thưởng xuân.
Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo
(Giao thừa Bính Thìn - Đinh Tỵ 1977)