Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Mười điều tâm yếu hướng về ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca (08 - 10 - Canh Dần) 1/- ...
-
. . . . . Đã Chính Trung thì làm thế nào cho ra Chính, cho phải Trung? Nên “dung ...
-
Hai anh A và B ở chung trong một nhà trọ. Anh A nói với anh B : Anh tức là ...
-
Những biến động trên thế giới trong những năm gần đây khiến người ta suy nghĩ về nguyên nhân sâu ...
-
Nghệ thuật không thể là cái cầu nối giữa Khoa học, Triết học với Tôn giáo. Không thể là cầu ...
-
Hãy xem ta vốn là ai • Những người tha thiết hằng ngày ước mơ, • ...
-
Trong bài DI LẠC CHƠN KINH mà người tín đồ Cao Đài thường tụng đọc vào các ngày rằm lớn, ...
-
Từ khi Đức Chí Tôn khai Đạo, Thầy đã nhiều lần nhắc nhở môn đồ rằng, Thầy mở Đạo kỳ ...
-
Nguyên tác của Otoabasi , ngày 25/06/2010 Nguyễn Thị Mai & Thanh Bình lược dịch Nhiều người không thích đọc sách và ...
-
Hằng năm, có một trùng hợp khá đặc biệt thuộc về 2 tôn giáo lớn là lễ Đản sinh của ...
-
Bực Chơn Nhơn ngày xưa không ưa sống, không ghét chết, lúc ra không hăm hở, lúc vào không do ...
-
Một ngày Tết Đoan Ngọ thật tươi trong và đầy ánh Thái dương ấm áp.Cơm nước đã sẵn sàn, tôi ...
Lê Anh Dũng
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Về hai chữ \'Cao Đài\' trong sách Ấu Học Quỳnh Lâm
Nhiều năm qua tôi vẫn không an tâm vì bản thân chưa tìm được quyển Ấu Học Quỳnh Lâm để khảo chứng. Tôi có thử tìm ở kho sách của Minh Lý Thánh hội (Tam tông miếu) nhưng không thấy bản sách này; chỉ tìm được Ấu học tầm nguyên in hồi đầu thế kỷ (hai tập mỏng), mà trong đó dĩ nhiên chẳng thấy năm chữ của lời truyền nói trên.?
Gần đây, tôi tìm được ba bản Ấu Học Quỳnh Lâm khác nhau. Mỗi sách chia làm bốn quyển; riêng quyển hai có mười hai chương. Tìm trong chương thứ mười một của quyển hai, nhan đề Thân thể, thì thấy có từ Cao Đài. Tuy nhiên, căn cứ vào ba bản sách này, tôi phát hiện rằng lời truyền lại trong sách báo xưa kia hóa ra không hoàn toàn chính xác lắm!
1. Bản thứ nhất nhan đề Ấu học cố sự quỳnh lâm (13x19cm), không tìm thấy năm ấn loát.
CHÚ: Bìa một có các chi tiết như sau: Hội đồ tân tăng (thêm mới các hình vẽ); Đồng bản tinh ấn (bản khắc đồng in rõ); Tăng phụ Anh ngữ nhập môn (thêm phần tiếng Anh vỡ lòng); Hồng văn thư cục san hành (nhà sách Hồng văn in và phát hành).
Trong quyển hai, chương Thân thể, tr. 64, có câu tăng bổ: [Tăng] Cao Đài viết đầu, quảng trạch vân diện. = [Tăng bổ] Đài cao gọi là đầu, nhà rộng bảo là mặt.
Lời chú giảng thêm cho câu ấy là: [Phật kinh] Đầu vi Cao Đài, diện vi quảng trạch. [Hựu vân] Đầu vi côn lôn, đỉnh nhược tam đài. = [Theo kinh Phật] Đầu là đài cao, mặt là nhà rộng. [Lại nói] Đầu là côn lôn, đỉnh ví như tam đài.
2. Bản thứ hai nhan đề Ấu Học Quỳnh Lâm (khoảng 15x26cm). Sách in tại Thượng Hải vào mùa thu năm 1912.
CHÚ: Trang bìa có hai dòng đáng lưu ý, cho biết năm ấn hành bản sách này:
(1) Tối tân cộng hòa thích dụng (dùng thích hợp với nền cộng hòa rất mới mẻ). Suy ra không lâu sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) thì có sách này.
(2) Nhâm Tý thu nhật Thượng Hải (Thượng Hải, ngày thu năm Nhâm Tý). Suy ra sách in tại Thượng Hải vào mùa thu năm 1912.
Một số chi tiết khác trên bìa như sau: Thiên bảo thư cục thạch ấn (bản in đá của nhà sách Thiên bảo); Quảng ích thư cục phát hành (nhà sách Quảng ích phát hành).
Ở bản này, quyển hai, chương Thân thể, trang 21, cũng có các câu y hệt như bản Ấu học cố sự quỳnh lâm nói trên.
3. Bản thứ ba, chữ giản thể, nhan đề Ấu Học Quỳnh Lâm (13x18,5cm), in lần thứ nhất (tháng 10.1994) tại Trung Quốc.
CHÚ: Sách do Bắc Nhạc Văn nghệ xuất bản xã phát hành (nhà xuất bản Văn nghệ Bắc Nhạc phát hành), tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, và là quyển thứ sáu trong bộ Mông học tinh hoa tùng thư.
Bản in này cho biết: (a) sách do Trình Đăng Cát đời Minh soạn; (b) phần tăng bổ do Trâu Thánh Mạch đời Thanh viết thêm; (c) bản in 1994 do Phùng Nghị chấm câu.
CHÚ: (a) Minh: Trình Đăng Cát soạn; (b) Thanh: Trâu Thánh Mạch tăng bổ; (c) Phùng Nghị điểm hiệu.
Quyển hai, chương Thân thể trong bản in này, tr. 106, có các câu sau: [Tăng] Cao Đài viết đầu, quảng trạch vân diện.
[Phật kinh] Đầu vi Cao Đài, diện vi quảng trạch. [Hựu] Đầu vi côn lôn, đỉnh tam đài quân. Như vậy hai câu trước vẫn giống với hai bản 1 và 2. Riêng câu thứ ba có khác một chút: là hựu thay vì hựu vân; là đỉnh tam đài quân thay vì đỉnh nhược tam đài. Câu thứ ba trong bản 3 này có nghĩa: [Lại nói] Đầu là côn lôn, đỉnh là vua tam đài.
CHÚ: Có thể đọc là tam đài hay tam thai. Chưa hiểu vua tam đài (tam thai?) là nghĩa gì.
---
Từ những văn liệu dẫn ra trên đây, có thể kết lại vấn đề như sau:
1. Có một quyển sách giáo khoa rất xưa, do Trình Đăng Cát soạn (trong đời nhà Minh: 1308–1644), nhan đề là Ấu Học Quỳnh Lâm.
CHÚ: Quỳnh là một loại ngọc quý, màu đỏ. Quỳnh Lâm là tên một cảnh vườn trong phủ Khai Phong đời Tống (Trung Quốc). Vua Tống tổ chức tiệc thết đãi các tiến sĩ mới thi đậu ở vườn này. Vậy tên sách ngụ ý là: nhằm dạy cho trẻ con (ấu học), mong sau này các em sẽ thi đậu tới tiến sĩ (được dự tiệc ở vườn Quỳnh Lâm).
2. Phủ nhận câu Đầu thượng viết Cao Đài theo một số sách trước đây truyền lại; bởi vì năm chữ đó thực ra không hề có trong Ấu Học Quỳnh Lâm, cũng không có trong Ấu học tầm nguyên.
3. Câu Cao Đài viết đầu... do Trâu Thánh Mạch tăng bổ vào đời Thanh (1644–1911). Câu này nằm trong sách giáo khoa của nhà Nho. Vậy có thể nói Cao Đài là từ ngữ của đạo Nho. Khi xác định như vậy thì phù hợp với truyền thống giải thích câu chú Nam mô Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát bao gồm Tam giáo (Cao Đài: Nho; Tiên ông: Lão; Đại bồ tát Ma ha tát: Thích).
4. Câu chú giải thêm [Phật kinh] Đầu vi Cao Đài ... [Hựu] Đầu vi côn lôn ... cho thấy:
(a) cái đầu = Cao Đài = côn lôn;
(b) Cao Đài: có dùng trong kinh Phật, nhưng tiếc rằng sách không cho biết rõ là kinh nào (?).
Tuy nhiên, Cao Đài cũng là một thuật ngữ của đạo Tiên (Lão), và Huyền khung Cao Thượng đế Ngọc Hoàng Đại thiên tôn là một tôn hiệu trong kinh văn đạo Lão. Nếu thế, bản thân từ Cao Đài đã xuyên suốt Tam giáo rồi.
5. Ngày nay không nên dẫn lại câu Cao Đài viết đầu... Đầu vi Cao Đài... mà cho rằng đấy là "tiên tri" Cao Đài xuất thế. Phải xác định rằng đây chỉ là văn liệu và có lẽ chỉ nên dùng văn liệu này để chứng minh rằng hai chữ Cao Đài là một thuật ngữ đã có từ xa xưa trong văn bản của Tam giáo.