

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Tranh "Nhân nghĩa"Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng ...
-
Ảnh: Humanity :Artist's notes: "Even when there is no one else to see, God watches us. One aspect of Buddhist ...
-
Thánh giáo dạy người hướng đạo chơn tu phải phát huy tiềm lực sâu thẳm mới đạt được những thành ...
-
Mùa Xuân lại đến. Nếu người thế gian, theo cổ lệ, đón Xuân với những : " Thịt mỡ, dưa hành, ...
-
TTO - Xuất hiện trong giới học thuật với những công trình đồ sộ về văn hóa phương Đông như: ...
-
Theo Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ được định nghĩa như sau: "Ý ...
-
Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...
-
Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế trong Đạo Đức Kinh 1. Giới thiệu. Khi qua ải Hàm Cốc, Đức Lão ...
-
KHÁI LƯỢC VỀ CÔNG PHU Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày 15 tháng 3 năm ...
-
Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970
-
Thứ Hai, 23/04/2007, 14:36 (GMT+7) Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết bằng Quốc ngữ. Guinness Việt Nam ...
-
Nói đến Ngũ Chi Đại Đạo chúng ta có thể liên tưởng đến Ngũ Chi gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, ...
Lê Anh Dũng
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Đọc lại sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Một từ có thể gồm hai thành phần: từ chánh (head word) và từ bổ nghĩa (modifier). Trong từ Hán-Việt, trật tự thường là: từ bổ nghĩa ® từ chánh. Trong từ thuần Việt, trật tự thường là: từ chánh từ bổ nghĩa. Thí dụ: (xem hình 1)
Lúc mới mở đạo Cao Đài tại Việt Nam, ngày 08-4-1926, đức Cao Đài dạy tiền bối Lê Văn Lịch: "Tam Kỳ Phổ Độ là gì? Là phổ độ lần thứ ba." (Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ nhứt. Đinh Mão niên. Dakao Sài Gòn: Imprimerie Tam thanh, 1928, tr. 14.) Phân tích lời dạy này có thể thấy hoàn toàn phù hợp với trật tự như bảng trên đây. Thực vậy: (xem hình 2)
Như thế danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm có:
Đại Đạo --> Tam Kỳ --> PHỔ ĐỘ
từ bổ nghĩa 2 --> từ bổ nghĩa 1 --> TỪ CHÁNH
Khi giảng sang tiếng Việt, ta nói là:
CÔNG CUỘC PHỔ ĐỘ <-- lần thứ ba <-- của Đại Đạo
TỪ CHÁNH <-- từ bổ nghĩa 1 <-- từ bổ nghĩa 2
Theo đức Lý Giáo Tông, khi nói tắt là đạo Cao Đài, khi nói đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, Tuất thời, 15-01 Tân Hợi, 10-02-1971.) Như vậy, có thể nói:
đạo Cao Đài = Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ; = công cuộc phổ độ lần thứ ba của Đại Đạo; = the Third Universal Salvation of the Daidao;= the Third Universalism of the Daidao.
Nhiều sách thường dịch Tam Kỳ Phổ Độ là the Third Amnesty, nhưng amnesty có nghĩa là đại ân xá (a general pardon), và tuy đạo Cao Đài gắn liền với ý nghĩa đại ân xá kỳ Ba, nhưng không thể dịch Tam Kỳ Phổ Độ là Đại ân xá kỳ ba (The Third Amnesty).