Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Từ thiên cổ người xưa đã từng ưu tư về kiếp sống ngắn ngủi mà các hung thần lão suy ...


  • Khái niệm "Tôn giáo" đã được tranh cãi rất nhiều và vẫn chưa đi đến một kết luận, dù hiện ...


  • Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961)


  • LỄ KHÁNH THÀNH THÁNH THẤT CAO ĐÀI NAM VANG ( 22-5-1037)(*) / Lich sử Đạo Cao Đài-Gabriel Gobron- Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng dịch

    Cuộc lễ khánh thành nầy gây được nhiều tiếng vang trong giới báo chí Đông Dương. Nhựt báo La Presse indochinoise ...


  • Hãy giữ cái bất dịch / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Thềm xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá hạc thừa lương đến cõi này, Thăm viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò ...


  • Đức Trần Hưng Đạo dạy tại Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)


  • Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây ...


  • Bát Bửu Phật Đài / Thiện Chí St.

    NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN, GIỚI THIỆU BÁT BỬU PHẬT ĐÀI Bát Bửu Phật Đài tại Cầu Xáng, khu Lê Minh Xuân, ...


  • Thiên Quan Tứ Phước / Thiên Vương Tinh

    Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ...


  • TAM DƯƠNG KHAI THÁI / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    THI Tam dương khai thới yến phi hồi, Đại Đạo phùng xuân nhứt tửu bôi, Thế thượng vô nan xuân bất tận, Ngô tâm ...


  • "Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm ...


  • Giê Su ra Dù ngày nay, chuyện đón Giáng Sinh ở nhiều nơi mang nhiều tính lễ hội, thậm chí ...


11/11/2010
Đức Đông Phương Chưởng Quản

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/01/2011

Ý nghĩa Ngũ nguyện

Trúc Lâm Thiền Điện

Tý thời, 17 rạng 18 tháng 7 Canh Tuất (18-8-1970)
Bộ phận Hiệp Thiên Đài hỗn hợp-Lâm Huyền Châu và Cơ Quan PTGL
Đồng tử âm dương Thanh Căn & Kim Quang

THI

Đông Bắc Tây Nam cũng quả tròn,
Phương trình có một bậc thì hơn,
Chưởng tâm quảng đại hành Thiên Đạo,
Quản chấp vai tuồng vẹn lý chơn.

Bần Đạo mừng chư Thiên ân hướng đạo, mừng chư hiền đệ hiền muội đẳng đẳng đàn tiền.

Được Ngài Thiên Tôn mời đến đàn hôm nay, Bần Đạo rất hoan hỉ nhìn thấy sự hiện diện đông đủ của chư hiền đệ hiền muội vì tinh thần hành đạo đến đây. Để đáp lại phần nào nhã ý của Ngài Thiên Tôn, Bần Đạo bày tỏ cùng chư hiền ít lời đạo lý.

Canh đã hầu khuya, chư hiền đệ hiền muội đã hầu mệt mỏi, nhưng chư hiền hãy vì Bần Đạo, vì những lời giáo lý mà cố gắng định thần bình tĩnh để lắng nghe.

Như tiền thân của Đức Phật Tổ ngày xưa, đã vì pháp mà thí cả thê nhi, và đến chính thân mình, để cho Dạ Xoa làm thịt, miễn cầu được pháp Đạo vô thượng, huống chi chư hiền đệ muội chỉ mất một giấc ngủ trần gian ngắn ngủi, lẽ nào chẳng được sao? Bần Đạo miễn phép, toàn thể tịnh tọa.

Chư hiền đệ hiền muội! Việc mà Bần Đạo muốn nói hôm nay là vấn đề nhứt thống tư tưởng, là lý tưởng trên đường thế Thiên hành đạo.

Thật ra, nói đến sự hiệp nhứt tư tưởng hiện nay quả là một vấn đề nan giải vô cùng. Bởi vì thế thường có câu rằng: "Bá nhơn bá phúc" nghĩa là "Trăm người trăm bụng", thì thử hỏi làm sao gom về một khối tư tưởng đồng nhứt được?

Ấy vậy mà đứng trên phương diện hành đạo tu thân, mỗi người đạo cần phải thi hành kỳ được và đi ngược lại câu tục ngữ ấy.

Hiệp nhứt tư tưởng nơi đây không phải bảo mọi người đều xoay về một ý nghĩ giống nhau, không được phép nghĩ khác nhau từ li từ tí. Tư tưởng là gồm những ý thức trưởng thành để linh động hóa tiềm năng vô cùng của con người sâu thẳm hầu làm nét kẽ cho lưỡi cưa theo đúng ni đúng mực. Vậy thì sự hiệp nhứt tư tưởng có nghĩa rộng là cùng đi trên tiêu chuẩn giống nhau, là thuần túy đạo đức theo chủ trương của Đấng Chí Tôn.

Thuần túy đạo đức được mô tả trong hình dáng trung hòa, không thiên vị, thể theo lòng Trời mà phát tiết ra hành động. Muốn nhứt thống tư tưởng để tiến đến nhứt thống lý tưởng phải hành thế nào?
Giản dị lắm chư hiền đệ muội!

Phương cách đó đã được hằng ngày tụng niệm mà mỗi người đạo không ai không thuộc làu phương pháp ấy. Đó là bài "Ngũ nguyện" vậy.

Lâu nay, nhận thấy phần đông chư hiền đệ muội tụng đọc ngũ nguyện ở những câu:

"Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai ", nhưng cứ ngồi khoanh tay chờ đợi quyền năng vô hình nào để đến hoằng khai cho mình.

"Nhì nguyện Phổ độ chúng sanh", nhưng cứ thu hình trong cái vỏ ốc ích kỷ ngàn đời và chờ đến phép mầu vô lượng nào đó để đến cứu rỗi mình.

"Tam nguyện xá tội đệ tử", nhưng cứ cố chấp những lỗi lầm sơ suất của kẻ dưới bề trên và chung quanh đồng đạo, hoặc cầu khẩn Đức Chí Tôn tha thứ tội tình mà hằng ngày mình đã tạo.

"Tứ nguyện thiện hạ thái bình", nhưng cứ để cõi lòng phóng túng bâng quơ chồng chứa nhiều thị dục làm bợn nhơ do lớp bụi vô minh, không lúc nào được bình thản và sáng suốt.

Và cuối cùng, "Ngũ nguyện Thánh Thất an ninh", mà cứ xem thường tôn ti trật tự trong đạo, chơn truyền luật pháp lãng lơi, không chặt chẽ nghiêm minh.

Như thế ấy, dầu cho chư hiền đệ muội phải tụng suốt hằng bao nhiêu kiếp cũng chẳng khác nào nhai đi nhai lại cái bài khô khan vô bổ.

Để xây dựng lại vấn đề thực hiện thống hợp tâm linh tư tưởng, cần phải vạch rõ ý nghĩa cốt yếu của nó mới mong ý thức rõ ràng trên sự tụng niệm thường nhựt.

Câu thứ nhứt: đại khái theo lời Đức Thiên Tôn ban nãy, Đạo là lý hư vô bàng bạc trong không thời gian và tất cả, thì tất cả đều hấp thụ sự sinh tồn bởi Đạo, cái Đạo vĩ đại vô cùng vô tận không kể xiết được.

Muốn hoằng khai cho thiên hạ biết được Đạo, phải qua trung gian của thiên hạ, tức là con người, là chư Thiên Mạng có trọng trách thế Thiên hành đạo.

Thế Thiên hành đạo không phải chỉ ở hàng chức sắc chức vụ phẩm vị cao, mà bất cứ ai có tâm thành vì đạo, có nhận thức đạt được lý Đạo, đều có thể hoằng khai với bất cứ hình thức nào.

Đối với mình, không hủy hoại tinh thần hay thể xác bằng những vật dục sở tế, khí bẩm sở câu, cũng là đúng theo Đạo.

Đối với gia đình, xử cho ra vẻ vai trò của mình trong địa vị cũng là đúng theo Đạo.

Đối với xã hội nhơn quần, đều lấy lòng nhân trung nghĩa mà xử thế tiếp vật, không gây thù chác oán, chỉ đem tình thương của con người chính danh ban rải cho con người. Đó cũng tuân theo Đạo.

Và hơn nữa là đem chơn truyền pháp nhiệm của Đấng Cha Lành gieo rải cho toàn cả sanh linh tiếp nhận hầu trở về lẽ sống tự nhiên của nhân bản, của chơn như Phật thể. Ấy cũng là Đạo.

Hễ nói đến Đạo thì nói đến cái tiết điệu hoạt động của Đạo như thế nào?

Đấng Tạo Hóa sanh thành vạn vật bởi cái Đạo bao trùm, nên Ngài dưỡng dục quần sinh rất đầy đủ mà rất tự nhiên, không ai hay biết để tán thưởng ca tụng Ngài. Như mặt trời, mặt trăng giúp vạn vật sống còn theo định luật tự nhiên, mà mặt trời có bao giờ nói mình đã làm gì đâu, có bảo thiên hạ vạn vật khen ngợi mình đâu!

Dòng nước từ biển cả cứ chảy luân lưu vào những sông ngòi suối lạch, chỗ nào trũng thấp không có nước, tức thì nước cứ êm đềm chảy đến đó cho đầy đủ mới thôi. Có bao giờ nước lại ham chảy lên gò lên chỗ cao tột đâu!

Tất cả những tác vi điển hình trên đều là hành động của Đạo.

Là người tín đồ Đại Đạo của Trời, phải noi theo hành động của Trời mà làm theo. Khi làm được, tức thị đã thể hiện, đã hoằng khai được Đạo vậy. Và khi đã thực hiện được lẽ Đạo ấy rồi, sự phổ độ chúng sanh ở câu thứ hai rất dễ dàng.

Câu thứ ha
i:
Chúng sinh nói chung, từ loài khoáng vật tế vi đến loài vĩ đại con người. Về chúng sinh rất nhỏ, ngay ở nội thân mình đã có, muốn phổ độ chúng thì mình không nên lạm dụng lãng phí những tế vi tế bào trong thân người, vì nhờ nó mà thể xác được tồn tại, được sống còn để lo chuyện cao xa.

Về chúng sinh vĩ đại, từ động vật, con người, muốn phổ độ thì phải tận dụng quyền năng nhân bản của mình đối với mọi vật mọi người, không đánh đập sát hại gây gổ với bất cứ vật gì, người nào, trái lại còn phải ban bố cho họ những tình thương Thượng Đế vốn sẵn bao giờ mà trên kia mình đã có.

Câu thứ ba là đối với tất cả mọi người chung quanh mình, từ trên tới dưới, từ lớn tới nhỏ, đều sẵn sàng khoan dung tha thứ, dù ai gây lỗi với mình cũng vậy. Một khi biết cầu khẩn Đấng Chí Tôn tha thứ lỗi lầm của mình, thì mình hãy thể theo lòng từ ái của Ngài để tha thứ anh em chị em của mình tại thế gian, vì thế gian không phải là một cõi hoàn toàn thánh thiện, nên lắm điều còn ô trược, tránh sao những vấp phải lỗi lầm hoặc nhiều hay ít cũng vậy.

Sự tha thứ, lòng từ bi bác ái không giới hạn ở đâu, nghĩa là vô biên, chớ chẳng phải chỉ tha thứ, chỉ bao dung rộng lượng đối với hạng dưới tay thân thuộc của mình, mà không tha thứ bao dung đối với kẻ thù nghịch, vì là con chung của Đấng Cha Lành. Với người bất nhơn thất đức, có được hạnh như vậy thì mới tiến được giai đoạn nữa là câu thứ tư "Thiên hạ thái bình".

Câu thứ tư "Thiên hạ thái bình":
Mỗi khi cõi lòng của con người- thiên hạ- không còn chút vương vấn những thiên vị, những cố chấp bởi hoàn cảnh, bởi nhơn tâm chung quanh, thì tự nhiên sự bình tĩnh được phục hồi, không bận không lo điều sái lẽ phải, điều thiệt lẽ hơn, cái thua cái được, niềm thương nỗi ghét. Thái bình lúc ấy được lập lại nơi nội tâm con người vậy. Rồi con người cộng với hằng hà sa số con người thì ra thiên hạ. Khi mỗi thiên hạ được thái bình trong lòng rồi, thì thế giới thiên hạ đang ở sẽ không còn hỗn loạn phân ly xung đột với nhau nữa.

Sở dĩ con người không được thái bình nội tại, vì có tâm chấp trước. Một đàng thì muốn về Niết Bàn Cực Lạc hay Bạch Ngọc Kinh hưởng phước đời đời, một đàng thì muốn công danh chức tước vinh thân phì da, và đàng khác lại sợ sa vào địa ngục chịu đày đọa đời đời. Hỏi vậy con người nhiều dục vọng tham lam như thế, nội tâm có được thái bình chăng? Dĩ nhiên là không vậy.

Thiên hạ được thái bình rồi, bây giờ nói thêm câu cuối cùng: "Thánh thất an ninh"

Câu thứ năm"Thánh thất an ninh":
Mới nghe qua, những ai tò mò đều lấy làm ngạc nhiên, tại sao Đại Đạo Cao Đài chủ trương "Vạn giáo nhứt lý, đại đồng nhơn loại" mà lại chỉ cầu nguyện cho một Thánh thất, Thánh tịnh, Hội Thánh mình an ninh yên lành thôi? Không phải vậy đâu chư hiền đệ muội.

Như chư hiền đệ muội đã hiểu: Thánh thể của Đức Chí Tôn gồm có ba phần: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài. Ba đài hiệp lại thành một Thánh thể chung. Thánh thể hữu hình tượng trưng cho guồng máy Đại Đạo xoay vần trong càn khôn thế giới. Vì nếu hầu hết con người trên thế gian đều chấp nhận cái hình thức Thánh thể ấy để đạt được cái lý siêu nhiên của Trời, của Đạo, gìn giữ được những bửu vật cố hữu của con người muôn thuở, thì càn khôn sẽ được an tịnh, thế giới sẽ được an ninh, phong hòa võ thuận, thế giới an khương.

Đó là ý nghĩa năm câu nguyện của đạo Thầy thường tụng niệm.

Chư hiền đệ hiền muội ý niệm như vậy thì tư tưởng mỗi người đều đồng nhứt theo đó. Nếu sai một ly sẽ đi ngàn dặm xa. Đường lối hướng về lý tưởng hay mục đích của Đại Đạo là đem đạo cứu đời, lập lại đời thuần lương thánh đức. Nền tảng cốt yếu là như vậy, chớ thực sự không ngoài câu "Thiên hạ đồng qui nhi thù đồ" hoặc "Nhất tri bách lự" nghĩa là con người cùng về một điểm nhắm giống nhau mà bằng những đường lối khác nhau và cùng đạt tới sự hiểu biết duy nhứt mà bằng những ý nghĩ suy gẫm khác nhau.

Bần Đạo nói khác nhau đây, là những đường lối tạm mượn, chớ không phải khác nhau cả về tư tưởng tôn chỉ đã nêu trên.

THI

Đâu là qui hiệp vạn tông môn,
Về một ngôi nhà của Chí Tôn,
Để đạo Trời kia không nhạt sắc,
Cho người kia chẳng lạc linh hồn.
/.
Đức Đông Phương Chưởng Quản
Hành Pháp / Đức Đông Phương Chưởng Quản

Ý nghĩa Ngũ nguyện / Đức Đông Phương Chưởng Quản

Vạn pháp qui tông / Đức Đông Phương Chưởng Quản

Một giờ thanh tịnh một giờ linh / Đức Đông Phương Chưởng Quản

Đạo pháp trường lưu / Đức Động Phương Chưởng Quản

Học đạo để nên người thánh thiện,
Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
Có thân, thân chớ đọa trầm,
Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây