

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Lịch sử Trái Đấttrải dài khoảng 4,55 tỷnăm, từ khi Trái Đấtcùng với Hệ Mặt Trờihình thành từ Tinh vân ...
-
Giữa năm 1925, Ngài Lê Văn Trung được người bà con là ông Nguyễn Hữu Đắc (tu theo Minh Lý) ...
-
Ý NGHĨA NGÀY 13 tháng 3 Hạ tuần tháng 2 Quý Sửu – 1973, giải thích lý do vì sao Ơn ...
-
Tứ vô lượng tâm Tứ vô lượng tâm là bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahma Vihara) mà các vị Bồ tát ...
-
Đầu năm Bính Dần 1926, Đức Ngô Minh Chiêu trao thánh lịnh cho ngài Hồ Vinh Qui đem đàn cơ ...
-
Đức Bát Nhã Thiền Sư & Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Minh Lý Thánh Hội & Huờn ...
-
Sống tự nhiên không phải sống xa rời xã hội nhân lọai; không chỉ uống nước lã, thở khí trời ...
-
Chỉ 12 năm sau ngày Mẹ Maria hiện ra tại La Salette(1) với những lời báo động nghiêm khắc và ...
-
Trên mỗi làng quê Việt Nam, có biết bao điều kỳ lạ và hấp dẫn quanh tục lệ đón xuân. ...
-
Cao Đài /
Vào năm 1927, trong một đàn cơ tại Cần Thơ, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã cho một bài thơ ...
-
LỜI GIỚI THIỆU Đức Lý Thái Bạch Đại Tiên Trưởng là Nhất Trấn Oai Nghiêm trong Tam Trấn Oai Nghiêm Đại ...
-
THẮP ĐUỐC ĐẠI ĐẠO ĐỂ GIEO NIỀM TIN SIÊU VIỆT CAO ĐÀI Đức Chí Tôn khai đạo đã hơn 80 năm, ...
Đức Đông Phương Chưởng Quản
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/01/2010
Một giờ thanh tịnh một giờ linh
Bần Đạo chào mừng chư hiền đệ hiền muội.
THI
ĐÔNG chí tu trì phục nhất dương,
PHƯƠNG châm tu luyện bất lao thương;
CHƯỞNG trung thống lãnh cơ vi diệu,
QUẢN xuất kiền khôn độ thập phương.
Bần Đạo rất hoan hỉ đến với chư hiền trước giờ xuất tịnh để bổ khuyết một vài ý đạo trong đợt tu tập thể này và dạy thêm cho đợt tu kế tiếp.
Chư hiền đệ hiền muội ! Trong ba năm qua rồi thường có những khóa tịnh đặc biệt cho Minh Lý Thánh Hội và Cơ Quan tập thể luyện thần hòa hợp thiên điển để cứu vãn ách nạn chung cho đời, thật là hành động vô vi mà hữu ích. Chỉ có những hàng Thiên ân thuần chơn vô ngã mới dự được, thực hiện được, và thông suốt được. Cái biến của thế cuộc là động lực thúc đẩy con người phải thức tỉnh phải tiến bộ.
Nhơn đây, chư hiền đệ muội mới thấy được chỗ diệu dụng của thần khí, cái linh ứng của đạo vô vi, nên mỗi lần có nhập tịnh thường nhắc nhở tịnh viên cần nhất tâm thanh tịnh, Thanh tịnh tự nhiên mới hòa đồng Thiên lý. Có hòa đồng Thiên lý mới làm nên Đạo và sứ mạng Thiêng Liêng.
Khóa Đông Chí Bính Thìn này rất cần trong tiết Đông Xuân, cần ở chỗ thanh tịnh làm sống lại chánh khí Tiên Thiên tự hữu để chế ngự tặc tà ác khí của hậu thiên trong giai đoạn này.
Đức Khổng Tử có lời rằng: "Tiên thiên như Thiên phất vi, thiên thả phất vi, huống ư nhơn hổ, ư quỉ thần hồ" nên dụng tâm thanh tịnh khởi mạch sống khí Tiên Thiên là quan trọng đối với tịnh viên là vậy.
Đợt tu này chỉ còn một thời nữa sẽ xuất tịnh, Bần Đạo cũng cần kiểm điểm ưu khuyết cho chư hiền đệ muội biết để tu học thêm.
Chư hiền đệ muội chưa thâm nhập lý thiền nên khó tịnh tọa trước đối cảnh thiếu trợ duyên thanh thoát và những bận rộn nho nhỏ cũng làm cho tịnh viên phóng tâm giây phút. Tuy vậy, nhờ đức tin và tâm đạo đã giúp chư hiền đệ muội chiến thắng một phần đáng khen.
Một phóng tâm cũng làm liên hệ đến khối điển chung. Bần Đạo đề cập mà không đề cập là tương đối đợt tịnh có phần hơn các đợt tịnh khác.
Chư hiền đệ muội cũng cần bổ khuyết chung một cách vô tư để hoàn thiện chung hầu tiến tới huyền môn hành thâm Bát Nhã.
THI
Một giờ thanh tịnh một giờ linh,
Nên Đạo hay không cũng bởi mình;
Chẳng phải mấy ngày, năm tháng cũng,
Trì hành nhật nhật biết cơ sinh.
Chư hiền đệ muội ! Thế cuộc vần xoay, thạnh suy bĩ thới nên người tu hành phải tự giác ngộ lúc vui thạnh mà không buồn lúc suy, có bĩ rồi sẽ có thới. Như vậy dầu bao nhiêu khó khăn trở ngại cũng không làm tâm thành hành giả thoái chuyển được.
Các Đấng Thiêng Liêng sẽ an bài cho chư hiền đệ hiền muội, chỉ cần chư hiền có một sự thành tâm thật ý tu trì thì ngày chứng quả sẽ không xa.
Bần Đạo sẽ chọn ngày mở khóa Dự Bị cho những hàng thiện tâm dốc tìm chơn đạo trong khoảng Trọng Xuân. Vậy hãy dọn mình trong sạch để được vào.
THI
Đạo có xa đâu ? đạo ở trò,
Sẵn sàng khuôn thước khá lường đo;
Tha cầu biệt xứ cho nên nỗi,
Quày bước về nguồn Lão rước cho.