Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Điều thứ hai mươi của Tân Luật có qui định Chức sắc giữ Thánh thất mỗi ngày phải làm tiểu ...


  • Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào ...


  • CON NGƯỜI NGÀY MAI / Quan Thế Âm Bồ Tát

    Buổi đời mạt pháp, nhơn loại tập nhiễm thói hư nết xấu của Đời, từ vô thỉ dĩ lai chồng ...


  • CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

    . Who founded Caodaism? CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme ...


  • Tam giáo qui nguyên, như nước ba sông lớn đổ về biển cả, không thể biết nước nào thuộc về ...


  • Năm 1947, hai mươi năm sau khi bắt đầu tạo dựng Thánh Địa Tây Ninh, Đức Hộ Pháp Phạm Công ...


  • Le Tao / Nguyen Ngoc Chau

    L’histoire dit que l\'empereur Fo-Hi regarda le Ciel, puis baissa les yeux vers la Terre, en observa les particularités, considéra ...


  • Nói tóm lại trong buổi Long Hoa khai diễn trong những ngày cùng cuối của đời hiện tại là buổi ...


  • Ngày mùng 1 tháng 3 Đinh Hợi (thứ ba 17/04/2007) được sự phân công của Ngoại Giao Vụ, phái đoàn ...


  • “Thành công không do những cái đã nắm đặng ở trong tay; thất bại không do những cái đã vuột ...


  • Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch TƯ KHẢO  思 考 – TRỊ THẾ  治 世 313. Bất dục ...


  • Trà Đạo / Sưu tầm

    Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối ...


27/06/2011
Huệ Nhẫn

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 27/06/2011

NGUỒN GỐC HAI BÀI NIỆM HƯƠNG VÀ KHAI KINH CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai câu đầu: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp. Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra…”, sau đó tụng đến bài Khai Kinh: “Biển trần khổ vơi vơi trời nước…”.
Có thể nói, tất cả tín đồ Cao Đài đều thuộc nằm lòng hai bài kinh này, nhưng cũng có thể nói, ít người biết rằng hai bài kinh trên có gốc từ chi đạo Minh Lý (Tam Tông Miếu)1Về việc một số bài kinh Nhựt tụng Cao Đài được thỉnh từ Minh Lý Đạo, xin đọc chi tiết nơi trang 225, quyển 1, Lịch sử Đạo Cao Đài (Khai Đạo), Cơ Quan Phổ Thông Giáo L. xuất bản năm 2005.; bài Niệm Hương do Đức Nam Cực Chưởng Giáo, dựa theo bài Phần Hương Chú (kinh Minh Sư, chữ Hán), giáng tả bằng quốc ngữ năm 1925, bài Khai Kinh do Đức Lữ Tổ giáng tả cũng trong năm đó.2. Đến nay, các vị ở Tam Tông Miếu cho biết vẫn chưa tìm lại được Thánh giáo đàn Đức Nam Cực Chưởng Giáo tả kinh, vì vậy chúng ta chưa biết thời điểm chính xác.

NG UỒN GỐC BÀI KINH NI ỆM HƯƠNG

1. Trong quyển Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh, nhị vị Đầu Sư Tiền khai Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt đã cho in đầy đủ bài Phần Hương Chú (chữ Hán và chữ quốc ngữ), trang 1, và bài Chú Đốt nhang quốc âm (Niệm Hương), chữ Hán Nôm và chữ quốc ngữ, trang 2. Dưới đây là ảnh chụp hai bài kinh trên (ảnh 1 và 2).



ẢNH 1



ẢNH 2

 2. Trở lại bài Phần Hương Chú in trong Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh (ảnh 1), nguyên văn bài kinh này như sau:
“Đạo do tâm hiệp
Tâm giả hương truyền
Hương phần ngọc lư
Tâm chú Tiên nguyện
Chơn linh hạ giáng
Tiên bội lâm hiên
Kim thần quan cáo
Kính đạt Cửu Thiên
Sở khải sở nguyện
Hàm tứ như ngôn.”

Tạm dịch:
Đạo do tâm thành hiệp chú vào
Tâm ấy nhờ hương thơm của nhang truyền đi
Hương khói nhang đốt từ lư ngọc
Tâm người theo đó hướng lòng cầu nguyện lên các vị Tiên
Chơn linh các đấng giáng hạ
Xe Tiên giáng lâm đến nơi
Hôm nay kẻ bề tôi xin tấu trình Hướng lên chín tầng Trời Những điều bề tôi trình dâng lên, nguyện xin Tất cả đều được ban cho như lời cầu.

 Lời tạm dịch trên rất thô, so với từng câu từng câu bài Niệm Hương do Đức Nam Cực Chưởng Giáo giáng ban tại Minh Lý Thánh Hội:
“Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra Mùi hương lư ngọc bay xa Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng Xin Thần Thánh ruổi giong cỡi hạc Xuống phàm trần vội gác xe Tiên Ngày nay đệ tử khẩn nguyền Chín tầng Trời Đất thông truyền chứng tri L.ng sở vọng gắn ghi đảo cáo Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành.”
ảnh 3  Đạo Cao Đài có hệ thống kinh lễ phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, trong đó có nhiều kinh chữ Hán. Việc tìm nguồn gốc, ngoài giá trị về mặt lịch sử, còn rất cần thiết để khẳng định: Thứ nhứt, bài kinh ấy có chánh thức chuyển qua Cao Đài hay không? Nếu có là vào dịp nào? Thứ hai, nhờ vào bản kinh chữ Hán xưa, chúng ta không sợ hiểu sai nghĩa khi diễn dịch qua tiếng Việt. Các bản kinh gốc cần được lưu giữ, để các đợt in kinh mới do theo đó sẽ không bị “tam sao thất bản”.
Bài kinh đạo Cao Đài sử dụng kết thúc bằng câu chú của Đức Chí Tôn: “Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”, tạo ảnh hưởng mạnh trong cõi huyền linh.

3. Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là:

• Bài Phần Hương Chú (Đạo do tâm hiệp…) có gốc tích từ đâu?3 Vài tác giả (Đức Nguyên, Thiên Vân …) viết: “Bài Phần Hương Chú bằng chữ Hán được trích trong kinh Cảm Ứng của Đạo Giáo”. Chúng tôi đã tìm qua một số bản kinh Cảm Ứng, trong đó có quyển Cảm Ứng Thiên Tập Chú, in năm Thiệu Trị thứ bảy (1847)… nhưng vẫn chưa thấy bài Phần Hương Chú trong đó.4. Đạo huynh Lê Anh Minh, tác giả quyển Thiện Thư (Lược khảo và dịch chú Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn và Công Quá Cách) cho biết không tìm thấy bài Phần Hương Chú trong các bản kinh Cảm Ứng Đạo huynh có được.

Chuyển qua tìm trong kinh Minh Sư, chúng tôi đã gặp được một số bài kinh có nội dung tương tự bài Phần Hương Chú, thí dụ:
• Bài Chúc Hương Chú, trong Ngọc Hoàng Thượng Đế Hồng Từ Cứu Thế Bảo Kinh, trang 84, in năm 1912, Ngọc Sơn từ tàng bản (ảnh 3).
ẢNH 3

• Bài Phát Lư, trong Ngọc Hoàng Kinh Sám, trang 26, in năm Đinh Tỵ (1917) (ảnh 4).
ẢNH 4 VÀ 5

• Bài Phần Hương Tưởng, trong Thái Thượng Diệu Lục quyển 2, trang 2, không ghi năm in,

Các bài kinh này, gọi là có nội dung tương tự bài Phần Hương Chú do có một vài chỗ khác biệt, thí dụ như bài Chúc Hương Chú (ảnh 3) như sau:
“Đạo do tâm học
Tâm giả hương truyền
Hương nhiệt ngọc lư
Tâm tồn Đế tiền
Chơn linh hạ giáng
Tiên bội lâm hiên
Linh thần quan cáo
Kính đạt Cửu Thiên.”

Hay như bài Phần Hương Tưởng (ảnh 5) có nội dung:
“Đạo do tâm hiệp
Tâm giả hương truyền
Hương phần lư trung
Tâm chú Đế tiền
Tiên linh giáng hạ
Tiên phối lâm hiên
Kim thần khải tấu
Thấu đạt Cửu Thiên
Phạm hữu sở nguyện
Hàm tứ như ngôn.”

4. Một số ý kiến ban đầu:
Quyển Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh đã giúp làm ra bài Niệm Hương (và sau đó là bài Khai Kinh) được Ơn Trên tả qua quốc ngữ từ kinh chữ Hán, xác định tên và nội dung bài kinh, giúp chúng ta không phải thắc mắc, nhầm lẫn, do có nhiều bài tương tự nhau.
Như vậy, mặc dù còn phải tiếp tục tìm bài Phần Hương Chú đúng nguyên văn theo Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh (ảnh 1), tuy nhiên, qua những bài kinh đã tìm thấy kể trên, có thể xác định được rằng bài Phần Hương Chú là kinh Minh Sư, đó cũng là định hướng sưu tầm trong thời gian tới.
Trong tất cả bản kinh chúng tôi đã tìm được, chỉ có bài Phần Hương Tưởng (ảnh 5) có câu đầu là “Đạo do tâm hiệp” giống bài Phần Hương Chú; còn lại, tất cả đều có câu đầu là “Đạo do tâm học”. Chữ Học này dù hiểu theo nghĩa:
Hiểu ra, giác ngộ… vẫn còn một khoảng cách khác biệt, nhứt là về mặt tâm linh, so vớí chữ Hiệp trong “thành tín hiệp”, đã ăn sâu vào tâm thức người đạo Cao
Đài.

NGUỒN GỐC BÀI KHAI KINH


1. Trong quyển Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh của đạo Cao Đài nêu trên, nơi trang 7, có in bài Khai Kinh Kệ (Trần hải mang mang…) chữ Hán và chữ quốc ngữ. Tiếp dưới là bài Kệ Khai Kinh Quốc Âm, nay gọi là bài Khai Kinh: “Biển trần khổ vơi vơi trời nước…” chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Dưới đây là bản chụp hai trang 7 và 8 quyển Thời Nhựt Tụng Kinh (ảnh 6 và 7).
Nội dung bài Khai Kinh Kệ chữ Hán như sau:

“Trần hải mang mang thủy nhựt đông
Vãng hồi toàn trượng chủ nhơn công
Yếu tri tam giáo tâm nguyên hiệp
Trung thứ từ bi cảm ứng đồng.”



ẢNH 6- 7

2. Các bản kinh Minh Sư đã nêu trong phần 1 (Nguồn gốc bài kinh Niệm Hương) đều có bài Khai Kinh nhưng nội dung khác với bài “Trần hải mang mang…” này.
Chúng tôi đã rất mừng khi tìm thấy trong quyển Thiện Môn Nhựt Dụng tại Quang Nam Phật Đường (quận 1– TP . HCM ) có bài Khai Kinh Kệ giống nguyên văn bài “Trần hải …” kể trên. Dưới đây là bản chụp bìa quyển Thiện Môn Nhựt Dụng và bài Khai Kinh Kệ (trang 17).
Qua những bài kinh gốc từ chi đạo Minh Sư chuyển qua Cao Đài, đặc biệt là bài Ngọc Hoàng Bửu Cáo (Đại La Thiên Đế …), ba bài xưng tụng Tam Giáo Đạo Tổ và hai bài Niệm Hương– Khai Kinh vừa kể trên, một lần nữa, chúng ta
cảm nhận rằng Ơn Trên đã chuẩn bị trước một số nền tảng từ đạo Minh Sư, và nhiều tôn giáo khác, tổng lực các phần cốt yếu lại, để lập thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Ghi chú thêm
Trong quyển Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh của đạo Cao Đài (in năm 1928), từ trang 3 đến trang 6 có in bốn bài: Tịnh Khẩu Chú, Tịnh Tâm Chú, Tịnh Thân Chú và An Thổ Địa Chú. Về sau, từ khi T.a Thánh Tây Ninh ban hành quyển Nghi tiết Đại đàn và Tiểu đàn (17.6.Canh Ngọ–1930), bốn bài chú trên không c.n sử dụng nữa. Nhân đây, chúng tôi cũng xin thông tin rằng bốn bài chú đó có trong quyển Cứu Kiếp Hoàng Kinh (mã số R.3947 Thư viện Quốc gia Việt Nam).
Bìa quyển kinh ghi: “Tự Đức nhị thập cửu niên tân thuyên” và “Bản tồn Ngọc Sơn Văn Vũ Nhị Đế điện”; năm Tự Đức thứ 29 tức là năm 1875, và đền Ngọc Sơn (hồ Gươm, Hà Nội) xưa kia, khoảng từ 1845 đến 1945, là một trong hững Thiện Đàn quan trọng vùng Bắc bộ có tổ chức cơ bút, cũng là cơ sở in ấn và tàng bản kinh sách Hán Nôm lớn (lên đến 246 tên sách) trong giai đoạn trên.




Huệ Nhẫn

Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây