Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Cầm thú phải phục tùng bản năng, chúng không có chọn lựa nào khác. Còn con người? Con người phải ...


  • Bài giảng ngày Thánh đản Đức Diêu- Trì Kim- Mẫu (Ngày 17 tháng 7 năm Nhâm Tý, 25-8-1972) của Ngài Cố ...


  • Cảm ứng / Thiện Hạnh

    "Một trong những tinh hoa của Thái Thượng Lão Quân hay Lão Tử, đó là cảm ứng. Chỉ có hai ...


  • PHONG CÁCH THƯỞNG XUÂN CAO ĐÀI Giáo sĩ LẬP HẠNH Từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, mọi người đều tỏ ...


  • Tây Minh / Lê Anh Minh trích dịch

    Tây Minh vốn là đoạn văn đầu của thiên Càn Xưng 乾 稱 trong Chính Mông正 蒙 của Trương Hoành ...


  • Do bị ảnh hưởng của khuynh hướng thiên tả ở một số nước theo chủ nghĩa xã hội, nên tôn ...


  • Tín ngưỡng Việt Nam còn gọi là tín ngưỡng truyền thống hay tín ngưỡng dân gian, là tín ngưỡng của ...


  • Chu lễ và Thánh Chu Công / Trần Ngọc Tâm

    Những ai học Dịch đều hiểu rõ và nhớ ơn các Thánh – Phục Hy, Văn Vương, Chu Công Đán và Đức ...


  • Chúng sanh là Phật / Bạn đọc Hiệp An

    Tôi có cái tánh kỳ là hay quan sát ở việc mà ngẩm ra cái lý hay hoặc có cái ...


  • Ngày nay trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học của các ngành Khoa Học Nhân Văn như Lịch ...


  • Chữ Tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long

    "Chử TÂM là chốn CAO ĐÀI Không phân tã hửu là ngai Thượng Hoàng." Đó là lời dạy của đức Vạn-Hạnh Thiền-Sư ...


  • LUYỆN KỶ / BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt ...


12/03/2007
Tuổi Trẻ Online

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Nhạc Việt thời hội nhập

Theo ông, những yếu tố nào trong nhạc ngữ truyền thống Việt có thể thu hút người nước ngoài cũng như ảnh hưởng của nó trong giới chuyên môn?

- GS Nguyễn Thuyết Phong: VN đã cống hiến cho thế giới một truyền thống âm nhạc vừa đậm đặc, vừa đa dạng. Đậm đặc ở chiều dày lịch sử, chiều sâu về lý thuyết (qua truyền khẩu) và chiều rộng về thanh nhạc và các nhạc cụ. Đa dạng thể hiện qua truyền thống âm nhạc của 54 dân tộc. Riêng âm nhạc dân tộc Việt (Kinh) ở vùng đồng bằng biểu hiện rực rỡ nhất của tính đa dạng này qua nhiều thể loại nhạc khác nhau. Điều này đã tạo nên sự thu hút đối với người nước ngoài.

Tốt nghiệp ngành dân tộc nhạc học tại ĐH Sorbonne (Pháp), hiện định cư tại Mỹ, GS Nguyễn Thuyết Phong là ủy viên Hội đồng nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ (từ 1984), từng được Tổng thống Bill Clinton đánh giá là "niềm vinh dự cao quí trong nghệ thuật truyền thống, gồm những trước tác nghiên cứu xuất sắc lẫn vai trò nghệ sĩ biểu diễn với những thành tựu độc đáo" (1997).

GS Nguyễn Thuyết Phong là người VN thứ hai sau GS Trần Văn Khê được ghi tiểu sử trong đại từ điển âm nhạc thế giới New Grove (từ tháng 5-2001)
Tuy nhiên, đặt mình vào vị trí của thế giới, có thể nói âm nhạc VN vẫn còn ở mức độ khiêm nhường. Khi từ Pháp đến Hoa Kỳ giảng dạy cách đây hơn 20 năm, tôi đã góp phần mình xây dựng lại niềm tin văn hóa và âm nhạc VN tại Mỹ sau cuộc chiến tranh khốc liệt, thông qua các cuộc thuyết giảng tại hơn 50 đại học và các thính đường công cộng. Điều đáng khích lệ hiện nay là có khoảng 130 băng đĩa nhạc truyền thống VN được thực hiện ở ngoài nước và phát hành rộng rãi trên thế giới. Riêng sưu tập nhạc truyền thống của tôi (Phong Nguyen collection) hiện lưu trữ tại Hoa Kỳ được xem là lớn nhất bên ngoài VN.

Ngoài các nhà dân tộc nhạc học (ethnomusicologist) gốc Việt ở nước ngoài, ở Hoa Kỳ còn có Miranda Arana, Richard Jones-Bamman, Mercedes Dujunco, Jason Gibbs, John Paul Trainor; ở Anh có Barley Norton và ở Đức có Gisa Jahnichen là những chuyên gia về nhạc Việt. Đó là chưa kể những sinh viên Mỹ đã nhiệt tình nghiên cứu về âm nhạc VN qua luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, hoặc các bài nghiên cứu chuyên về đờn ca tài tử, vọng cổ, ca trù, chầu văn, nhạc dân tộc cải biên, các nhạc cụ Việt...

Mặt khác, một vài nhà soạn nhạc cũng quan tâm đến những ý niệm, chất liệu âm thanh truyền thống VN để đưa vào các sáng tác đương đại. Điển hình là nhạc sĩ Monica Houghton ở Nhạc viện Cleveland (Hoa Kỳ) soạn tác phẩm song tấu We rise above our little quarrels (Vượt thắng) cho đàn tranh và sáo trúc đã được Nguyễn Thanh Thủy và Lê Phổ công diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội vào đầu năm 2005...

- GS Trần Quang Hải: Từ thập niên 1960, Stephen Addiss đã cùng Phạm Duy thực hiện đĩa hát về các loại nhạc VN (Hãng Ethnic Folkways phát hành tại Mỹ, 1966). Barley Norton đã bỏ nhiều năm nghiên cứu ca trù (luận văn thạc sĩ), chầu văn (luận án tiến sĩ) và hiện ông giảng dạy tại Anh về nhạc VN và nhạc châu Á.

TS Gisa Jaenichen ở Berlin (Đức) đã sống nhiều năm tại VN để viết luận án tiến sĩ về nhạc truyền thống VN. GS Yves Defrance đã thực hiện một CD về ca trù, quan họ và hát chèo, phát hành tại Thụy Sĩ năm 2006. Cô Alienor Anisensel là người Pháp đầu tiên hát được ca trù, biết gõ phách, đánh đàn đáy và đánh trống chầu dù chưa tới 25 tuổi; hiện cô đang viết luận án tiến sĩ về ca trù.

Còn về sáng tác thì dường như chưa có mấy nhạc sĩ nước ngoài dựa vào nhạc ngữ truyền thống Việt. Tuy nhiên có một số nhạc sĩ Việt sống ở hải ngoại đã sử dụng nhạc ngữ Việt trong các sáng tác nhạc đương đại như Nguyễn Văn Tường (1929-1996), Tôn Thất Tiết, Trương Tăng (1936-1989), Nguyễn Thiên Đạo, Trần Quang Hải, Phan Quang Phục, Lê Tuấn Hùng, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Đức Cường, Nguyên Lê bằng cách dùng thang âm ngũ cung Việt hay âm thanh của một nhạc cụ cổ truyền hoặc kỹ thuật hát luyến láy, tiết tấu trong chèo, chầu văn...

* Có trở ngại nào đối với nhạc Việt truyền thống trong quá trình xác lập một vị trí đáng lưu tâm trong sinh hoạt âm nhạc toàn cầu?

GS Trần Quang Hải đã có hơn 3.000 buổi biểu diễn giới thiệu nhạc dân tộc VN tại 70 quốc gia, tham dự hơn 150 đại hội, liên hoan nhạc truyền thống quốc tế trong suốt 40 năm qua. Tháng 6-2006, GS Trần Quang Hải được mời về nước tham gia hội thảo về ca trù để lập hồ sơ đăng ký nghệ thuật này vào danh sách "kiệt tác văn hóa phi vật thể" của UNESCO cho năm 2007.
- GS Trần Quang Hải: Cho phép tôi được nhắc đến nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, 90 tuổi, là người đã dành trọn cuộc đời mình cho nhạc dân tộc. Ngoài tài năng đàn tranh có thể nói là giỏi nhất VN, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo còn đóng đàn tranh với nhiều sáng kiến (17, 19 và 21 dây), làm giàu thêm về âm thanh. Ông thường xuyên gửi tài liệu cho các học trò của ông khắp nơi trên thế giới, nhờ đó chúng tôi có dịp học hỏi tiếng đàn tranh, đàn kìm, đàn sến, đàn bầu mà ông thể hiện một cách tuyệt hảo.

Theo tôi, người tài ở VN không thiếu nhưng có lẽ họ chưa được tham dự các đại hội, liên hoan nhạc dân tộc ở qui mô quốc tế. Tháng 9-2006 vừa qua, GS Trần Văn Khê cùng GS Tô Ngọc Thanh đã cùng một đoàn 60 nghệ nhân sang TP Torino tham dự chương trình Tuần lễ văn hóa VN tại Ý.

Khán thính giả Ý đã ca ngợi nhạc cung đình, nhạc cồng chiêng Tây nguyên, ca trù, chèo, chầu văn, ca nhạc tài tử Nam bộ, nhạc lễ... Tôi hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều đoàn như thế tại các liên hoan âm nhạc quốc tế.

* Có một nỗi e ngại rằng liệu bản sắc có thể trở thành "hội chứng biệt lập" trong thời hội nhập?

- GS Nguyễn Thuyết Phong: Sự giao lưu giữa âm nhạc nước ta với thế giới hiện nay đang trên đà rất thuận lợi, nhưng khi nói đến "đậm đà bản sắc dân tộc" tôi không nghĩ đến sự biệt lập hoặc cô lập đối với thế giới bên ngoài. Ta nên bình tĩnh nhận ra điều quan trọng này: người ngoài chỉ quí trọng mình khi mình có bản sắc độc đáo. Sự tha hóa, ngoại hóa, thuộc hóa hay lai tạp chỉ chứng tỏ sự thiếu niềm tin vào chính mình. Chúng ta đang hội nhập với thế giới, tôi muốn nhấn mạnh rằng thế giới đã và đang dành cho văn hóa và âm nhạc VN một vị trí ngày càng đậm nét...

- GS Trần Quang Hải: Tôi nghĩ cần học cái của người rồi tiêu hóa thành cái của mình, khi đó mình sẽ thấy giàu thêm mà không bị mặc cảm. Mặt khác phải chắt lọc, không thể chấp nhận bừa bãi cái từ bên ngoài. Một ví dụ cụ thể: phải nắm được căn bản của đàn tranh, khi đó có biểu diễn "thêm hoa thêm lá" cũng không làm mất gốc, bài bản. Nhưng biểu diễn đàn tranh mà lại bắt chước phong cách trình diễn nhạc phương Tây thì hoàn toàn trái ngược phong cách nhạc dân tộc của mình (khi đàn thân người phải mực thước, nền nã).
Tuổi Trẻ Online

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây