Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng ...
-
Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra ...
-
Xuân lại về ! Chờ đón hay hững hờ, đến độ cuối đông Xuân vẫn đến; hoa trổ kiểng xanh, ...
-
Này các con ! Tiết Xuân hòa dịu đã đến trần gian. Các con đều dừng bước để đón xuân, ...
-
Huyền Cơ /
Huyền cơ là gì? Có khác với thần cơ ra sao? Tuy cũng là Thần Tiên giáng dạy, mà phương pháp ...
-
Cách đây hơn 80 năm một sự kiện hi hữu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã xảy ...
-
Sen Trắng Hàng năm cứ mỗi độ Thu về, người tín hữu Cao Đài nhất là phái nữ rộn ràng chuẩn ...
-
Người đời thường nói: "tạo tự thì dễ, tạo tăng (con người) mới khó". Nói như thế không có nghĩa ...
-
Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định ...
-
ĐH Quốc gia TPHCM vừa thành lập Trung tâm Xuất sắc John von Neumann (JVN). Đây là trung tâm xuất ...
-
Đức Lý Giáo Tông dạy: “Có phải chăng vì tổ chức không phân minh? Chấp quyền pháp không nghiêm chỉnh, hoặc ...
-
"Hãy tự biết mình" là lời khuyên có ý nghĩa rất sâu xa từ ngàn xưa của các bậc minh ...
Tuổi Trẻ Online
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010
Pétrus Trương Vĩnh Ký - Tầm vóc quốc tế của Pétrus Ký
Trong chuyến tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam bộ (từ 14-7-1863 đến 18-3-1864) với vai trò thông dịch viên, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã viết tác phẩm đầu tay Khái quát về vương quốc Khơme hay Campuchia (Notice sur le Royaume de Khmer ou de Kambodje) đăng trên nội san của Hội Địa lý (Bulletin de la Société de Géographie) xuất bản năm 1863 ở Paris. Đây được xem là bài viết đầu tiên của một người VN đăng trên một diễn đàn khoa học quốc tế, cũng là tác phẩm mở đầu cho sự giao lưu văn hóa giữa VN và thế giới.
Đối với Pétrus Ký, đây cũng là bước khởi đầu sự nghiệp văn hóa ngoài phạm vi xứ sở của mình. Ban biên tập nội san đã đánh giá: "Tác phẩm này của Pétrus Trương Vĩnh Ký, một thông dịch viên cho phái bộ An Nam, sang thăm nước Pháp tháng 10, 11-1863. Tuy còn trẻ (26 tuổi) nhưng kiến thức rất sâu rộng, lại biết nhiều thứ tiếng Tây Âu và phần lớn các ngôn ngữ chính của Á Đông. Tác phẩm này cho thấy ông là người thông thạo tiếng Pháp y như tiếng mẹ đẻ của mình".
Gần bảy trang viết của Pétrus Trương Vĩnh Ký là những lời giới thiệu đầu tiên về vương quốc Khơme hay Campuchia, những phác họa đời sống, phong tục tập quán của xứ này; điều quan trọng là ông đã thông báo cho thế giới sự hiện diện của di chỉ Angkor và các di chỉ khác, nhờ vậy các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến nền văn minh Đông Dương. Để nắm vững xứ Campuchia như vậy, Pétrus Trương Vĩnh Ký đã có ba năm lưu trú tại chủng viện Pinhalu ở Campuchia với nhà truyền giáo Bouilleveaux (thường được gọi với tên Việt là cố Long), người được coi là đã phát hiện di tích Angkor.
Đến "sân chơi" của các nhà khoa học thế giới
Năm 1873 ông Léon de Rosny, nhà Đông phương và ngôn ngữ học nổi tiếng người Pháp (tác giả bài viết Khái quát ngôn ngữ An Nam năm 1855), đã tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về Đông phương học (Congrès International des Orientalistes) với đại diện từ 33 quốc gia tham dự.
Pétrus Trương Vĩnh Ký không những đại diện xứ An Nam mà còn là thành viên ban tổ chức hội nghị, hiển nhiên ông trở thành một trong những người tiên phong về ngành Đông phương học trên thế giới. Ông hiện diện trong "sân chơi lớn" này, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa cùng những nhà khoa học tầm cỡ như Henry Schliemann, người đã tìm ra thành Troy và kho tàng thành Mycènes; Andrew Dickson White, đồng sáng lập và viện trưởng đầu tiên của Đại học Cornell (Mỹ, 1868) cùng hàng trăm học giả nổi tiếng khác trên thế giới.
Trong số 33 đại biểu dự hội nghị, trừ trưởng đoàn Nhật Bản chỉ có Pétrus Ký là người châu Á (đại diện của các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan tại hội nghị lại là người châu Âu).
Sau đó, nhân triển lãm quốc tế 1889 (Expo 1889) tại Paris, Hội Dân tộc học Paris đã tổ chức hội nghị quốc tế về dân tộc học (Congrès International des Sciences Ethnographiques) và đại diện cho xứ An Nam vẫn là Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Hai tư liệu vừa được sưu tầm này cho thấy các hoạt động trên diễn đàn văn hóa quốc tế của Pétrus Ký, và chắc hẳn sẽ còn nhiều điều về nhà bác học này chưa được khám phá hết. Có thể chúng ta sẽ còn thấy tên ông trong biên bản của những hội nghị khoa học tương tự. Tuy nhiên chúng ta đều biết ông đã có mặt trong Từ điển bách khoa Larousse với cương vị là một nhà bác học về ngôn ngữ.
Từ chuyến sang Pháp tháp tùng phái bộ Phan Thanh Giản cho đến các hội nghị khoa học quốc tế mà ông tham dự, Pétrus Ký đã đặt mối quan hệ, trao đổi thư từ thường xuyên với các học giả trên thế giới, những người có ý tưởng nhân đạo cao đẹp, với mong muốn sau này họ có thể giúp đỡ người Việt trên nhiều lĩnh vực: khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội... Trong số đó có ông Paul Bert, người mà Pétrus Ký đã có được mối quan hệ có lẽ là thân thiện nhất.
Ông Paul Bert là bác sĩ, giáo sư Đại học khoa học ở Bordeaux và Paris, thành viên Hàn lâm viện Pháp, bộ trưởng Bộ Giáo dục và nghị sĩ Quốc hội Pháp. Giữa hai ông đã có hơn 20 năm liên hệ với nhau qua thư tín, hướng tới mục tiêu cải tổ VN để tiếp cận được với các nước văn minh trên thế giới, theo phương châm "hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau" thay vì chính sách "đồng hóa" (assimilation) của thực dân Pháp.
Sau này, khi được bổ nhiệm làm tổng trú sứ Bắc kỳ và Trung Kỳ, chỉ trong vài tháng đầu tiên ở cương vị mới ông Paul Bert đã cho thành lập một Hàn lâm viện Bắc kỳ (Académie Tonkinoise) để duy trì và phục hưng nền văn hóa truyền thống VN.
Cùng sang VN với ông Paul Bert còn có các cộng sự thân tín của ông như J.Chailley; G.Dumoutier (nhà VN học đã kêu gọi sự hợp tác của các nhà Nho học để cùng bảo tồn bản sắc dân tộc qua việc phục hồi chữ Hán - Nôm).
Vào ngày 9-11-1886, trong khi đang làm việc với vua Đồng Khánh tại Huế, ông Paul Bert đột ngột từ trần. Sự kiện này đã gây nên một tổn thất lớn lao nhất cho cuộc đời và sự nghiệp của Pétrus Trương Vĩnh Ký, vì sau đó các cộng sự thân tín của ông Paul Bert đều bị thất sủng bởi những kẻ kế nhiệm ông, vốn luôn muốn duy trì chính sách đồng hóa của thực dân Pháp. Bản thân Pétrus Trương Vĩnh Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập.