Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • "Bần Tăng muốn bảo với chư liệt vị đạo hữu như thế này: Các hình thức phô bày trong vạn ...


  • ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

    Vào đêm lễ Phục Sinh năm nay, 07-4-2012, khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI thắp cây nến đầu tiên tại ...


  • Trước khi những bộ sách về lịch sử của dân tộc được biên soạn thì trong dân gian đã lưu ...


  • Chỉ 12 năm sau ngày Mẹ Maria hiện ra tại La Salette(1) với những lời báo động nghiêm khắc và ...


  • Đệ Nhị Xác Thân / Quách Hiệp Long

    "Mổi kẽ phàm dưới thế nầy đều có hai xác-thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng-liêng gọi là ...


  • ĐỨC QUAN ÂM luôn song hành cùng nhân thế, từ Nhất kỳ, qua Nhị kỳ, đến Tam Kỳ Phổ Độ. Đức ...


  • Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng ...


  • TÍNH KHÔNG / Ban Biên Tập sưu tầm

    Không tính (zh. 空, 空 性, sa. śūnya, tính từ, sa. śūnyatā, danh từ, bo. stong pa nyid སྟོང་པ་ཉིད་), nghĩa ...


  • Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn / Thanh Bình sưu tầm

    Tìm hiểu Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn Là người Cao Đài không ai tránh được thổn thức khi đọc hay nghe ...


  • Chơn nhơn / Thuần Chơn

    Bực Chơn Nhơn ngày xưa không ưa sống, không ghét chết, lúc ra không hăm hở, lúc vào không do ...


  • PHỔ CÁO CHÚNG SANH / Đạt Tường

    Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...


  • Trong một năm, mùa nào cũng có ý nghĩa, có cái quý, cái đẹp do sự chuyển hóa của thiên ...


28/06/2006
Đức Như Ý Đạo Thòan Chơn Nhơn

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Xây đắp Cao Đài nội tại

THI

NHƯ vầy không nở Lão làm ngơ,
Ý Thánh ban cho kẻ đợi chờ;
ĐẠO hạnh mở đường qui hậu tấn,
THIỀN tâm làm lối phục nguyên sơ.
CHƠN thường giữ vẹn lòng trong sáng,
NHƠN dục buông lung tánh đục mờ;
Rắc rối bởi chưng thanh lẫn trược,
Khôn dò thế sự với thiên cơ.

Ôi
! Pháp là gì ?. Là phương tiện. Tâm mới là cứu cánh. Các Đấng thường dạy chư môn đồ -Tâm chuyên nhứt, tâm thận độc, bình thường tâm...

Những phương tu tập về tâm, đó là để diệu dụng vào những lúc thời không thuận lợi cho người tu.

Chư đệ muội phải cần tu, tiếp tục phần khắc kỷ luyện tâm. Tâm phải bình thường như mặt nước hồ thu không tí gợn. Tâm phải vững như cật trụ kình thiên. Tám gió không lay, mười hung chẳng phạm. Tâm có minh thì thần mới linh. Luyện tâm tức là luyện thần. Luyện được thần thì tâm không còn là tâm nữa mà là thần. Thần là chủ tể vạn sự vạn vật. Thần ứng hóa cả việc thế cơ Trời. Thần năng nhập thạch, thần năng phi hành, nhập thủy bất nịch, nhập hỏa bất phần. Chư đệ muội nhớ những câu tâm ấn này chăng ?

Thần linh diệu thì ngồi một chỗ mà suốt thông mọi hướng, lặng lẽ không lời mà cơ cấu vẫn điều hành. Sự việc đó không phải nói mà không làm được, vì đó là việc của con người. Con người muốn làm sẽ làm được. Chỉ có thần lực của con người mới khơi dòng đạo mạch đang bị lấp vùi tắc nghẽn trong tâm hồn nhân thế. . .

Thế sự thường tình còn lắm đa đoan, nhưng xét lại từ xưa đến nay có thời nào mà vô sự đâu ! PHẬT, KHỔNG, LÃO cũng vì thiên hạ sự trong thời chiến quốc mà lịch sử ngày nay còn lưu lại và tôn thờ.

Chư hiền đệ muội sanh vào thời mạt pháp mà công phu tu luyện chưa đạt đến chỗ tuyệt diệu vô phương, chỉ còn đạo tâm. Tâm phải kiên trì chuyên nhứt đúng đạo hợp thời để thực hiện việc trước tiên là tạo thế nhơn hòa.

Muốn tạo được thế nhơn hòa, phải vận dụng đạo thời trung. Thế nào là đạo thời trung ?

Là một cuộc vận chuyển vần xây tạo dựng trong thời đó. Thế thì ai vận chuyển vần xây tạo dựng trong thời này ? THƯỢNG ĐẾ và con người hay thiên lý và nhân tâm. Nếu thiếu một trong hai thì cuộc đời sẽ đi đến cơ hủy diệt.

Thời trung còn có nghĩa là tùy thời chấp trung của hàng giác ngộ. "Trung giả thiên hạ chi chánh đạo".

Trung là con đường chánh đạo của thiên hạ, nên người lãnh đạo, hàng sứ mạng thiên ân phải hiểu rõ thời cơ mà nắm lấy cái thế của thời, đem chánh đạo mà giúp cho thiên hạ.

Có thực hiện được thời trung thì mới thực hiện được thế nhơn hòa. Có tạo được thế nhơn hòa thì mục đích tôn chỉ của Đại Đạo mới thực hiện, sứ mạng Tam Kỳ phổ Độ mới hoàn thành. .
. .

ĐẤNG CHÍ TÔN luôn luôn ngự trong tâm thanh tịnh của chư đệ muội. Phật thánh tiên luôn luôn hộ trì, chỉ cần chư đệ muội công phu tu tập cho thật dũng mãnh sáng suốt, dầu đạo pháp ở cấp bực nào cũng có thể tu chứng được.

Chư đệ muội hãy giữ Cao Đài nội tại cho thật vững vàng thì không sợ gì bị sa đọa trầm luân.

Ai chưa xây đắp Cao Đài thì hãy xây đắp. Ai chưa tìm thấy Cao Đài thì hãy tìm thấy. Ai chưa gõ cửa Cao Đài thì hãy gõ cửa, vì Cao Đài là tâm của vũ trụ, là thần, là gốc của con người. Cái có tên mà không tên, vì muôn loài vạn vật ra bởi đó, mà đó không bởi đâu sanh.

Chính tên Cao Đài cũng chỉ tạm mượn để chỉ cái gốc của con người cao quý nhứt mà con người gọi là tâm linh, là nê huờn, là ngọc châu viên giác, liên hoa cung.

Lão phân như vậy để chư hiền đệ muội vững vàng trước sứ mạng hiện hữu của chính mình mà làm tròn trách nhiệm thiên ân.

Xây đắp được Cao Đài nội tại và vào đạo pháp đã có thì đâu đâu cũng là chùa, là thất của chư đệ muội. Mỗi người đều là huynh tỷ đệ muội đồng bào, hà tất phải lo chi đến điều tồn vong đắc thất của hình tướng nữa.

Tuy nhiên, Thiên ý và nhơn tâm hòa hợp thì còn, mà sai thiên ý, loạn nhơn tâm thì mất.


 
Đức Như Ý Đạo Thòan Chơn Nhơn
Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả. / Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn

Nét sử khen ai / Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn

Xây đắp Cao Đài nội tại / Đức Như Ý Đạo Thòan Chơn Nhơn

Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
Thông là nguồn suối tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây