Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Thi văn Đức Bồ Tát trong Kinh Tam Nguơn Giác Thế Nhựt hoành nhị thập kiến giai thì Lục nhựt đạo thành ...
-
Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận ...
-
DẤU ẤN THỨ NHỨT: THƯỢNG ĐẾ LÂM PHÀM BẰNG LINH ĐIỂN KHAI ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DẤU ...
-
Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy tại Thiên Lý Đàn vào lúc Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng 01 ...
-
Huyền Cơ /
Huyền cơ là gì? Có khác với thần cơ ra sao? Tuy cũng là Thần Tiên giáng dạy, mà phương pháp ...
-
Đây trước tiên, Bần Đạo dạy Ban Thường Vụ: Chư hiền đệ là ở cấp lãnh đạo trong Cơ Quan, ...
-
Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, là ...
-
“Mình đã vào Đạo, đã hy sinh rượu ngon thịt béo để trai lạt, đã hy sinh giờ giấc thụ ...
-
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của ...
-
. . . . . Đã Chính Trung thì làm thế nào cho ra Chính, cho phải Trung? Nên “dung ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bần Đạo vừa mới nói đến hướng về mục đích tối cao, ...
-
LUYỆN KỶ /
Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt ...
Xuân Mai st.
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 14/08/2007
Cửu Nương day nữ phái
Cửu Vị Tiên Nương lãnh lịnh Hội Kim Bàn bảo trợ con người, từ lúc hoài thai cho tới chết, rồi cho đến lúc con người đầu thai tái kiếp theo một chu trình kín không ngừng nghỉ, nếu linh hồn chưa qui hồi cựu vị. Đây cũng là một khía cạnh mới mẽ của nền Tân Tôn giáo:
Từ khi Đức Phật Mẫu tạo ra hình hài:"Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh, Càn khôn sản xuất hữu hình".
Thì Nhứt Nương lo chăm sóc hằng ngày. Tất cả linh hồn con người đều tập trung ở Vườn Ngạn Uyển, Nhị Nương lo nuôi sống bảo sanh, Cửu Nương giáo hoá về khoa học, mỹ thuật, văn chương, bá nghệ…, Tứ Nương khai khiếu dạy học, Thất Nương dạy Đạo. Khi qua đời, Tam Nương đưa Thuyền Bát Nhã đến siêu độ khách trần, Ngũ Nương phò trợ cho linh hồn mau đắc đạo, Lục Nương chiêu hồn, tẩy sạch bợn trần, Bát Nương giúp linh hồn tẩy sạch hẳn những việc hữu hình còn đeo đẳng để khoát áo vô vi. Đến Cửu Nương là định sự thưởng phạt hoặc tái kiếp hoặc được Phật Mẫu độ vào "Cung Trí Giác trụ tinh thần" mà "đăng Tiên".
-Theo sách "Công đức Phật Mẫu và Cửu vị Nữ Phật" của Hiền tài Trần văn Rạng:
Để phổ độ 92 ức nguyên nhân và không bỏ sót một ai kể cả hàng Hoá nhân trong các kỳ phổ độ trước còn lại, Hội Kim Bàn đã chia vùng trách nhiệm như sau:
-Nhứt Nương tên Hoàng Thiều Hoa, người Bắc phần VN (phổ độ vùng Bắc phần VN) .
- Nhị Nương tên Cẩm Tú, bà Chúa Chân Lạp ( phổ độ dân Chân Lạp, Cao Miên)
-Tam Nương tên Kim Tuyến, ở cung Diêu Trì (Thiên Mụ) phổ độ miền Trung VN
- Tứ Nương tên Lê Ngọc Gấm, ở Nghệ An (Trung phần), hậu thân là Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (phổ độ giới văn chương khoa bảng ở các thành thị Bắc VN).
- Ngũ Nương tên Liễu Hạnh, ở Nam Định (Bắc phần) : Mẫu Liễu (phổ độ đồng bằng Bắc Phần và Bắc Trung Phần Việt Nam).
- Lục Nương: hậu kiếp tên Hồ Thị Huệ, người Biên Hoà (Nam phần)( phổ độ miền Đông Nam phần).
- Thất Nương tên Vương Thị Lễ, người Chợ Lớn (phổ độ các Thiên sứ và vùng Saigon, Gia Định, miền Đông Nam phần).
- Bát Nương tên Hớn Liên Bạch, ở đời Hán bên Tàu, hậu kiếp tên Hồ Đề ở Bắc phần (phổ độ dân Trung Hoa).
- Cửu Nương là công chúa Ngọc Vạn (con Chúa Nguyễn), hậu kiếp là Cao Thoại Khiết ở Bạc Liêu (phổ độ miền Tây Nam phần).
Việc phổ độ buổi đầu chú trọng nhiều vào Việt Nam, kế đến Campuchia, Trung Hoa và Pháp. Do trên, ta thấy công đức của Đức Phật Mẫu và Cửu vị Nữ Phật vô cùng to lớn.
II-/ CỬU VI NƯƠNG NƯƠNG DẠY NỮ PHÁI:
1.Tại sao nữ phái làm kiếp nữ:
Dân gian xưa nay vẫn thường nói: "Ráng tu để kiếp sao không làm phụ nữ" hoặc "kiếp trước có tội nhiều nên kiếp này phải đầu thai làm Nữ". Quan niệm trên đã ít nhiều ăn sâu vào suy nghĩ của phái Nữ, nhứt là đối với Phụ Nữ đang chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.
Chúng ta hãy đọc lời dạy của BÁT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG dạy tại sao làm kiếp Nữ
(…)Từ xưa đến nay, phận của nữ phái là khuê môn bất xuất, giữ cho đúng Tam tùng cùng Tứ đức, những việc đó các em cũng đã học nhiều rồi, duy lúc Tam Kỳ Phổ Độ nầy, nữ phái lại phải gánh thêm một phần trách nhậm nữa là giáo hóa đàn em nữ phái đi cho kịp cùng nam phái. Các em có biết do đâu mà được vậy chăng? Nguyên do của nó là: Phận làm nữ phái phải lấy tình thương yêu đặng bù vào chỗ loạn ly, bởi lẽ nam phái tuy ngoài mặt đời trên quyền nữ phái nữ phái nhưng về nội dung phải chìu theo ý của nữ phái nữ phái mà tạo nên căn quả. Như vậy là sự máu đổ thịt tan nơi mặt thế nầy là tại nữ phái mà gây nên. Vì cớ Đức Chí Tôn Đạo đã toan phế nữ phái. Các em có nhớ lời Thánh giáo ấy không? Nhờ có Phật Quan Âm quì xin và chịu trách nhiệm dìu dẫn nữ phái để họ chuộc những tội tình xưa bằng cách lập đức, để độ rỗi các chị em của họ. Các em còn muốn cãi lời dạy !!!
...Và để làm một tay phụ sự cho nam phái trên đường chuyển thế, vả lại lúc nầy đã gần mãn kỳ học hỏi của các nguyên nhân, nên Đức Chí Tôn muốn đem về rồi cho xuống học kỳ khác, như vậy phận sự của nữ phái là phải giúp đỡ cho nam phái được trọn trên đường học hỏi. Các em nên hiểu, trong nữ phái có lộn nam phái, mà trong nam phái cũng có lộn nữ phái. Vì sao các em có biết không? Chỉ tại có sự thương yêu được trọn cùng không, mà có sự thay đổi ấy. Nếu nữ phái làm tròn phận sự thì được ân thưởng làm nam phái, đặng cho đủ trí hóa mà lập vị; còn nam phái gây điều nghịch lẫn thì phải chịu đọa làm nữ phái, đặng trả cho rồi nợ thương yêu.
Bổn phận của các em là lấy sự thương yêu đã sẵn có mà giúp cho nhơn loại khỏi điều đau khổ.Các em cũng hiểu rằng: Tình thương của nữ phái nhiều hơn tình thương của nam phái, nhưng phải hiểu cái thương ấy là sao? chớ đừng đụng gì thương đó, là cái nguy hại. Các em có nhớ bài của chị cho nói về sự đầu thai của nữ phái không? Bài đó như vầy:
Thương điên, thương ngốc, thương dại, thương khờ,
Thương chẳng gìn liễu yếu đào thơ,
Thương chẳng kể hẫng hờ thân gái.
Thương bạc tóc hãy còn thương dại,
Thương da mồi còn hãy thương ngu !
Vì kiếp thương chưa đủ công phu,
Nên nay chịu mang câu phụ nữ.
Các em có hiểu không? Hiền tỷ giải cho mấy em hiểu đó là những sự thương cùng dại mà phải làm nữ phái. Bây giờ phải sửa sự thương yêu ấy cho cao thượng, tinh khiết, thì sẽ được đổi ngược lại, chớ chẳng chi.
Thương khôn thương khéo, thương học thương đòi,
Thương phải gìn phận gái phòng khuê,
Thương phải giữ vẹn bề danh tiết.
Thương tô điểm anh thư khí tiết,
Thương học đòi cương quyết liễu bồ,
Thương nam nhi vì gánh đồ thơ,
Thương phận gái còn mơ mộng ảo.
Thương cha mẹ tuân lời dạy bảo,
Thương cho ra trên thảo dưới hòa,
Thương phòng đào giữ vẹn giá hoa,
Thương đừng để phong ba sớm rụng.
Thương gắng giữ mặt đời hữu dụng,
Thương linh tâm phòng hạnh nấu nung,
Thương ái hòa giữ trọn thủy chung,
Thương quốc nạn vẫy vùng độ thế.
Thương luân lý xem thường bỏ phế,
Thương kẻ nàn hòa lệ chia ưu,
Thương muôn nhà còn chịu sầu tư,
Thương cao thượng, chớ như tình thế.[1]
-Còn THẤT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG đã khẳng định:chính vì thiếu sư yêu thương mới đầu thai làm Nữ
(…) Đã hèn lâu chị em vắng dạng vì bổn phận của em phải ở nơi cõi Phong Đô đặng độ rỗi các chơn hồn bị sa đọa, nên chẳng thường đến như chị Bát Nương được. Em cũng thương đoàn nữ phái lắm chớ, nhưng chỉ vì chút bổn phận mà em ít chuyện vãn với mấy em của em. Mấy em cứ tới hầu nghe Bát Nương sẽ luôn luôn giáng dạy.
...Vậy mấy em ráng nhớ tự mấy em phải làm nên gương mẫu trước thì mới mong dìu dẫn được các bạn của mấy em đó. Mấy em phải ráng chịu khổ hạnh trong một thời gian, ví như mấy em đã quên hẳn mình là chính mình. Có vậy mới thâu được kết quả tốt đẹp đó nghe mấy em. Mấy em đừng dòm ra ngoài thế mà se sua thân phận cho thất phận đó nghe.
Mấy em phải coi mình là người của sanh chúng thì mới đặng, phải hy sinh quên mình thì mới trọn lẽ thương yêu. Mấy em cũng nên biết vì thiếu sự thương yêu mà mấy em phải đầu thai làm nữ phái đó.[2]
-Ngay cả ở cõi Âm QuangNữ hồn còn bị luyện tội nhiều hơn Nam hồn bội phần: Ngày 9-4 Giáp-Tuất (1934) THẤT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG đã luận giảng về cõi Âm quang và rất đau lòng cho biết Nữ hồn lại bị luyện tội ở cõi này nhiều hơn Nam hồn
"Thưa cùng mấy chị, em xin nhắc nhở điều nầy: Ngày hội Ngọc Hư đặng lo phương tiếp pháp của Tây Phương Cực Lạc qua, em đã đặng nghe thấy những lời của Ðịa-Tạng-Vương Bồ-Tát than thở rằng: Ngài là Phật, nên khó gần gũi các hồn nữ phái mà khuyến giáo cơ giải thoát mê đồ. Bởi cớ nơi Âm Quang, nữ hồn còn bị luyện tội nhiều hơn nam hồn bội phần. Em lại nghe người ước rằng: Chớ chi có một Ðấng Nữ Tiên dám đảm đương đến phổ tế mới mong tận độ chư vong của Phong Ðô thoát kiếp. Em mới để dạ lo lường cả lòng lẫn ái đến đó; em đã chán thấy nhiều tội tình chẳng trọng hệ, song có hồn chịu sầu thảm lạ thường. Em đã liệu nhiều phương thế cho từ đây mấy chơn hồn có bề dễ tránh khỏi cửaÂm Quang hãm tội. Em nên nói rõ Âm Quang là gì trước đã, rồi thì mấy chị mới hiểu đặng.
Âm Quang là nơi Thần Linh Học gọi là nơi Trường đình của chư hồn giải thể hay nhập thể. Ðại Từ Phụ đã định nơi ấy cho Phật gọi là "Tịnh Tâm Xá" nghĩa là nơi của chư hồn đến đó đặng tịnh tâm, xét mình coi trong kiếp sanh bao nhiêu phước tội. Vậy thì nơi ấy là nơi xét mình. Chớ chi cả nhơn sanh biết xét mình trước khi thoát xác, thì tự nhiên tránh khỏi Âm Quang.
Nói cho cùng nếu trọn kiếp, dầu gây lắm tội tình, mà phút chót biết ăn năn tự hối cầu khẩn Chí Tôn độ rỗi, thì cũng lánh xa khỏi cửa Âm Quang, lại còn hưởng đặng nhiều ân huệ của Chí Tôn, là các chơn hồn đặng tự hối hay là đặng giáo hóa mà hiểu trọn chơn truyền lập phương tự độ, hay là con cái của các chơn hồn cầu rỗi.
Ôi! Tuy hồng ân của Ðại Từ Phụ như thế mà vẫn thấy các chơn hồn sa đọa hằng hà, mỗi ngày xem chẳng ngớt, là tại thiếu kém đức tin và lòng trông cậy nơi Thầy; đó là mấy đạo hữu tín đồ bị thất thệ. Em trông thấy bắt đau lòng, phái nữ lại là phần đông hơn hết.[3]
Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/cuunuongday
[1] Báo ân Từ Đêm 22-10-Canh Dần ( 1-12-1950).
[2] Báo Ân Từ, đêm 9-10-Canh Dần ( 18-11-1950)
[3] Toà Thánh Tây Ninh Ngày 9-4 Giáp Tuất (1934)