Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
"Ta gởi lời này cho tất cả nhân sinh trên cuộc đời đang có, từ dân tộc nghèo đói dốt ...
-
. . .Trở lại với chúng ta, những con người sẽ bước đi trên con đường chí hướng của cô ...
-
Huờn Cung Đàn ,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (24.08.61) ( Vía Trung Nguơn ) U hiển huyền ...
-
Hội ý bài kệ “Nhãn thị chủ tâm” của Đức Chí Tôn, thì Chánh pháp này cũng đặt tại Tâm ...
-
NCBL giới thiệu bài thơ Xuân "Xuân tha phương" và bài họa "Xuân quê cũ" trước thềm Xuân Mậu Tý ...
-
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ II. ĐƯỜNG LỐI và CHỨC NĂNG HÀNH ĐẠO CỦA CƠ QUAN III. MỤC ĐÍCH CƠ QUAN (trích ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bần Đạo vừa mới nói đến hướng về mục đích tối cao, ...
-
Ấn Độ và một số vùng của Nam Á và Đông Nam Á; nhiều học giả Phật học tại các ...
-
Đức Thích Ca Mâu Ni thương xót tất cả chúng sanh. Dưới mắt Phật tuy muôn loài có hình dạng ...
-
CAO thượng bổn nguyên Đạo chí thành , ĐÀI tiền chực rước đám lương sanh. GIÁO minh chơn lý ...
-
Nhân tiết đầu Xuân, mà cũng là đầu năm, muốn nói về Đạo hằng thường trong bốn mùa tám tiết, ...
-
Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...
Đinh Văn Đệ
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Đạo Cao Đài ở Sài Gòn
Nhân kỷ niệm 300 năm Saigon-TP Hồ Chí Minh, một cuộc hội thảo khoa học với đề tài "Saigon-TP HCM 300 năm" đã được tổ chức tại TP HCM trong hai Ngày 18 và 19-12-1998 với sự tham gia của trên 400 nhà khoa học trung ương và thành phố.Một trong những bản báo cáo được Hội nghị đánh giá cao là bài tham luận nói về "đạo Cao Đài ở SàiGòn" của tác giả Đinh văn Đệ (CQPTGLĐĐ). Xin giới thiệu cùng độc giả.
* * *
Khi xây dựng ngành Việt Nam học chắc chắn phải nói tới một "bộ phận"của ngành học mới mẻ này là Sài Gòn học.Trong Sài Gòn học, khách quan mà nói, không thể hiếu mảng nghiên cứu về Cao Đài, một nền tôn giáo bản địa đã có hơn ba phần tư thế kỷ gắn liền với đời sống văn hóa, chính trị, xã hội và lịch sử của Sài Gòn nói riêng hay Nam Bộ nói chung.
Cao Đài, cái tên nghe qua thì tưởng như quen, nhưng xét kỹ lại thì vẫn cứ còn lạ;lạ như những trao đổi thông tin và lạ trong những cách hiểu sai lạc, như Giáo sư Đông phương học Viện Đại học London là R.B.Smith đã từng nhận định:"Hiếm có hiện tượng nào trong lịch sử Châu Á hiện đại lại có thể hoàn toàn bị người phương Tây hiểu lầm như đạo Cao Đài"(1) [R.B.Smith 1970:335] "Few phenomena in the modern history of Asia can have been completely misunderstood by Westerners as the Vietnamese religious (and political) movement known in Europe languages as Caodaism."
Nhưng phải đâu chỉ riêng người phương Tây hiểu lầm! Đã có một thời, do thiếu tư liệu và do hoàn cảnh lịch sử, không ít cái nhìn về đạo Cao Đài lại trực tiếp hay gián tiếp chịu ảnh hưởng của những sách vở do thực dân Pháp thực hiện.Những tài liệu này có sai lạc, xuyên tạc Cao Đài thì cũng không nên ngạc nhiên, vì lẽ thực dân Pháp hơn ai hết, họ sớm biết tinh thần Cao Đài gắn liền truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.Theo một tài liệu của Văn Phòng Bộ Thuộc địa, (2) "Note sur l'activité des partis d'opposition anti-francaise en Indochine".Lưu trữ Quốc gia Pháp, bộ phận hải ngoại, Paris:Vốn mới về Đông Dương, hộp 208, hồ sơ 1568;dẫn lại trong (J.S.Werner 1976: 73-4). Thực dân Pháp đã ghi nhận rằng:"Nông dân theo Cao Đài cũng tham gia phong trào cách mạng do Cộng Sản lãnh đạo năm 1930-31.Các trung tâm khởi nghĩa ở Nam Kỳ - ở vùng châu thổ và ngay phía bắc Sài Gòn - cũng là các vùng tập trung đông đảo tín đồ Cao Đài.
Năm 1928, hai năm trước khi phong trào cách mạng nổ ra, trong nhiều thánh thất Cao Đài ở đồng bằng sông Cửu Long, có treo chân dung các nhà ái quốc chống Pháp như Phan Bội châu và Phan Châu Trinh". (3) (J.S.Werner 1976: 73-4) "Caodaist peasants also participated in the 1930-31 Communist-led revolutionary movement.The centers of the uprisings in Cochinchina-in the delta and just north of Saigon – were also areas of heavy concentrations of Caodaists.In numerous Caodaist temples in the delta, portraits of anti-French patriotic figures Phan Bội Châu and Phan Châu Trinh were found hanging in 1928, two years before the revolutionary movement broke out."Muốn tránh "vết xe cũ", theo Giáo sư Smith, để hiểu đạo Cao Đài, người nghiên cứu cần có một căn bản sâu rộng về tín ngưỡng Trung Hoa và Việt nam, tức là Tam giáo.(4) (R.B.Smith 1970:335-336) "...it is not easy to interpret (Caodaism) correctly unless one is able to relate it to a wider background of Chinese and Vietnamese religious practices."
Nhưng nói như Giáo sư Smith hãy còn rộng quá, cần nói rõ hơn rằng: muốn hiểu sự ra đời của đạo Cao Đài, không thể không hiểu về Nam Bộ đất nước - con người hồi đầu thế kỷ.Thực vậy đạo Cao Đài được khai sáng trong thập niên 20 của thế kỷ XX, tại miền Nam, bấy giờ còn gọi tên là Nam Kỳ, Nam Kỳ Lục Tỉnh.Có thể coi sự ra đời này là một nét đặc thù trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng Nam bộ hồi đầu thế kỷ.Nói đặc thù là đúng theo cái nghĩa mà nhà nhiên cứu Sơn Nam có lần nhận xét rất xác đáng, rằng:"miền Nam có vài sắc thái tôn giáo mà ngoài Bắc, ngoài Trung không có..."(5) (Sơn Nam, 1971:VII)
Nghiên cứu sự ra đời của đạo Cao Đài ở Nam Kỳ, căn cứ theo số ước lượng tín đồ Cao Đài do Thống đốc Nam Kỳ cho biết, trong một báo cáo gởi Toàn Quyền Đông Dương ngày 14-12-1934 (Hồ sơ riêng của Thống đốc Pagès(6) [J.S.Werner 1981: 72] "Estimate of Cao Dai following given by the French Governor of Cochinchina, in a report to the Governor General of Indochina, Saigon, 14 December 1934.Personal Files of Governor Pagès...", Giáo sư Jayne Susan Werner, Viện Đại học Cornell (Mỹ), viết: "Đạo Cao Đài thành lập năm 1925 ở SàiGòn (...).Chẳng mấy chốc sau khi thành lập, nền đạo mới này đã thu hút được tín đồ ở khắp cả Nam Kỳ. Vào khoảng năm 1930, có từ 500.000 tới 1.000.000 nông dân theo Cao Đài, trong lúc tổng số dân có từ 4.000.000 tới 4.500.000."(7) [J.S.Werner 1981:4] "The Cao Dai cult was founded in Saigon in the year 1925 (...).Soon after its founding, the new religion gained a wide following throughout Cochinchina.Five hundred thousand to a million peasants were converted by 1930, out of a total population of 4 to 4.5 million."Trên số liệu này, Giáo sư Werner thừa nhận: "Đạo Cao Đài là phong trào quần chúng rộng lớn xuất hiện đầu tiên ở Nam Kỳ..." (8) [J.S.Werner 1981:15] "Caodaism was the first large mass movement to appear in Cochinchina..."
Giải thích nguyên nhân sự thành công mau lẹ của đạo Cao Đài, người ta có thể cho rằng: do phải sống trong hoàn cảnh chính trị xáo trộn, dân chúng Nam Kỳ muốn tìm một lối thoát cho tâm hồn thông qua tôn giáo, và họ đã đến với Cao Đài. Nói như thế cũng có vẻ phù hợp với bối cảnh chính trị xã hội Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX vốn rất gay go và phức tạp.Nhưng nếu giải thích rằng do hoàn cảnh thời cuộc mà dân chúng Nam Kỳ tìm đến một lối thoát ở tôn giáo, thì tại sao lại là một tôn giáo còn quá non trẻ như đạo Cao Đài, trong lúc ở miền Nam lúc ấy chẳng phải thiếu các hình thức tôn giáo khác?
Xét như vậy, có thể thấy rằng: nếu chỉ nhìn thấy sự thành công của Cao Đài lúc khai nguyên đơn thuần qua lăng kính chính trị thì phải chăng thiếu toàn diện? Có lẽ người ta cần thiết tìm hiểu thêm vấn đề ở các góc cạnh khác, chẳng hạn như về phương diện tâm linh.
Đặc điểm đời sống tín ngưỡng Nam Bộ trước khi đạo Cao Đài ra đời là gì? Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, "Việc thờ phượng Quan Công, thờ Phật, việc tin tưởng vào chư tiên, chư thánh đã có sẵn từ lâu ở miền Nam..."(9) [Sơn Nam, 1971:45] Ở đây ta hiểu rằng Sơn Nam muốn nói tới sắc thái tín ngưỡng bình dân trong quảng đại quần chúng. Khi nhận xét về "giới bình dân đông đảo ở nông thôn và lớp nghèo thành thị", Sơn Nam thấy rằng họ đã "xây dựng một nếp sống tinh thần khá ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa huynh đệ làm trọng, sống chết có nhau, giữ trung cang nghĩa khí lúc khó khăn, hiếu động.Đúng là nếp sống tinh thần kết tinh đạo Phật, Lão, Khổng."(10) [Sơn nam.1971:VI]
Có thể Sơn Nam chỉ mới phản ánh không khí tín ngưỡng dân gian.Thực ra giới trí thức ở thành thị cũng không kém.Theo phúc trình "Le Caodaisme", (11) [Lalaurette 1932]của Thanh tra Chánh trị và Hành chánh Sự vụ Lalaurette, người ta biết rằng vào đầu thập niên 20, giới trí thức Sài Gòn rất quan tâm tìm hiểu việc thực hành giao tiếp với cõi siêu hình. Họ đọc các sách chữ Pháp của hội Thông Thiên học, chủ yếu là các sách của Allan Kardec, Flammarion, Blavatsky, Annie Besant, Olcott...Thanh tra Lalaurette ghi lại nhận xét của một chủ quận hồi ấy về sự kiện này: "Toàn cõi Nam Kỳ trong những năm 1924 -1925 lan tràn làn sóng thông linh học".(12) [Lalaurette 1932] "Une véritable vague de spiritisme sévissait en 1924-1925 dans toute la Cochinchine"
Tóm lại, nghiên cứu của Sơn Nam và báo cáo của Lalaurette đã cho thấy Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ đã là mảnh đất "màu mỡ" cho một hột giống tín ngưỡng tổng hợp Tam giáo và cũng là một "mặt bằng" sôi động cho những thực nghiệm siêu hình.Mà đạo Cao Đài lại có sẵn hai yếu tố đó:
1)Phương tiện thông công của Cao Đài bằng cơ bút đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và thực nghiệm siêu hình của dân chúng, cả trí thức lẫn bình dân.
2)Ngay khi hình thành, nền tôn giáo này đã sớm đề xướng tinh thần Tam giáo đề huề: rất phù hợp với đặc trưng tín ngưỡng dân gian Nam Bộ. Trong ấn phẩm đầu tiên của đạo Cao Đài nhan đề "Phổ Cáo chúng sanh Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ", Sài Gòn: nhà in L'union, 15-10-1926, 14 tr, người ta thấy ngay ở bìa 1 là hình đức Phật Thích Ca, đức Khổng Tử và đức Lão Tử ngồi bên nhau.
Thế nên dễ hiểu vì sao mà đạo Cao Đài vừa mới bắt đầu truyền bá từ Sài Gòn đến Lục Tỉnh (1926), thì số tín đồ đã qui tụ rất mau và rất đông.
Cũng có thể giải thích sự thành công này ở phương diện khác. Trước số lượng rất đông dân chúng theo Cao Đài, Giáo sư Jayne Susan Werner coi tôn giáo này như một phong trào quần chúng hồi đầu thế kỷ, bà viết:"Về phương diện tổ chức, đạo Cao Đài là phong trào quần chúng đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam , và có thể coi điều này là hệ quả của những thay đổi nhanh chóng ở miền Nam."(13) [J.S.Werner 1981:56] "Organizationally, the Cao Dai was the first mass movement to appear in Viet Nam, and this can be attributed to the rapid changes occuring in the South."
Theo nghiên cứu của Giáo sư Werner, bấy giờ miền Nam có những thay đổi nhanh chóng ở khắp các lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... Tuy nhiên, sự thay đổi quan trọng nhất vẫn là về tư tưởng mà bà Werner gọi là sự thay đổi về ý thức hệ. Tác giả viết: "Dân chúng nhập môn Cao Đài ở quy mô lớn, diều ấy rất có thể đã liên quan tới một vấn đề lớn hơn, đó là sự thay đổi về ý thức hệ" (14) )[J.S.Werner 1981:11] "Large-scale religious conversion is most likely linked to the broader question of ideological change."(...) "Rõ ràng ý thức hệ Cao Đài là một yếu tố quan trọng để tôn giáo này thu hút tín đồ nhanh chóng." (15) [J.S.Werner 1981:11] "Yet the ideological character of Caodaism obviously was an important factor in its appeal and the rapid following the movement gathered"
Về vấn đề này, Giáo sư Werner tỏ ra tâm đắc với ý kiến của Giáo sư Trần văn Giàu, người đã trả lời phỏng vấn của bà ngày 03-01-1974 tại Hà Nội. Bà viết:
"Rõ ràng ý thức hệ là yếu tố quan trọng trong sự ra đời của đạo Cao Đài. Như [Giáo sư] Trần Văn Giàu đã nhận xét: "Đạo Cao Đài có được điều gì đó dành cho mọi người". Sự tổng hợp khéo léo truyền thống Tam giáo và sự diễn giải rõ ràng, đúng đắn truyền thống Tam giáo không những tạo ra hấplực văn hóa mãnh liệt mà còn thu hút được phong trào kháng chiến [chống Pháp] gắn liền với truyền thống này (...).Nền cai trị của Pháp nghèo nàn về ý thức hệ, cùng với hoàn cảnh kinh tế và xã hội tuyệt vọng, đã tạo ra một môi trường văn hóa thuận lợi cho một phong trào như là đạo Cao Đài." (16) [J.S.Werner 1981:56] "Ideological was obviously an important factor in the rise of the Cao Dai.As Trần Văn Giàu suggested to the writer, 'The Cao Dai had a bit of something for everybody.'Its skillful synthesis and new formulation of the Tam giáo tradition not only offered great cultural appeal but it grew on the still vital protest movement associated with this tradition.(...)The ideological poverty of French rule, along with desperate social and economic conditions, created a cultural milieu propitious for a movement like Caodaism."
Như vậy, Giáo sư Werner đã chỉ ra một yếu tố góp phần cho sự ra đời và sớm thành công mau lẹ của đạo Cao Đài, đó là:" chế độ thực dân nghèo nàn về ý thức hệ, cùng với hoàn cảnh kinh tế và xã hội tuyệt vọng".Để dễ hình dung điều này, ta thử tham khảo vài số liệu ghi nhận về khoảng giữa thế kỷ XX, từ đó cũng có thể suy ra tình hình miền Nam hồi đầu thế kỷ:
- Năm 1940: cả nước có 90% dân số mù chữ (17) Võ Nhân Trị, Croissance économique de la Republique Démocratique du Vietnam...Hà Nội:Editions en langues étrangères, 1967, p.81;dẫn trong [J.S.Werner 1976:23
- 1940 -1949: tiệm hút á phiện nhiều gấp 10 lần trường học.(18)
- 1941: ở Đông Dương có tới 20.852 nhà tù; nhưng chỉ có 5.656 trường học.(19)
Trở lại với mối quan hệ giữa Cao Đài và Tam giáo. Ta thấy rằng: Cao Đài đến không phải để thay thế Tam giáo; vì nếu thay thế Tam giáo thì Cao Đài đã không phù hợp với tâm lý tín ngưỡng miền Nam, như Sơn Nam đã nghiên cứu.(20)Cho nên Giáo sư Werner thấy rằng trong ý thức hệ Cao Đài vẫn còn các yếu tố Tam giáo: "...đạo Cao Đài đánh dấu một sự thoát ly khỏi tập quán tu hành của Việt Nam khi xưa, ý thức hệ Cao Đài đã rút tỉa ra rất nhiều từ truyền thống và tín ngưỡng Tam giáo rất phổ biến trong xã hội Việt nam nói chung."(21)
Nhưng những yếu tố Tam giáo trong Cao Đài không phải chỉ là một sự lập lại Tam giáo. Nói cách khác, đã có cái gì đó, như là một sự "đổi mới" Tam giáo qua hình tướng tôn giáo Cao Đài.Giáo sư Trần Văn Giàu đã chỉ ra cái mới mẻ đó khi trả lời phỏng vấn (ở Hà nội, ngày 03-01-1974) của Giáo sư Werner.Tác giả viết:
"Giáo sư Trần Văn Giàu lý luận rằng đạo Cao Đài lôi cuốn nông dân mãnh liệt bởi vì Cao Đài có những nổ lực để phát huy, nâng cao Tam giáo lên một tầm vóc mới mẻ về ý thức hệ". (22)(...)" - Giáo sư Giàu cũng lý luận rằng sự tổng hợp Tam giáo một cách mới mẻ trong đạo Cao Đài là độc đáo..." (23)
Ngoài ra, một yếu tố khác phải chú ý là đạo Cao đài quan niệm về Thượng Đế có khác hơn truyền thống tín ngưỡng Á Đông. Bà Werner viết: "Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định rằng quan niệm về Thượng Đế của đạo Cao Đài hoàn toàn không giống với các quan niệm xa xưa."(24)
****
Xưa nay, không phải không có ý kiến cho rằng đạo Cao Đài chẳng có gì mới; thậm chí có người còn cho rằng tôn giáo này chỉ là một sự vay mượn, tập hợp thô thiển theo phép cộng một số yếu tố của đạo giáo khác. Tuy nhiên, qua một vài "trích lục" có tính cách tham khảo như vừa dẫn ở trên, cũng là ý kiến và kết quả nghiên cứu công phu của những nhà khoa học tên tuổi ngoài nước và trong nước, ta thấy ngay rằng vấn đề "cái mới" trong Cao Đài không thể vội vã phủ nhận dễ dãi được.Ấy là ta chỉ mới xét qua về xuất phát điểm hay thời khai nguyên của đạo Cao Đài hồi đầu thế kỷ.
Tính ra, trong 300 năm lịch sử Sài Gòn-Gia Định, thì có non 100 năm lịch sử đạo Cao Đài, đã làm giàu thêm đời sống tinh thần của đồng bào Nam Bộ, đóng góp thêm vào bản sắC văn hóa phong phú của vùng đất mới này. "Từ năm 1975 trở đi, trong nước, số tín đồ vẫn tiếp tục gia tăng đều đặn. (...)Hiện nay, tính pháp nhân của đạo Cao Đài ở Việt Nam đã được Nhà nước công nhận, và đây cũng là một trong những điều kiện rất thuận lợi để đạo Cao Đài ngày một thêm phát triển trong hoàn cảnh một đất nước thống nhất, độc lập, hòa bình..."(25) Tình hình này khiến cho ngày nay, việc nghiên cứu đạo Cao Đài một cách toàn diện và với phong cách mới mẻ hơn cũng là điều cần thiết.
Trong cách nghiên cứu lại đạo Cao Đài, quan điểm về sự xuất phát hay khai nguyên của tôn giáo này rất quan trọng, vì nó sẽ mang đến một thái độ thích hợp để nghiên cứu vấn đề. Có như thế, ta hy vọng rằng trong tương lai không xa, việc nghiên cứu Cao Đài như một tôn giáo bản địa sẽ là một góp phần cụ thể và phong phú cho ngành Sài Gòn học nói riêng, Việt Nam học nói chung, vì dù thế nào chăng nũa, không ai có thể phủ nhận rằng đạo Cao Đài vốn từ cái nôi Sài Gòn, và đây cũng là một tôn giáo của người Việt Nam khai sáng.