Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Chữ Tâm / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Quách Hiệp Long Dịch Pháp Văn)

    CHỮ TÂM Huờn-Cung-Đàn, Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965) Thiện-Tài Đồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt ...


  • Một năm có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Có 8 tiết : Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hè, ...


  • “ . . .Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch ...


  • “Nhân bản có sáng chói, con người mới cảm thấy mình là con người. Hãy tạo thế nhân hòa ! Hãy ...


  • Vol. XXXIII Part II 1970 BULLETIN OF THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES UNIVERSITY OF LONDON Published by THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES


  • Tất cả vũ trụ vạn hữu là một trường dịch hóa miên miên bất tuyệt, sinh động vô cùng. Nên ...


  • Giới khẩu kinh / Thánh giáo Đức Vân Hương Thánh Mẫu

    GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...


  • Sự bình an thật / Đức Gia Tô Giáo Chủ

    Đức Gia Tô Giáo Chủ dạy tại Thánh Thất Bàu Sen vào ngày 24-12-1971


  • Lịch sử thánh thất Paris / Quách Hiệp Long

    LỊCH SỬ THÁNH THẤT PARIS Ghi lại lịch-sử thành-lập Thánh-Thất Cao-Đài Paris là để tưởng-nhớ đến những người tiền-phong đã không ...


  • Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải ...


  • Tam giáo trong Cao Đài / Dũ Lan Lê Anh Dũng

    Với sự xuất hiện của Cao Đài tại cái nôi Việt Nam, không chỉ Tam Giáo truyền thống được phát ...


  • Kiếp người / Đức Bát Nhã Thiền Sư & Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

    Đức Bát Nhã Thiền Sư & Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Minh Lý Thánh Hội & Huờn ...


26/01/2006
Sưu tầm - Tuổi Trẻ Online 25-01-06

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Những lốt chân ngựa Thánh Gióng

TTXUÂN - Cứ mỗi lần có dịp qua vùng Quế Võ (Bắc Ninh), khi đi vào quãng đường quen thuộc, tôi không sao kìm được nỗi khát khao thôi thúc phải cố nhìn kỹ, cố đếm lại những "lốt chân ngựa Thánh Gióng". Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, cụ Nguyễn Đổng Chi còn ghi: "Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy còn mang cái tên là làng Cháy".

Tạc vào đất nước, hằn dấu ấn của bản lĩnh quật cường trên từng cánh đồng, dưới mỗi mái nhà tranh, trong những ngôi đền cổ, để lắng đọng sâu kín trong đời sống tâm linh, trong tâm tưởng nghĩa tình dân tộc. Tôi hiểu đó là văn hóa, là cốt lõi của văn hóa dân tộc.

Vùng Kinh Bắc là đất của huyền thoại, cái nôi của văn hóa, không đợi phải có cái tài hoa của nhà thơ nọ đã làm sáng lên "hồn dân tộc cháy bừng trên giấy điệp" trong nét vẽ của "tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong" mới hấp dẫn tôi. Nhưng quả thật, tôi cám ơn chất tài hoa đã khơi gợi sự liên tưởng giúp gọi dậy trong tôi cảm thức muốn được sống lại trong những hoài niệm, muốn được thăng hoa từ những dấu ấn của huyền thoại đang hiển hiện sống động đến lạ lùng kia, để cảm nhận cho được cái hồn dân tộc vừa xa xôi trừu tượng, vừa thật gần gũi sâu lắng ấy.

Hãy tin ở huyền thoại! Nếu thật rành rẽ ra, người ta sẽ phân biệt thần thoại với truyền thuyết, truyện cổ tích. Nhưng tôi đâu có bàn chuyện nghiên cứu. Tôi chỉ muốn tự tìm cho mình, tự dạy mình một cách nghĩ, cách cảm nhận, đặng lưu giữ và làm ấm sáng mãi niềm tin vào nguồn mạch vô tận của sức mạnh văn hóa dân tộc, cội nguồn của cái đã làm nên Việt Nam hôm nay.

Đành rằng có thực mới vực được đạo. Nhưng tôi vẫn tin rằng một xã hội chỉ biết có giá trị vật chất không thể là nơi con người có thể tìm thấy hạnh phúc. Có thể bằng lòng với những con số GDP rất chi là cần thiết và quí báu, nhưng đừng quên trong đó cũng có thể hàm chứa khả năng lừa mị dễ xoa dịu những bức xúc của sự xuống cấp đạo lý xã hội, của mối quan hệ giữa người và người xấu đi. Xã hội ấy sẽ thiếu vắng cái "hùng tâm tráng khí" dẫn dắt nhịp sống tinh thần của lớp trẻ. Thiếu cái đó, e rằng rồi ra sẽ thiếu những điều rất lớn, có khi là thiếu tất cả!

Những lốt chân ngựa Thánh Gióng không phải nhằm bước theo lối mòn, người đi sau giẫm lên dấu chân của người đi trước để dẫn đến thảm họa, vì con đường mòn đó không có lối ra trong một thế giới đầy biến động với những bước đột phá mà mọi sự dự đoán đều không chắc chắn. Thời đại đã thay đổi. Không có một bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước. Những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Vì thế, sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như trong hành động phải là phẩm chất hàng đầu của con người Việt Nam đang sống trong thế kỷ 21.

Chúng ta có quyền tin ở huyền thoại để viết nên những huyền thoại mới trên mảnh đất thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của ông cha ta để lại.

 
Sưu tầm - Tuổi Trẻ Online 25-01-06
Những lốt chân ngựa Thánh Gióng / Sưu tầm - Tuổi Trẻ Online 25-01-06

Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
Có vui mới thấy đạo say mùi,
Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây