Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam Tuất thời, 30 tháng Chạp Giáp Dần (10-02-1975) THI ĐÔ  thành nhộn ...


  • TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

    Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng ...


  • Bài đã được xuất bản.: 21/08/2010 06:00 GMT+7 Mùa Vu Lan lại về! Cái lạnh buốt giá của mùa đông như ...


  • Sống Đạo / Huệ Chơn

    Cửa đạo luôn luôn rộng mở, hay nói một cách khác, ngưỡng cửa tôn giáo lúc nào cũng sẵn sàng ...


  • Thầy là ai ? / Quách Hiệp Long

    "Muốn sửa lòng, ngắm lòng Từ Phụ, Tu thân nhìn vũ-trụ là thân. Thái sơn, biển cả, vi trần, Tình thương chứa đựng ...


  • Chân truyền giáo huấn về con đường Tu cứu độ cửu huyền thất tổ được tóm lược qua lời của ...


  • Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo ...


  • KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập

    Đặc biệt , đối với Nữ phái, thánh nhân thường dạy Đạo Khôn phù hợp với Âm tính mềm mại, ...


  • SOUFISME / Nguyễn Ngọc Châu

    Soufisme (Sufism) là kinh sách dạy về Nội giáo(esoterism) của Hồi giáo (Islam) Dưới đây là bài viết khái lược về ...


  • Những năm gần đây, dư luận thế giới rất sôi nỗi về “Thuyết âm mưu”. Những “thế lực” vận dụng ...


  • Điểm tô Đạo Trời về mặt hình tướng là làm sáng danh Thầy, danh Đạo về mặt hình thức bằng ...


  • Le Tao / Nguyen Ngoc Chau

    L’histoire dit que l\'empereur Fo-Hi regarda le Ciel, puis baissa les yeux vers la Terre, en observa les particularités, considéra ...


11/05/2004
Thuần Chơn

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Nhị Xác Thân

Người tín đồ Cao Đài có hai quyển Kinh Tổ là "Thánh Ngôn Hiệp Tuyển" của Hội Thánh đầu tiên xuất bản và "Đại Thừa Chơn Giáo" do Đàn Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi xuất bản, trong đó Đức Cao Đài Thượng Đế và chư Phật Tiên dạy đạo lý rất đầy đủ từ Ngoại Giáo Công Truyền (Phổ độ) đến Nội Giáo Tâm Truyền rất dồi dào, đầy đủ vì quyển sau (1936) bổ túc cho quyển trước (1926), 10 năm sau khi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khai minh vào Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) tại Thánh Thất (Chùa) Gò Kén ở Tây Ninh.

Với bài này, chúng tôi trình bày mục Nhị Xác Thân qua các lời dạy của Thầy nơi Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Đại Thừa Chơn Giáo.

Nơi trang 26, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy có dạy :

" Ngọc Đầu Sư khả tu truyền pháp, thuyết Đạo. Kẻ nào trai giới đặng mười ngày đổ lên, thọ bửu pháp đặng.
Chư Môn Đệ phải trai giới. Vì tại sao?  Chẳng phải Thầy còn buộc theo cựu luật, song luật ấy rất nên qúy báu không giữ chẳng hề thành Tiên Phật đặng.

Thầy cắt nghĩa :
Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.

Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh Khí Thần mà luyện thành.

Nó nhẹ nhàng hơn không khí.  Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc đạo mà có Tinh Khí, không có Thần thì không thế nhập mà hằng sống đặng.

Còn có Thần mà không có Tinh Khí thì khó hườn đặng Nhị Xác Thân.

Vậy ba món báu phải hiệp mới đặng.

Nó vẫn là chất, tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong khí Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn Thần buộc phải tinh tấn, trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài Càn Khôn đặng.

Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng.

Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn Thần tinh khiết.

Nếu như các con còn ăn mặn luyện đạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng?

Như rủi bị hườn, thì đến khi đắc đạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d’électricité) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc "Nhân Tiên" thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.

Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện đạo."


Với Thánh giáo này, ngay từ buổi mới Khai Đạo, Thầy cũng đã dạy truyền pháp cho kẻ nào trai giới đặng 10 ngày trở lên và muốn luyện đạo phải trường trai mới đặng . Luyện đạo là luyện tam bửu Tinh Khí Thần để tạo một Nhị xác thân. Xác thân thứ hai thiêng liêng vô hình (périsprit) ngoài xác thân nhục thể hữu hình của chúng ta. Hơn nữa Tân luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chương Tịnh Thất có định nghĩa là nhà thanh tịnh để cho các tín đồ vào mà tu luyện và ghi 8 điều lệ nghiêm chỉnh để tịnh viên phải tuân theo kỷ luật tịnh trường.

Người môn sanh Cao Đài cần tu luyện là mong giải thoát kiếp luân hồi đọa lạc trần ai khổ lụy này, mà đó chính là mục đích tối yếu của việc tu hành. Đức Thượng Đế mở Đạo Kỳ Ba để độ rỗi các bực nguyên căn còn sa đọa và Thầy hứa tái lập đời Thượng nguơn Thánh đức cho nhơn loại được hưởng sau Hội Long Hoa lọc thánh phân phàm.

Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, trang 173, Thầy dạy về Giới tửu (18.1.1927) Bính Dần, Thầy cũng nhắc lại về Nhị Xác Thân, như sau :

" Thầy nói cái Chơn Thần là Nhị xác thân các con, là khí chất (le sperme), nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy, nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa xuất nhập của nó là mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi Hộ ; nơi ấy Hộ Pháp hằng đứng mà gìn giữ chơn linh các con. Khi luyện thành đạo, đặng hiệp một với khí, rồi mới đưa thấu đến Chơn Thần, hiệp một mà siêu phàm nhập thánh".

Như vậy, người tín đồ Cao Đài dầu ở chi phái nào siêng tu luyện là không sái chơn truyền của Thầy từ buổi sơ khai, miễn phải được bực Minh Sư truyền pháp, được Ơn Trên hướng dẫn. Nếu vào Đạo chỉ biết cúng kiến, tụng kinh mà không lo tu tâm dưỡng tánh, lập đức bồi công và luyện đạo để giải thoát linh hồn thì có ích gì . Miễn hành giả đừng dục vọng mong thành Tiên Phật, ham luyện đạo mà khinh thường việc làm công quả, trợ nghèo giúp khổ cho đồng bào, không lo tu tâm luyện tánh thì việc đắc đạo khó thành. Hành giả phải hành đủ tam công tức là công quả, công trình, và công phu thì kết quả mới viên mãn. Ơn Trên thường bảo không có vị Tiên Phật nào thành được mà thiếu một trong Tam công.

Đại Thừa Chơn Giáo ở trang 178, Thầy có dạy về Nhị Xác thân :

"Ngoài cái giả thân này, còn một cái chơn-thân khác nữa. Chơn-thân ấy là chi? Là nhị xác thân vậy. Cái xác thân ấy mới vững bền muôn kiếp, sống mãi bằng Trời, không tử, không sanh, không thêm, không bớt. Luyện đặng cái chơn thân này thì trường sanh bất tử, khỏi chịu quả báo luân hồi, đời đời kiếp kiếp an hửơng vui chơi nơi Bồng-lai Tiên-cảnh.Ấy là Chơn Nhơn vậy.

Thầy thấy người đời hằng lầm tưởng cái giả thân ( Nhơn thân) nầy tu luyện đặng cầu bất tử, trường sanh. Khờ lắm thay!  Dại lắm thay ! bởi câu-chấp mà sa mãi tội tình, trầm luân muôn kiếp. Cái xác thân nặng nề, nhơ bẩn thúi tha này còn ham hố làm chi ? cái điểm linh hồn bị mang xác thịt này chẳng khác như bị núi Thái Sơn dằn chận. Cái điểm linh hồn ngày nào bỏ đặng xác thân này thì chẳng khác chi để gánh Thái Sơn xuống vậy.

(...)

Linh hồn ra khỏi xác thân này thì mừng vui khôn xiết, khoái lạc vô cùng. Những linh hồn còn nặng nghiệp quả tiền khiên phải chịu vâng theo Tạo Công sai khiến, mượn xác thịt lập công, trả rồi nghiệp quả. Những Phật Tiên ngày trước cũng dùng điểm linh quang giáng thế, mượn xác thịt mà luyện đạo. Lấy nguơn khí nguơn tinh hiệp cùng nguơn thần tạo nên Tiên Phật. Có nhị xác thân thì từ đó sấp sau mới là có thứ ngôi địa vị, chớ điểm linh quang là một cái yếng sáng mà thôi, nhưng cũng biết linh thông biến hóa."

Ở trang 149, Thầy cắt nghĩa hai chữ Tu Luyện như sau :

"Chữ TU là gì ?

Tu là bồi bổ tinh khí thần cho đầy đủ, đức tánh cho hoàn toàn, bỏ nhơn dục tầm đường Thiên Lý thuận mạng, giữ thanh tịnh ôn hòa, chỗ nào sứt mẻ hư hao thì tô bồi cho đầy đủ.

Chữ LUYỆN là gì ?

Luyện là trau giồi cho sáng suốt hoàn toàn, giũa mài, rèn đúc cho trơn tru khéo léo.

Tu mà không luyện chẳng khác chi một cục sắt không rèn làm sao thành một món khí giới ? Luyện là RÈN, thì chẳng khác nào một cục sắt đó còn đương vô dụng. Luyện nó phải nướng cho nó cháy, rồi đập giũa, cạo, gọt, rèn, đúc mới thành cái khí giới. Người tu cũng thế.

Muốn cho huệ mạng tròn đầy sáng suốt thì cần phải phanh luyện,mài giũa ngày đêm cho thành Kim Thân, Phật Tử. Ấy là phương pháp tu luyện.

Các con khá biết rằng Thầy hằng nói : Thầy là các con, các con tức là Thầy Có Thầy mới có các con, mà có các con rồi mới có chư Tiên, Phật, Thánh, Thần; thì người là "tiểu thiên địa". Điểm linh quang nào muốn tạo Phật tác Tiên cũng phải đầu thai vào thế giới hữu hình Vật Chất : Dầu cho một vị Đại La Thiên Đế giáng trần đây không tu luyện cũng khó mong trở lại.

Điểm LINH QUANG là gì ?

Là một cái yếng sáng mà thôi. Thái Cực là một "Khối Đại Linh Quang" chia ra, ban cho mỗi người một "điểm tiểu linh quang", khi đầu thai làm người.Đến chết điểm linh quang ấy quay về hiệp nhứt với "Đại Linh Quang".

Các con có rõ hai chữ THIÊNG LIÊNG chăng ?

Thiêng Liêng là nối tiếp theo. Hễ kẻ nào tu đắc đạo cũng phải chịu dưới luật riêng cơ pháp.

Trời ban cho mỗi người một điểm linh quang ( nguơn thần) Điểm linh quang ấy phải đầu thai xuống thế giái hữu hình vật chất nầy mượn xác phàm tu luyện mới thành Tiên đắc Phật. Nhờ có cái xác phàm nầy mới thành Đạo mà tạo Phật tác Tiên, tiêu diêu cảnh lạc. Tại sao vậy ?

Tại tuy có nguơn thần mà không có nguơn tinh, nguơn khí thì làm sao tạo thành Nhị xác thân ? Nguơn thần là dương , nguơn khí là âm. Đạo phải có âm dương mới sản xuất Anh nhi tạo thành Xá Lợi.

Mượn cái xác phàm này mà lấy nguơn tinh: khí, huyết, rồi luyện nguơn tinh cho thành nguơn khí thì tinh Hậu Thiên trở lại Tiên Thiên.

Luyện nguơn khí là nuôi lấy nguơn thần cho sáng suốt. Dầu cho vị Phật Tiên nào cũng vậy, phải chịu đầu thai vào thế giới vật chất luyện cho thành Thánh Thai Phật Tử mới về ở thế giái hư linh, chớ đừng nói trong hàng Phật, Tiên đắc đạo mà không tu luyện theo pháp này, thì làm sao thành chánh quả !!!

Phép luyện đơn chẳng chi lạ. Hễ muốn tạo thành Thánh thai phải dụng công phu nghịch chuyển pháp luân thì thành Thánh, còn thuận hành nhơn dục thì là vi phàm."
 
Thuần Chơn
Diệt trừ niệm lự / Thuần Chơn

Tánh Mạng Song Tu / Thuần Chơn

Nhị Xác Thân / Thuần Chơn

Chơn nhơn / Thuần Chơn

Thiên Địa Chi Tâm / Thuần Chơn

Tà thần thấy người đang dục vọng,
Đã tu hành còn mộng mị huyền,
Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây